Định hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian 2010 đến 2015 62

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Trang 74 - 121)

3.1.1. Quan điểm kinh doanh

Phát triển bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động. Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển.

Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sởđáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC - ME thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME) trở thành một đơn vị hàng đầu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thi công công trình ngầm, sản xuất, chế tạo cơ khí và lắp máy có trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại, cạnh tranh được với các nhà thầu trong khu vực.

Phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của PVC-ME, tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

Tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Xây lắp chuyên ngành (bao gồm xây dựng hạ tầng và thi công trên biển); Gia công cơ khí , lắp máy và ống công nghệ; Kinh doanh vật tư và sản xuất công nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2015: Vốn Điều lệ đạt 1.000 tỷ đồng, Tổng doanh thu năm đạt 1.700 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ đạt trung bình 15%, thu nhập bình quân đạt 14,00 triệu đồng/người/tháng.

- Tăng cường tìm kiếm, thi công trong lĩnh vực gia công, chế tạo cơ khí và lắp máy, thi công trên biển… phục vụ trong hoạt động xây lắp và cung ứng cho thị trường.

- Đảm bảo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho CBCNV. - Đẩy mạnh công tác an sinh xã hội.

3.1.3.1. Đối với lĩnh vực xây lắp chuyên ngành.

Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công: mua sắm các thiết bị thi công mới, hiện đại đảm bảo Công ty đủ sức thi công các công trình lớn, phức tạp.

Từ năm 2012, từng bước khẳng định PVC - ME là một trong những đơn vị chủ lực thi công tại các công trình trọng điểm quốc gia có quy mô lớn mà Tổng công ty làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu.

- Lĩnh vực xây dựng hạ tầng

Tập trung đầu tư thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực thi công hạ tầng để triển khai các dự án của ngành Dầu khí, đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm các hợp đồng xây lắp công trình giao thông và các công trình ngoài ngành. Mục tiêu đến năm 2015 sản lượng chiếm 30% tỷ trọng sản lượng, trở thành nhà thầu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thi công công trình ngầm.

- Lĩnh vực thi công trên biển

Đầu tư, vận hành các thiết bị thi công chuyên dụng như sàn thi công tự nâng Jack up, máy khoan, xà lan để vươn ra xây lắp trên biển trong phạm vi gần bờ. Mục tiêu đến năm 2015 sản lượng chiếm 20% tỷ trọng sản lượng của Công ty. 3.1.3.2. Lĩnh vực gia công cơ khí, lắp máy và ống công nghệ

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất để đẩy mạnh phát triển cơ khí lắp đặt, chế tạo thiết bị, trở thành ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong

doanh thu hàng năm của PVC-ME. Mục tiêu đến năm 2015 sản lượng chiếm 40% tỷ trọng sản lượng của Công ty.

3.1.3.3. Đối với lĩnh vực kinh doanh và sản xuất công nghiệp

Tìm kiếm phối hợp với các nhà sản xuất lớn để trở thành nhà phân phối các loại sản phẩm VLXD đang có thương hiệu trên thị trường cho các công trình, dự án trong và ngoài ngành dầu khí. Tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp trong cơ cấu sản lượng của Công ty lên 10%.

3.1.4. Định hướng kinh doanh trong giai đoạn 2010 đến 2015

Căn cứ vào chiến lược phát triển đến năm 2015, và định hướng đến năm 2025 của Tổng công ty đã được Tập đoàn phê duyệt. Định hướng cụ thể của PVC - ME trong giai đoạn này với các lĩnh vực như sau:

3.1.4.1. Lĩnh vực xây dựng hạ tầng

Tổ chức thi công đảm bảo tiến độ chất lượng hiệu quả các hạng mục cọc khoan nhồi, cọc đóng, tường vây, đường giao thông … tại các Dự án: Khách sạn Dầu khí, Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Vũng Áng, Nhiệt điện Thái Bình, Trung tâm điện lực Quảng Trạch …. Tìm kiếm các hợp đồng xây lắp công trình giao thông và các công trình ngoài ngành.

