Trong các tác phẩm văn học đương đại của Thái Nguyên, có thể kể đến như: Võ Sa Hà từ lối viết truyền thống cùng sự tiếp cận thi pháp hiện đại, từ đó đã tạo ra những hình tượng, những ngơn từ và giọng điệu thương cảm, xót xa.
“Con mắt mặt trời Con mắt mặt trăng Nhìn vào lưng ơng Ơng ngồi cúi mặt trong nhà Bóng ngã xuống tàn tro lạnh lửa Bà mất rồi, nhóm bếp làm gì nữa
Con cháu tuột khỏi làng, rơi vãi tận đẩu đâu. Đôi tay vật ngã trâu
Giờ nằm im trong bọc Tập võ cả đời người
Bà đi, đành bất lực. Trơ lại một thân già
Im lìm cịng vóc núi” [38; tr. 71]
Từng câu, từng chữ trong tác phẩm Ông ngoại [38; tr. 71] điển hình cho giọng điệu thương cảm, xót xa vô cùng. Đọc thơ Võ Sa Hà mà thấy cả đường một trời cô đơn, ám ảnh đến trơ trọi, cơ độc của hình ảnh lưng ơng. Độc giả dường như thấy ln được sự cơ đơn, trơ trọi đó từ cảnh vật, con người đến mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Thơ Võ Sa Hà không điệu đàng, không làm dáng. Tác giả giản dị trong ngôn ngữ tự chắt lọc và nhiều sáng tạo. Võ Sa Hà làm thơ như người kể chuyện, mà chuyện của anh về nỗi người, nỗi đời đau xót vơ cùng.
Trong các tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang đều mang giọng điệu ngợi ca, bởi tính chất của giọng điệu ngợi ca là ca ngợi, mang hơi hướng của sử thi thể hiện niềm tự hào về những người anh hùng dân tộc đã có cơng cho dân tộc, cho địa phương. Bởi vậy đây là giọng điệu phổ biến được nhà văn sử dụng nhiều nhất trong các tiểu thuyết lịch sử của mình. Ở cuốn tiểu thuyết lịch sử
“Thái Nguyên 1917” những người con của mảnh đất Thái Nguyên và các binh
lính của cuộc khởi nghĩa đều được tác giả miêu tả với một thái độ trân trọng, ngợi ca trong mỗi trang của tiểu thuyết. Đó là sự ngợi ca tinh thần nhân dân đồng lòng, cùng chung một mối thù dân tộc: “Cảm ơn sự ủng hộ cuộc khởi
nghĩa của đồng bào. Xin báo cáo để bà con được biết là tên Giám binh gian ác Nơ-en và tên Phó Quan Lạp cùng nhiều tên tay sai khác đã bị chặt đầu để lát tế cờ. Tiếng hoan hô dậy đất: Đáng đời lũ gian ác! Hoan hô! Hoan hô Đại đô đốc…” [8; tr.133]. Hay trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú tác giả đã sử
dụng giọng điệu ngợi ca để miêu tả vị tướng tài ba của quê hương Đại Từ, tác giả đã khắc họa nhân vật Lưu Nhân Chú là một chàng trai có tài hát lượn, ném cịn và khả năng thổi sáo khiến mọi người đều bị lôi cuốn theo những giai điệu, thanh âm trầm bổng ấy. Bởi tiếng sáo như chứa đựng hồn cốt của con người quê hương Thái Nguyên. Khi gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn, rồi trở thành một vị tướng lĩnh có nhiều đóng góp trong cơng cuộc đánh đuổi giặc Ngơ, chàng đã thể hiện rõ mình là một vị tướng tài ba, văn võ song toàn. Trong trận đánh Lạc Thủy, Lưu Nhân Chú không chỉ hiến kế cho Lê Lợi phục kích bắt gọn quân giặc mà chàng cũng dũng mãnh xông pha trên chiến trận, giết nhiều tướng giặc khiến chúng hoảng sợ tháo chạy: “Lưu Nhân chú đưa cặp mắt sáng quắc
