Các nhà thơ dân tộc Tày đều mang trong mình niềm tự hào sâu sắc đối với những nét đẹp văn hóa của dân tộc nhưng mỗi nhà thơ lại có một sự ưu ái đặc biệt đối với một nét đẹp nào đó. Cùng là người dân tộc Tày nhưng nếu như Võ Sa Hà ấn tượng bởi núi, trăng, đá, sơng suối... thì Ma Trường Ngun lại bị ấn tượng bởi nét đẹp của nhà sàn với những hoạt động sinh hoạt, những vật dụng liên quan. Ma Trường Nguyên sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Định Hóa - Thái Nguyên. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Tày ở Thái Ngun. Do đặc điểm địa hình rừng núi, có nhiều thú dữ và cũng do nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày mà người Tày ở đây sống trong những ngơi nhà sàn, muốn lên đến nhà thì đều phải leo lên một cầu thang khá cao, sàn nhà cũng nằm cách mặt đất một khoảng và được giữ chắc bởi các cây cột trụ ở các góc. Nhà sàn chính là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh hoạt của con người và cũng là nơi khởi nguồn cho mọi thứ tình cảm.
Nhà sàn vốn là một trong những nét đặc trưng cho văn hóa của dân tộc Tày. Có lẽ mỗi chúng ta dù không phải là người Tày, không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của dân tộc Tày nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin chúng ta cũng được biết rằng nhà sàn của dân tộc Tày được làm từ gỗ. Nhưng chúng ta chỉ biết có thế chứ khơng thể hình dung ra, khơng thể biết rằng người Tày đã mất bao nhiêu cơng sức, truyền vào đó biết bao nhiêu tâm huyết, tình cảm và nhà sàn có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn mỗi người Tày. Bằng ngơn ngữ thơ của mình, Ma Trường Ngun đã giới thiệu rất tỉ mỉ chất liệu cũng như công đoạn để làm ra một ngôi nhà sàn. Nhà sàn của gia đình ơng được dựng lên bởi chính bàn tay cần mẫn, khéo léo của cha ơng, nó chứa đựng biết bao nhiêu tâm huyết, tình cảm của cha trong tác phẩm “Con về quê núi”[30]:
“Tiện cây bố chặt làm nhà
Làm lọ hoa gốc nghẹ già cho con Đục cây bố chạm trăng trịn
Có thêm ngọn lửa chập chờn chiều sương Nét cong xinh xẻo cánh buồm
Thuyền ra khơi giữa biển rừng xanh lơ Đêm con nằm đẹp giấc mơ”
Không chỉ đề cập đến chất liệu mà Ma Trường Ngun cịn nhắc đến một đặc điểm mang tính đặc trưng của nhà sàn đó là nhà sàn thường xây dựng cao hơn so với mặt đất khá nhiều được khắc họa trong “Vùng Cao” [29]
“Vùng cao núi bọc mây trời
Núi trùm khăn bạc ngủ ngồi lim dim Râm ran tiếp nối lời chim
Chơng chênh nhà gác nép chìm đêm trăng”
Ngơi nhà sàn còn gắn với lễ hội tung còn, những bữa ăn đầm ấm, sum vầy, đãi khách đầu năm của dân tộc Tày. Điều này được thể hiện rõ qua “Quả
còn gieo lửa dậy” [28]
“Qua ngõ rừng em bước Lên cầu thang sàn nhà Rượu xuân em nâng rót Người ngồi chặt quanh mâm Lộc xuân người miền núi Ăn một chút lấy may Đũa cầm lên đặt lại Mắt nhìn mắt ngon say”
3.3. Ngơn ngữ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 45 dân tộc sinh sống. Trong đó 7 dân tộc thiểu số chiếm số dân cư đơng nhất là: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán
Chay, Dao, Mông, Hoa. Riêng dân tộc Tày chiếm số lượng lớn thứ hai, chỉ sau dân tộc Kinh. Sự đa dạng về dân tộc dẫn đến sự ảnh hưởng lẫn nhau về ngôn ngữ giữa các dân tộc. Tiếng Việt từ lâu đã là ngôn ngữ phổ thông của cả nước cũng như của Thái Nguyên, dù việc sử dụng tiếng Việt có thể khơng đồng đều ở các dân tộc, các lứa tuổi. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 khi có sự xáo động về dân cư và tiếp xúc xã hội. Thông qua hệ thống giáo dục, phạm vi tiếng Việt ngày càng mở rộng, trở thành nhân tố tác động đến các ngôn ngữ khác. Trong trạng thái đan xen tộc người, bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh được quy ước là tiếng phổ thơng thì một vài ngơn ngữ của dân tộc khác như Tày, Nùng cũng được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Từ lâu, ở Thái Nguyên, tiếng Tày, tiếng Nùng đã trở thành ngôn ngữ chung không chỉ trong cộng đồng Tày – Nùng mà người Sán Dìu, Sán Chay, Cao Lan, hay người Hoa, thậm chí cả người Kinh vùng miền núi cũng sử dụng. Giữa tiếng Kinh và tiếng Tày có sự giao thoa khá sâu sắc. Nhiều từ ngữ tiếng Tày trở thành tài sản chung của ngơn ngữ tiếng Việt. Vì thế có thể coi tiếng Tày là ngôn ngữ vùng của tỉnh Thái Nguyên.