3.1.4.2. Lĩnh vực thi công trên biển

Đảm nhận thi công các hạng mục cảng tạm, cầu tàu, nạo vét … trên biển trong phạm vi gần bờ như: cảng tạm Nhiệt điện Thái Bình, nạo vét Cảng Nghi Sơn, nạo vét Nhiệt điện Vũng Áng ...

3.1.4.3. Lĩnh vực gia công cơ khí, lắp máy và ống công nghệ

Làm chủ và áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí. Tự đảm nhận thiết kế các phần công việc không quá phức tạp phục vụ xây lắp tổ hợp các nhà máy công nghiệp Dầu khí.

3.1.4.4. Lĩnh vực kinh doanh vật tư và sản xuất công nghiệp

Đầu tư các trạm trộn bê tông có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu vật liệu bê tông tại các Dự án lớn như: Nhiệt điện Thái Bình, Lọc hoá dầu Nghi sơn, Nhiệt điện Quảng Trạch, Khách sạn Dầu khí…

Nghiên cứu thị trường, hợp tác với các nhà sản xuất vật liệu thép xây dựng và thép cơ khí trong và ngoài nước để trực tiếp nhập và cung cấp cho các Dự án nhằm chủđộng trong thi công và tiết kiệm chi phí.

Tỷ trọng của các lĩnh vực vào năm 2015

STT Lĩnh vực hoạt động Tỷ trọng 1 Lĩnh vực xây dựng hạ tầng 30% 2 Lĩnh vực gia công, chế tạo cơ khí và lắp máy 40%

3 Lĩnh vực thi công trên biển 20%

4 Lĩnh vực kinh doanh và sản xuất công nghiệp 10%

20,0%

10,0%

30,0% 40,0%

Lĩnh vực xây dựng hạ tầng

Lĩnh vực gia công, chế tạo cơ khí và lắp máy

Lĩnh vực thi công trên biển

3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh của công ty

Trong nền kinh tế hiện nay, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng đối với quá trình sản xuất và phát triển của một doanh nghiệp nói chung, chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn. Vì vậy, quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay và tính cấp thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại PVC-ME tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu Khí như sau:

3.2.1. Xây dựng qui định về các hình thức thi công Xây lắp công trình và cách thức quản lý chi phí sản xuất cách thức quản lý chi phí sản xuất

Nhằm qui định cụ thể các hình thức tổ chức quản lý chi phí sản xuất kinh doanh áp dụng trong phạm vi toàn công ty đảm bảo tuân thủ pháp luật, kiểm soát chặt chẽ chi phí, đơn giản hóa các thủ tục hành chính đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Qui định rõ trình tự thực hiện, nhiệm vụ của từng bộ phận và cách thức phối hợp giữa các phòng, ban chỉ huy công trường, người nhận khoán và các bộ phận có liên quan.

Các loại hình tổ chức quản lý chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: quản lý tập trung có giao khoán từng bộ phận chi phí và khoán gọn.

3.2.1.1. Tổ chức thi công xây lắp và quản lý chi phí theo hình thức tập trung có giao khoán một số thành phần chi phí có giao khoán một số thành phần chi phí

Áp dụng đối với những công trình có giá trị hợp đồng thi công lớn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, tiến độ thi công gấp rút, thời gian thi công kéo dài nhiều năm… Việc áp dụng hình thức quản lý tập trung hoặc giao khoán thành

phần chi phí có thể linh hoạt tùy theo tình hình thực tế thi công tại mỗi công trình, mỗi thời điểm.

Các thành phần chi phí quản lý theo hình thức tập trung có thể gồm: - Các loại vật tư chính, chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần công việc

hoặc các loại vật liệu đặc thù đòi hỏi chất lượng cao và kỹ thuật phức tạp, khó tìm nhà cung cấp.