nhìn tên tướng giặc đang quất roi ngựa cố thoát khỏi đám hỗn binh, vung tay
hét to: “Bắt sống tướng giặc” Lưu Nhân Chú quất roi, ngựa chồm lên, phi
thẳng xuống phía bắc hẻm núi…”. [7; tr.110]. Ngồi ra trong cuốn tiểu thuyết
này Hồ Thủy Giang cịn sử dụng giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí được thể hiện qua hai nhân vật Nguyễn Trãi và Lưu Nhân Chú. Để ngăn Lê Lợi không
tiêu diệt tàn quân của Thôi Tụ ở thành Xương Giang mà nên lấy sự hòa hiếu làm đầu, Nguyễn Trãi đã nói: “Chiến thắng khơng phải lúc nào cũng là giết
giặc. Ta nên bỏ cái lợi nhỏ là sự trả thù để lấy cái lợi lớn là sự hịa hiếu. Đó mới chính là sách lược “tâm cơng” [7; tr.175]. Đối với Lê Lơi, ông là một vị
minh chủ vơ cùng sáng suốt, anh minh, đã khơng ít lần ơng căn dặn các tướng lĩnh của mình phải ln liêm chính, hết lịng vì dân và đối xử tốt với tất cả các thuộc hạ: “Khổng Tử dạy “tôn chủ, bồi thần”. Muốn có lịng trung qn thì
phải đối xử tốt với các thuộc hạ” [7; tr.118].
Hay Nguyễn Thúy Quỳnh cùng những bộc bạch nội tâm, giàu triết lí. Chị được nhiều người biết đến bởi một giọng thơ đẹp và đầy trí tuệ. Thơ chị là tiếng lịng sâu thẳm của một trái tim nhân hậu, giàu tình u thương. Có lẽ, những bài thơ của chị viết về gia đình là những bài thơ xúc động nhất. Bài thơ “Thơ về
nhà mình” rút từ tập thơ “Mưa mùa đơng” [38; tr.68] là lời tâm sự sẻ chia với
mọi người về niềm hạnh phúc bình dị được khởi nguồn từ những điều giản dị nhất của cuộc sống gia đình.
“Nhà mình chỗ nào cũng chật Mùa đơng giá rét đỡ lo Nhà mình thứ gì cũng nhỏ Chỉ những tiếng cười là to Nhà mình tiền ln rỗng túi
Nợ vay đâu chỉ áo cơm Lòng tốt bao người đem tặng
Làm của để đời cho con Nhà mình nhiều chuyện buồn lắm Các con là cả nguồn vui” [38; tr.68]
Trong một số bài thơ gần đây của Nguyễn Thúy Quỳnh khi chị tự sự về tình yêu của mình với một giọng thơ dồn nén những trải nghiệm xa xót gửi một nàng Tơ Thị của thời siêu thị đang hóa đá hơm nay: “Giá những con sóng đừng
gọi tơi đến đây/ để tình cờ gặp chị/ hiền lành và nhẫn nại nhường kia/ nàng Tơ Thị của thời siêu thị/ Giá những cơn gió đừng mang đến tôi/ những lời rất mực đàn bà kia/ để tơi tin mình đàn bà hơn chị/ trong tay anh/ người đàn ông đầu tuần hôn con, cuối tuần hôn vợ/ giữa tuần hơn người tình.” (Gửi một nàng Tơ
Thị) [45]
Trong khơng ít bài thơ của mình, Nguyễn Th Quỳnh thuờng tìm lại những âm hưởng giàu chất tự sự và lãng mạn nữ tính, những khi ấy, thơ chị nghiêng về phía tiếng nói của cảm xúc hơn là tìm đến những suy tưởng thơ có sức khái quát mới như bài thơ “Đồng hành” của chị. Vẫn một giọng điệu dồn nén tâm sự và mong muốn được chia sẻ, nhưng những chuyển động của ngôn ngữ thơ đã bắt đầu khác trước, nó đang tìm đến một cửa sổ mới, một tâm hồn mới.
