Những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng gắn liền với các tác phẩm văn học địa phương được giảng dạy trong nhà trường như di tích đền Đuổm được giới thiệu qua tác phẩm “Sự tích đền Thượng núi Đuổm” [38]. Trong sự tích có viết khi Dương Tự Minh đã về già, ông làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân. Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm. Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ mà lập đền thờ trên núi Đuổm. Trong khi dựng đền, người ta xẻ một cây mít làm đơi, đem một nửa cây thả xi theo dịng sơng Cầu. Tấm gỗ mít trơi đến vùng Hà Châu thuộc huyện Tư Nơng tức Phú Bình bây giờ thì khơng trơi đi nữa. Ở Hà Châu nhân dân biết chuyện cũng lập đền thờ, gọi là đền Hạ để phân biệt đền Thượng núi Đuổm. Người xưa cịn có câu: Thượng Đu Đuổm, Hạ Lục Đầu Giang. Vì lịng tơn kính của nhân dân mà Dương Tự Minh đã được thần thánh hóa trong những truyền Chiếc áo tàng hình, Sự tích ao Chng Lăn, Sự tích Giếng Dội cùng với “Sự tích đền Thượng núi Đuổm”. Lễ hội đền Đuổm được diễn ra bắt đầu vào ngày mùng 6 đến mùng
khơng khí vui tươi, phấn khởi, đồn kết như là sự ghi nhớ, tiếp nối những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc, tri ấn ngưỡng vọng về một vị danh tướng, một phò mã áo chàm nổi danh trong lịch sử hào nước nhà
“Tướng giúp đất Việt, thánh trung hưng,
Tiếng dậy nước Nam, thần bậc nhất”.
Trong tâm thức dân gian: Truyền thuyết núi Đuổm và Dương Tự Minh ln in đậm trong lịng nhân dân Phú Lương hôm nay và lưu truyền cho mn đời con cháu mai sau. Vì vậy, cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương và du khách thập phương gần xa lại tụ hội dưới chân núi Đuổm để tri ân ngưỡng vọng về một vị danh tướng, một phò mã áo chàm nổi danh trong lịch sử nước nhà và cầu mong Đức Thánh Đuổm ban cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Ngày nay, đền Đuổm là cụm cơng trình kiến trúc, tín ngưỡng, văn hóa tâm linh, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
“Quan Triều đầu thánh thiên thu thái
Động Đạt giáng thần vạn cổ thanh” (Quan Triều sinh thánh ngàn năm thịnh Động Đạt giáng thần vạn thủa xanh)
(Sự tích đền Thượng núi Đuổm)
Các truyền thuyết về Dương Tự Minh đều được nhân dân hư cấu bằng trí tưởng tượng phóng khống, các tình tiết khơng có thật mà như thật nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên quanh vùng núi Đuổm; đồng thời tô đẹp thêm những phẩm chất của Dương Tự Minh và công chúa Thiều Dung, mặt khác cũng để tôn vinh người anh hùng này. Đó là cách thể hiện chung của truyền thuyết thời xưa.
Ngồi ra cịn có rất nhiều những di tích văn hóa được phản ánh qua các tác phẩm văn học như di tích núi Văn, núi Võ gắn liền với “Sự tích núi Văn núi Võ” một tác phẩm văn học địa phương tiêu biểu về người anh hùng Lưu Nhân
Chú. Tác phẩm “Tể tướng Lưu Nhân Chú” của Hồ Thủy Giang cũng viết về người anh hùng Lưu Nhân Chú - người con của mảnh đất Thái Nguyên trong công cuộc chống giặc Minh xâm lược ở nước ta thế kỷ XIV - XV. Lưu Nhân Chú mang thân phận dòng dõi, từ nhỏ đã vừa tài nghệ cao cường vừa mang tư chất kẻ sĩ, không chịu cúi đầu hàng giặc để hưởng vinh nhàn mà âm thầm nung nấu chí lớn, cũng khơng phải là kẻ võ biền chỉ biết đụng tay mà biết nhìn rộng nghĩ sâu. Nhìn giặc tung hồnh gieo tội ác cho dân làng, sau khi kĩ lưỡng và tinh tường để suy xét và lựa chọn đường đi nước bước. Là một người nhạy cảm trước lịch sử, Lưu Nhân Chú đã nhận thức được rằng: các cuộc dấy binh ở Thái Nguyên khi ấy cịn lẻ tẻ và non yếu, lại chưa có người chủ mưu lãnh đạo nên liên tục thất bại. Lúc bấy giờ, Lưu Nhân Chú đã đề xuất với cha về việc hành hương vào đất Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng. Từ đó Lưu Nhân Chú quyết chí phụng sự Lê Lợi lo nghiệp lớn, đánh tan quân giặc, giành lại tự do cho dân tộc. Trong nhiều trang sử thời nhà Lê, nhà Nguyễn đều có những dịng ghi chép về Lưu Nhân Chú, vị tướng tài ba của nghĩa quân Lam Sơn. Trên mảnh đất quê hương ông, những núi, những đồi từng gắn bó với thời trai trẻ của ơng đã trở thành những di tích lịch sử hấp dẫn du khách trong đó có Núi Văn, núi Võ. Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Núi Văn – Núi Võ nằm dưới chân dãy Tam Đảo, thuộc hai xã Vân Yên và Kỳ Phú, cách huyện Đại Từ 10km về phía nam và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 30km về phía tây. Núi Văn là ngọn núi đá vơi cao hơn trăm mét, từ phía đơng nhìn lại núi trơng tựa hình chiếc mũ cánh chuồn của quan văn ngày xưa, có lẽ vì thế nên núi được gọi là núi Văn. Lưng chừng núi có hang rộng và sâu, mùa hè rất mát mẻ, dễ chịu. Tương truyền hang núi Văn là nơi những ngày đầu từ Thanh Hóa trở về tướng quân Lưu Nhân Chú đã hội họp để luận bàn việc nước. Cách núi Văn khoảng 1km về phía Đơng là núi Võ. Đây là khối núi đá vơi, nhìn từ xa rất giống hình mũ trụ của quan võ. Phía Đơng và phía Bắc núi đều có hang, tuơng truyền dây là nơi luyện tập đánh trận của nghĩa quân theo Lưu Nhân Chú. Tại đây, có các
di tích: Núi Võ (núi đá, trơng tựa mũ trụ của quan võ), núi Văn (núi đá, trông tựa mũ cánh chuồn của quan văn), núi Quần Ngựa, núi Xem, núi Cắm Cờ, đầm Tắm Ngựa, cánh đồng Tràng Dương, suối Duyên… gắn với tên tuổi của Lưu Nhân Chú, Lưu Trung, Phạm Cuống - những danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh ở thế kỉ XV. Dưới chân núi Võ và núi Văn đều có đền thờ Lưu Nhân Chú. Lễ hội núi Văn - núi Võ mở vào ngày mùng 4 tết Nguyên Đán hàng năm, thu hút rất đông khách thập phương về dự hội.