Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 34

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Trang 46 - 59)

hơn những yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới. Mô hình hoạt động của Công ty dựa trên sơ đồ trực tuyến chức năng, Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp các Ban chỉ huy công trường và các Đội thi công trực thuộc công ty, các phòng ban giúp việc và có hai hình thức thi công:

Thành lập các Ban chỉ huy công trường và hình thức là thi công tập trung, Ban chỉ huy chỉđạo điều hành các tổ đội và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc không có định mức khoán cho Ban chỉ huy vì vậy các chi phí tại các công trường thường là rất lớn.

Thành lập các đội trực thuộc Công ty và làm các công trình nhỏ, Đội trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc. Các đội thường có định mức giao khoán nhưng chỉ khoán một phần là nhân công, các khoản mục khác thì không giao khoán vì vậy các đội thi công sử dụng máy móc và nguyên vật liệu của công ty rất lãng phí.

Việc phân cấp quản lý tăng cường được chức năng quản lý của Công ty và tăng tính chủ động cho các đơn vị. Trong những năm qua công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích chi phí sản xuất nói riêng chưa làm tốt chức năng là công cụ quản lý kinh tế, chưa phát hiện và điều chỉnh kịp thời những bất cập và điểm yếu trong hoạt động kinh tế, kết quả của việc phân tích chưa thực sự là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp các quyết định trong quản lý kinh doanh của công ty.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do phòng kinh tế của Công ty tiến hành và số liệu được tập hợp lấy số liệu từ các phòng chức năng khác. Hoạt động phân tích được tiến hành chủ yếu là việc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thường tiến hành so sánh giá trị thực hiện của các chỉ tiêu với giá trị kế hoạch dự tính của các chỉ tiêu đó. Kết thúc quí, năm đã tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, đánh giá chung tình hình thuận lợi, khó khăn, nêu một số tồn tại và nguyên nhân.

Chưa phân tích chi phí sản xuất kinh doanh, phân tích lỗ lãi tăng giảm các khoản mục chi phí sản xuất.

Nguyên nhân do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là mang tính đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài (có khi là vài năm), Công ty không phân tích chi phí sản xuất và chỉ tiến hành phân tích các khoản mục chi phí của giá thành các công trình sau khi đã hoàn thành.

Sự phát triển của công ty quá nhanh có thể nói lực lượng quản lý chưa đáp ứng được với sự phát triển tăng trưởng của công ty, mặc dù công ty đã xây dựng đầy đủ các qui chế hoạt động của công ty như qui chế về quản lý hợp đồng, quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý thiết bị xe máy, thiết bị vật tư,…. Chưa có qui định hoặc qui trình về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.

Nguồn tài liệu quan trọng để phục vụ cho công tác phân tích là báo cáo của các loại hạch toán: các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương, báo cáo thực hiện khối lượng thu vốn dở dang ... do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê, kỹ thuật cung cấp. Các báo cáo này của Công ty, tuy có được lập ra nhưng các thông tin do báo cáo cung cấp lại không đầy đủ, các chỉ tiêu trong các biểu mẫu thường quá tổng hợp. Mặc dù đã có quy định về thời điểm lập báo cáo, nhưng phần lớn các báo cáo này thường được lập ra muộn hơn so với yêu cầu, số liệu không chính xác do vậy mà không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của phân tích.

Có thể nói công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty còn lỏng, chưa thành lập được bộ phận quản lý chi phí, phân tích chi tiết các khoản mục chi phí giúp cho ban lãnh đạo công ty có các định hướng phát triển sản xuất kinh doanh.

2.3.1.2. Thực trạng về chi phí sản xuất và lợi nhuận của công ty

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị (khấu hao), trả lương,

thưởng, chi phí quản lý... Đó là các chi phí mà Công ty phải bỏ ra đểđạt được mục tiêu kinh doanh. Do vậy, có thể nói chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất, lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Đối với Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí thì chi phí của Công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11: Chêch lệch chi phí và doanh thu qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu 179,53 688,03 860,93

Chênh lệch năm sau so với năm

trước 508,50 172,9

1

Tỷ lệ năm sau so với năm trước

(%) 383,24 125,13

Tổng chi phí SXKD 172,46 647,99 860,69 Chênh lệch năm sau so với năm

trước 475,53 212,70

2

Tỷ lệ năm sau so với năm trước

(%) 375,74 132,82

(Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm)

Qua số liệu trên ta thấy:

- Năm 2010 tổng chi phí và doanh thu đều tăng so với năm 2009, mức tăng chi phí cũng ít hơn khá nhiều so với mức tăng doanh thu (doanh thu tăng 83,24% trong khi đó chi phí chỉ tăng 75,74%). Đây là kết quả tốt mà doanh nghiệp mong đợi.

