Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 53

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Trang 65 - 121)

2.4.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Kết quảđầu ra (doanh thu) 179,53 688,03 860,93 2 Tổng chi phí SXKD 172,46 647,99 860,68

3 Lợi nhuận trước thuế 7,08 40,04 0,246 Qua bảng tính toán trên ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các

năm đều > 0, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, các năm 2009 và 2010 hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng dần, riêng năm 2011 giảm xuống nguyên nhân là năm 2011 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, lãi vay tăng... đều tăng.

2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là toàn bộ giá trị tài sản cố định của Công ty và các khoản đầu tư dài hạn được biểu hiện bằng tiền. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện

có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng năng suất lao động.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty được đặc trưng bằng các chỉ tiêu số vòng quay của vốn cố định (hiệu suất sử dụng vốn cố định) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định. Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định (hiệu suất sử dụng vốn cố định) được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn cố định TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu Tỷđồng 179,53 688,03 860,93 2 Vốn cố định bình quân Tỷ đồng 228,55 473,68 482,23 3 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Vòng/năm 0,79 1,45 1,79

Qua bảng trên ta thấy, số vòng quay của vốn cố định (hiệu suất sử dụng vốn cố định) trong các năm đều tăng. Tuy nhiên, vòng quay vốn cố định còn khá thấp là do một số các công trình Công ty đang thi công như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Khu lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ... đang triển khai thi công, chưa đến mốc nghiệm thu thanh toán nên giá trị dở dang tại các công trình này còn nhiều, ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định ta có số liệu cụ thể tại bảng sau:

Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cốđịnh TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 7,08 40,04 0,24 2 Vốn cố định bình quân Tỷ đồng 228,55 473,68 482,23 3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định % 3,1 8,45 0,05 Qua bảng 2.14 và bảng 2.15 nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2011 là 1,79% tăng hơn so với cá năm 2009,2010, nhưng hiệu quả vốn cốđịnh năm 2011 chỉ còn 0,05% giảm rất nhiều so với các năm 2009 và 2010. Có thể thấy vốn cố định năm 2011 tăng 8,56 tỉ đồng so với năm 2010 với tỉ lệ tăng 102%, Doanh thu năm 2011 tăng 172,9 tỉ đồng so với năm 2010 với tỉ lệ tăng 125% tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn cốđịnh vì vậy hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh tăng hơn so với các năm khác là hợp lý. Hiệu quả vốn cố định năm 2011 giảm xuống còn 0,05% là do lợi nhuận năm 2011 giảm 39,8 tỉđồng với tỉ lệ giảm là 0,6%, trong khi đó vốn cố định lại tăng so với năm 2010 là 102%. Nguyên nhân chính do chi phí năm 2011 là quá lớn 860,69 tỉđồng/860,93 tỉđồng doanh thu, do có ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế trong nước cũng như thế giới tác động không nhỏ đến ngành xây dựng cơ bản. Các công trình xây dựng trong ngành (ngành Dầu khí) mang tính chính trị cao, do đó phần lớn những dự án Công ty đang thực hiện tuy được chỉ định thầu nhưng giá không cao chỉ giải quyết việc làm cho người lao động và khai thác khấu hao máy móc thiết bị. Vì vậy lợi nhuận năm 2011 là rất thấp.

2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến độ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường hoạt động kinh doanh.

Việc nâng cao hiệu số vòng luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lưu động càng lớn thì doanh nghiệp càng thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Cũng như vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá bằng các chỉ tiêu: Số vòng quay vốn lưu động (hiệu suất sử dụng vốn lưu động) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động của Công ty năm 2009 đến năm 20111 được tính toán và thể hiện tại bảng sau:

Bảng 2.16: Số vòng quay của vốn lưu động TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Doanh thu Tỷđồng 179,53 688,03 860,93 2 Vốn lưu động bình quân Tỷđồng 211,05 651,33 912,89 3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Vòng/năm 0,85 1,06 0,94 Số liệu ở bảng trên cho thấy trong những năm gần đây vốn lưu động của Công ty ngày càng giảm, riêng năm 2011 lại giảm mạnh, nguyên nhân do vốn lưu động năm 2011 bị ứ đọng (vật tư tồn kho nhiều) không giải ngân kịp thời và đưa vào vòng kinh doanh mới.