- Chi phí máy thi công, chi phí sửa chữa lớn nhỏ. - Chi phí nhiên liệu.

- Chi phí di chuyển tập kết thiết bị, chi phí thuê thầu phụ. - Một số loại chi phí khác.

Áp dụng hình thức khoán cho Ban chỉ huy hoặc đội thi công có thể gồm:

- Chi phí vật tư phụ. - Chi phí nhân công.

- Chi phí chung (chi phí cho bộ máy công trường, lán trại, phụ trợ). - Chi phí biện pháp thi công.

a. Quy trình tổ chức quản lý các loại chi phí theo hình thức tập trung (không giao khoán)

- Thành phần chi phí quản lý theo hình thức tập trung có thể gồm:

+ Các loại vật tư chính, chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần công việc hoặc các loại vật liệu đặc thù đòi hỏi chất lượng cao và kỹ thuật phức tạp, khó tìm nhà cung cấp.

+ Chi phí máy thi công, chi phí sửa chữa lớn nhỏ. + Chi phí nhiên liệu.

+ Chi phí di chuyển tập kết thiết bị, chi phí thuê thầu phụ. + Một số loại chi phí khác.

-Trình tự tổ chức thực hiện

Hàng tháng Ban chỉ huy công trường căn cứ tiến độ thi công chi tiết công trình và căn cứ vào thiết kế, dự toán, tiên lượng vật tư đã được Phòng kinh tế, kỹ thuật bóc tách cho từng hạng mục công trình, từng thành phần công việc…lập kế hoạch dự trù vật tư và tiến độ cấp gửi cho phòng kỹ thuật và kinh tế kiểm tra xem về khối lượng, chủng loại, chất lượng đúng theo yêu cầu thiết kế trình lãnh đạo công ty phê duyệt kế hoạch vật tư và chi phí đầu vào.

Phòng thiết bị vật tư căn cứ vào kế hoạch vật tư được duyệt, tổ chức tìm nhà cung cấp, đàm phán về chất lượng, chủng loại giá cả vật tư và phương thức giao nhận, thanh toán…để tiến hành thủ tục phê duyệt giá, ký kết hợp đồng. Các công việc này xong trước trong tháng cần cung cấp vật tư đảm bảo vật tư có đầy đủ theo tiến độ cấp. Đối với các loại vật tư này Ban chỉ huy công trường chỉ có nhiệm vụ yêu cầu về số lượng và chủng loại, chất lượng, Công ty tổ chức cung cấp và xuất kho theo yêu cầu thực tế thi công.

Đối với chi phí sửa chữa lớn, nhỏ, chi phí di chuyển tập kết thiết bị thi công ... Phòng thiết bị vật tư chủ trì thực hiện tuân thủ đúng các quy định về công tác quản lý xe máy thiết bị của công ty.

+ Phải đánh giá thực trạng xe máy thiết bị trước khi sửa chữa. + Lập biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có cả thời gian bảo hành + Nhập kho đồ cũ khi phải thay mới phụ tùng, bộ phận.

Thành phần bắt buộc của tổ đánh giá thực trạng và nghiệm thu gồm lái máy, thợ sửa chữa, thành phần các phòng , ban chỉ huy công trường, lãnh đạo phụ trách thiết bị.

Đối với các chi phí thuê thầu phụ, biện pháp thi công, chi phí khác: Phòng kinh tế chủ trì thương thảo hợp đồng trình ban lãnh đạo nhưng giá không được vượt giá dự toán sau khi đã được tiết giảm các khoản. Phải tổ

chức nghiệm thu, lập biên bản xác định rõ khối lượng, giá trị thực hiện làm căn cứ thanh toán và thanh lý hợp đồng.

Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu nằm trong danh mục các loại vật tư quản lý tập trung bắt buộc phải tuân thủ quy trình quản lý nhập xuất kho của công ty. Phòng Thiết bị vật tư và phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm hướng dẫn nghiệm vụ và giám sát quá trình theo dõi hàng tồn kho tại công trường. Khi nhận vật tư của nhà cung cấp giao tại công trường, thành phần bắt buộc để kiểm nghiệm số lượng và chất lượng vật tư gồm: thủ kho, cán bộ phòng Thiết bị vật tư, kỹ thuật, kế toán tại công trường, chỉ huy công trường. b. Quy trình quản lý một số thành phần chi phí giao khoán

Thành phần giao khoán có thể gồm:

- Chi phí vật tư phụ. - Chi phí nhân công.

- Chi phí chung ( chi phí cho bộ máy công trường, lán trại, phụ trợ) - Chi phí biện pháp thi công

- Một số loại chi phí khác.

Trình tự tổ chức thực hiện

Cơ sở giao khoán thành phần chi phí: Phòng kinh tế chủ trì phối hợp với Phòng kỹ thuật, Phòng tài chính kế toán và chỉ huy trưởng công trường (người nhận khoán) xác định rõ từng loại vật liệu, từng thành phần công việc thuộc từng hạng mục công trình sẽ tổ chức giao khoán. Tiếp đó tính toán giao khoán trên cơ sở đầu thu hoặc định mức nội bộ đảm bảo nguyên tắc hài hòa về lợi ích của Công ty và người nhận khoán trình lãnh đạo công ty duyệt làm căn cứ ký hợp đồng giao nhận khoán.

Đối với những thành phần công việc không có đầu thu hoặc đầu thu thấp hơn thực tế thi công, Phòng kinh tế lập tờ trình lãnh đạo công ty phê duyệt làm căn cứ giao khoán.

Phòng tài chính kế toán tổ chức hạch toán riêng chi phí giao khoán cho người nhận khoán. Định kỳ hàng quý hoặc kết thúc công trình, hạng mục công trình căn cứ hợp đồng giao khoán và giá trị khối lượng thực hiện được chủ đầu tư xác nhận, phải tổ chức quyết toán chi phí giao khoán. Trường hợp vượt chi phí nhận khoán, người nhận khoán phải chịu trách nhiệm vật chất. Trường hợp chi phí thực tế thấp hơn giá trị giao khoán, người nhận khoán được hưởng 100% giá trị tiết kiệm được so với hợp đồng giao khoán.

Hàng tháng Ban chỉ huy công trường (người nhận khoán) căn cứ tiến độ thi công chi tiết công trình và căn cứ thiết kế, dự toán, tiên lượng vật tư, nhân công, lao vụ… thuộc danh mục giao khoán đã được phòng kinh tế bóc tách cho từng hạng mục, thành phần công việc…lập kế hoạch dự trù vật tư, nhân công, lao vụ trình phòng Kỹ thuật, phòng kinh tế, phòng vật tư, phòng Tài chính kế toán kiểm tra tập hợp ý kiến trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch vật tư và chi phí đầu vào thuộc danh mục nhận khoán.

Người nhận khoán căn cứ kế hoạch vật tư, nhân công được duyệt, tổ chức ứng tiền tại Phòng tài chính kế toán công ty để triển khai thực hiện. Phòng tài chính kế toán chỉ cho tạm ứng tiền mặt đối với chi phí nhân công, chi phí lao vụ và vật tư có giá trị dưới 20 triệu. Đối với các vật tư có giá trị trên 20 triệu đồng, hoặc mua dưới 20 triệu đồng của cùng một nhà cung cấp, phải tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế trên cơ sở tờ trình của người nhận khoán và thực hiện chuyển khoản, hạch toán vào chi phí người nhận khoán.

Các loại vật tư nguyên liệu thuộc danh mục giao khoán, công ty khuyến khích người nhận khoán thực hiện trình tự quản lý vật tư qua kho, thủ kho tại

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Trang 74 - 121)