Còn trong các tiểu thuyết của Vi Hồng đều xuất hiện những con người miền núi mộc mạc, chất phác nhưng ẩn sâu trong họ là những tâm hồn trong sáng ln khao khát hạnh phúc và sống hết lịng vì những người mình u thương. Bên cạnh đó, nhà văn cịn để cho các nhân vật đắm mình trong các làn điệu dân ca để bộc lộ những vui, buồn, yêu, ghét trong cuộc sống. Vi Hồng đã viết bằng cả tấm lòng yêu thương, trân trọng đồng bào mình, bằng cả sự trải nghiệm cay đắng từ cuộc đời của mình để rồi kết tinh thành những trang văn mang tính hiện thực, tính nhân đạo sâu sắc. Có thể nói sự trân trọng ca ngợi những vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của đồng bào dân tộc Tày qua những câu hát lượn đã khiến cho các tiểu thuyết của ông mang đậm bản sắc dân tộc. Điều đó cũng chứng tỏ tình u q hương, sự lao động miệt mài để khám phá chiều sâu tâm hồn Tày và khát khao mang linh hồn Tày đến gần với người đọc trong suốt cuộc đời sáng tác của ơng. Hai yếu tố văn hóa và văn học được Vi Hồng kết hợp một cách khéo léo tạo nên những nét đẹp về văn hóa trong các tiểu thuyết của ơng. Văn ông vừa mang đậm phong vị thơ ca dân gian Tày Nùng, vừa đậm chất trí tuệ bác học. Đọc Vi Hồng ta mới thấy hồn cốt văn chương ông gần gũi, thân thuộc, bình dị.
Với Lưu Thị Bạch Liễu thì giọng điệu lạnh lùng, bất an, chứa chất nhiều ẩn số. Là phụ nữ nên nội hàm chính của thơ Bạch Liễu đa phần xoay quanh và xốy sâu vào những khía cạnh tâm lý tế nhị sâu kín của giới tính mình. Từ tình cảm với người thân, trạng thái tâm lý trong tình yêu... đến những nỗi niềm riêng tư, những phút giây lặng thầm cô đơn... đều được Bạch Liễu thể hiện bằng nhiều cung bậc, nhiều gam màu phong phú và đa dạng. Là người sinh sống và gắn bó với quê nhà Thái Nguyên nên cảnh sắc nơi đây cũng đi vào thơ Bạch Liễu như một điệp khúc song hành với những cung bậc tình cảm khác. Này là đêm nơi quán nhỏ bên dịng sơng Cầu thơ mộng:
“Thèm một người ngồi bên Ngắm cà phê cùng em
Cùng nhấp dịng sơng Cầu đang chảy Thèm người ấy ngồi bên
Hát cho em nghe
Bài ca của riêng đàn ông xứ núi... Thái Nguyên trăng rơi
Đẫm từng câu hát”
(Trôi cùng đêm) [47] Hay đêm vu vơ bên hồ Núi Cốc:
“Sương ơm kín núi Sương bng trắng hồ Tiếng chèo khốt sóng Đến từ rất xưa... Liễu xanh xỏa tóc Thả lưới mặt hồ Kéo được chiếc bóng Của người bơ vơ!”
Và Nguyễn Đức Hạnh, Thế Chính, Nguyễn Kiến Thọ, Phạm Văn Vũ… mỗi người một vẻ, một đóng góp đã thổi bùng ngọn lửa thi ca Thái Nguyên nói chung và thể hiện rõ nét vẻ đẹp nghệ thuật của văn học địa phương Thái Nguyên nói chung và vẻ đẹp nghệ thuật về giọng điệu nói riêng.