Để làm rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần xem tiếp chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động qua bảng dưới đây:

Bảng 2.17: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 7,08 40,04 0,24 2 Vốn lưu động bình quân Tỷ đồng 211,05 651,33 912,89 3 Hiệu quả sử dụng vốn

Qua phân tích ở bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động qua các năm đều tăng và giảm mạnh vào năm 2011.

Nguyên nhân năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động giảm mạnh do: ngân hàng thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay vốn lưu động, đặc biệt lãi suất vay vốn rất cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và không chủ động trong việc xây dựng tiến độ thi công, ngoài ra việc sử dụng vốn lưu động của Công ty kém hiệu quả hơn nên sức sinh lời cũng giảm xuống.

2.4.4. Hiệu quả sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên đầy đủ với cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp vừa đủ và phải dành phần chủ yếu cho lao động trực tiếp. Về chất lượng, yếu tố quyết định là trình độ công nhân kỹ thuật, bậc thợ bình quân của từng loại thợ, số lượng thợ bậc cao và trình độ nghiệp vụ của nhân viên quản lý.

Hiệu quả sử dụng lao động được đặc trưng bằng chỉ tiêu năng suất lao động, trong đó phản ánh kết quả kinh doanh đạt được so với nguồn nhân lực của Công ty. Năng suất lao động tăng được thể hiện ở mức sản lượng được làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc mức tiết kiệm lao động sống để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động bình quân của một lao động trong doanh nghiệp có thể được tính theo giá trị sản lượng, theo doanh thu. Năng suất lao động bình quân của một lao động trong Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí được tính theo sản lượng thực hiện. Theo số liệu kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây ta tập hợp được bảng sau:

Bảng 2.18: Năng suất lao động bình quân năm của 1 công nhân viên TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng sản lượng thực hiện Tỷ đồng 339,39 912,25 1.146,32 2 Số lao động bình quân Người 415 1007 1.232 3 Năng suất lao động bình quân T.đồng/người 0,82 0,91 0,93 Qua số liệu trên bảng cho thấy hiệu quả sử dụng lao động từ năm 2009 đến năm 2011 đều tăng, chứng tỏ Công ty đã sắp xếp lao động và bố trí công việc hợp lý, bộ máy lao động trực tiếp và gián tiếp vừa phải, năng suất lao động tăng.

2.4.5. Đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.19: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ, doanh thu và chi phí. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Vốn điều lệ Tỷđồng 97,25 500 500 2 Lợi nhuận trước thuế Tỷđồng 7,08 40,04 0,24 3 Tổng doanh thu Tỷđồng 179,53 688,03 860,93 4 Tổng chi phí SXKD Tỷđồng 172,46 647,99 860,68 5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ % 7,28 8,01 0,05 6 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 3,94 5,82 0,03 7 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí SXKD % 4,10 6,18 0,03

Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ qua việc phân tích số liệu tại bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ theo các năm đều tăng. Nhưng đến năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ lại giảm mạnh, nguyên nhân trong thời kinh tế toàn cầu chưa có sự phục hồi thực sự, các chi phí đầu vào (nhân công, vật tư, nhiên liệu...) đều tăng nhưng giá trị các gói thầu (giá trị công trình/hạng mục công trình) lại không được điều chỉnh thì việc các doanh nghiệp trong hoạt động xây lắp làm ăn kinh doanh có mức giảm sút là điều khó tránh khỏi.

Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo việc phân tích số liệu tại bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hàng năm đều > 0 chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong suốt thời gian từ năm 2009 đến năm 2010 đều tăng nhưng đến năm 2011 lại giảm. Nguyên nhân tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm là do vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều (giá trị dở dang tính đến 31/12/2011 là 479,07 tỷ đồng và công nợ 100,64 tỷ đồng), công tác nghiệm thu thanh toán và giải ngân tại một số công trình còn rất chậm, thiếu tính chủ động, việc quyết toán một số công trình chưa được chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính giải quyết dứt điểm, ngân hàng hạn chế cho vay vốn kinh doanh, đặc biệt là lãi suất vay vốn rất cao, không có vốn để phục vụ sản xuất và thi công.

Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí theo bảng trên ta thấy qua 3 năm (từ 2009 ÷ 2011). Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có tăng 150,6% so với năm 2009 nhưng nói chung vẫn đảm bảo được lợi ích và các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty trong năm 2010, năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có giảm so với năm 2010 là 0,45% nhưng về mặt hiệu quả thì vẫn không đạt bằng năm 2010.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí theo các chỉ tiêu cơ bản ta có thể tổng hợp như bảng sau:

Bảng 2.20: Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả SXKD của PVC-ME.

TT Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ (%) 7,28 8,01 0,05 2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 3,94 5,82 0,03 3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (%) 4,10 6,18 0,03 4 Số vòng quay của vốn lưu động (vòng/năm) 0,85 1,06 0,94 5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định (%) 3,1 8,45 0,05 6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động (%) 3,35 6,15 0,03 7 Năng suất lao động bình quân (tỷ đồng/người/năm) 0,82 0,91 0,93 Qua bảng trên ta có thể đánh giá tổng quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ của các năm là rất thấp chỉ đạt 7,28%, 8,01% và 0,05%, thấp hơn lãi suất huy động tại thời điểm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm chỉ đạt từ 0,03% đến 5,82%, năng suất lao động bình quân của 1 công nhân viên chỉ đạt từ 0,836 tỷ đồng/người/năm đến 0,93 tỷ đồng/người/năm. Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty còn thấp, chưa đạt được kế hoạch đề ra cũng như kỳ vọng của các Cổ đông, cần phải có các giải pháp thiết thực để cải thiện và khắc phục tình trạng trên.

Kết luận chương 2

Qua những phân tích ở trên ta thấy công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở PVC-ME chưa thực sự tốt. Mặc dù Công ty cũng có một số giải pháp nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế với mỗi một công trình có một đặc thù khác nhau. Công ty cần phải đưa ra một loạt các giải pháp đồng bộ từ khâu tổ chức lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và công nhân. Xây dựng qui định về các hình thức thi công xây lắp công trình và cách thức quản lý chi phí sản xuất, thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý chi phí sản xuất, tăng cường công tác quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công các công trình, thúc đẩy công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa các công nghệ mới vào thi công đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian thi công, tăng cường thu hồi vốn, tiết kiệm giảm chi phí ở các khoản mục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THI CÔNG CƠ GIỚI VÀ LẮP MÁY DẦU KHÍ

3.1. Định hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian 2010 đến 2015 3.1.1. Quan điểm kinh doanh 3.1.1. Quan điểm kinh doanh

Phát triển bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động. Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển.

Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sởđáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC - ME thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME) trở thành một đơn vị hàng đầu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thi công công trình ngầm, sản xuất, chế tạo cơ khí và lắp máy có trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại, cạnh tranh được với các nhà thầu trong khu vực.

Phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của PVC-ME, tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

Tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Xây lắp chuyên ngành (bao gồm xây dựng hạ tầng và thi công trên biển); Gia công cơ khí , lắp máy và ống công nghệ; Kinh doanh vật tư và sản xuất công nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2015: Vốn Điều lệ đạt 1.000 tỷ đồng, Tổng doanh thu năm đạt 1.700 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ đạt trung bình 15%, thu nhập bình quân đạt 14,00 triệu đồng/người/tháng.

- Tăng cường tìm kiếm, thi công trong lĩnh vực gia công, chế tạo cơ khí và lắp máy, thi công trên biển… phục vụ trong hoạt động xây lắp và cung ứng cho thị trường.

- Đảm bảo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho CBCNV.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Trang 65 - 121)