- Năm 2011 tổng chi phí và doanh thu cũng đều tăng, tuy nhiên chi phí tăng mạnh hơn doanh thu khá nhiều (chi phí tăng 32,82% trong khi doanh thu chỉ tăng 25,13%). Mặc dù trong năm 2011 doanh nghiệp vẫn có lãi nhưng rõ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ràng do chi phí tăng nhiều hơn doanh thu nên lợi nhuận thấp hơn so với năm 2010. Đây là tín hiệu cảnh báo về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới, do đó doanh nghiệp cần phải chú trọng và điều tiết quản lý cho hợp lý hơn để tìm cách giảm chi phí.

Bảng 2.12: Bảng chi phí sản xuất theo khoản mục

Đơn vị tính: Tỷđồng 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tiền % Tiền % Tiền % 1. Chi phí trực tiếp 160,85 93,38 610,67 95,40 806,60 94,40 Nguyên vật liệu 101,50 58,28 379,11 59,22 515,24 60,30 Nhân công 13,79 8,67 56,40 8,81 64,94 7,60 Chi phí máy 38,75 22,50 146,36 22,86 182,00 21,30 Chi phí sản xuất chung 6,81 3,92 28,81 4,50 44,43 5,20 2. Chi phí quản lý 11,41 6,62 29,45 4,60 47,86 5,60 Nhân viên quản lý 4,61 2,67 16,04 2,51 20,99 2,46 Dụng cụ quản lý 0,08 0,05 1,19 0,19 1,59 0,19 Đồ dùng văn phòng 0,07 0,04 0,55 0,09 1,46 0,17 Khấu hao TSCĐ 0,42 0,25 1,22 0,19 1,95 0,23 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tiền % Tiền % Tiền % Thuế, phí và lệ phí 0,10 0,06 0,49 0,08 0,75 0,09 Dịch vụ mua ngoài 0,61 0,35 4,39 0,69 7,34 0,86 Chi phí bằng tiền khác 5,53 3,21 5,57 0,87 13,78 1,61 Cộng 172,26 100 640,12 100 854,45 100

2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tiền % Tiền % 1. Chi phí trực tiếp 449,82 96,14 195,93 91,41 Nguyên vật liệu 278,71 59,57 136,13 63,51 Nhân công 41,46 8,86 8,54 3,99 Chi phí máy 107,61 23,00 35,64 16,63 Chi phí sản xuất chung 22,00 4,71 15,62 7,29 2. Chi phí quản lý 18,04 3,86 18,41 8,59 Nhân viên quản lý 11,43 2,44 4,95 2,31 Dụng cụ quản lý 1,11 0,24 0,40 0,19 Đồ dùng văn phòng 0,48 0,10 0,91 0,42 Khấu hao TSCĐ 0,79 0,17 0,73 0,34 Thuế, phí và lệ phí 0,40 0,08 0,26 0,12 Dịch vụ mua ngoài 3,78 0,81 2,95 1,38 Chi phí bằng tiền khác 0,05 0,01 8,21 3,83 Cộng 467,85 100 214,34 100

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán )

Nhìn vào biểu 1 ta thấy, chi phí hoạt động sản xuất của công ty qua 3 năm đều tăng. Chi phí hoạt động sản xuất năm 2010 là 640,12 tỉ đồng tăng 467,85 tỉ đồng so với 2009 với tốc độ tăng là 371,59%. Năm 2011, chi phí hoạt động là 854,45 tỉ đồng tăng 214,34 tỉ đồng so với năm 2010 tốc độ tăng là 133,48%. Nguyên nhân làm chi phí hoạt động của công ty tăng là do:

a. Chi phí trực tiếp

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng cho thi công công trình. Do đặc

điểm sản xuất của công ty là thuộc ngành xây dựng nên tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong chi phí hoạt động sản xuất là rất lớn. Các sản phẩm mang tính đơn chiếc nên danh mục của công ty rất đa dạng, có những vật liệu mang giá trị nhỏ, nhưng cũng có những vật liệu mang giá trị rất lớn và do đó nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là phải đảm bảo nguyên vật liệu ít bị hao hút, thất thoát, góp phần tiết kiệm chi phí cho công ty.

+ Nguyên vật liệu chính bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, sỏi, gỗ, sắt, thép, ...

+ Nguyên vật liệu phụ bao gồm: sơn, đinh, bột màu....

Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu ở mỗi kho, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm từng loại vật liệu và nhập bảng kê khai chi tiết cùng với phiếu nhập, xuất kho. Kế toán của công ty dựa trên những chứng từ này kèm theo báo cáo sử dụng NVL trong kỳ của bộ phận thi công để tính chi phí NVL phát sinh trong kỳ đồng thời phòng tài chính kế toán của công ty cũng cử người xuống kiểm tra tình hình nguyên vật liệu tồn kho thực tế để so sánh với số liệu ghi trên sổ sách. Từ đó có thể thấy được tình hình quản lý nguyên vật liệu ở kho có tốt hay không, có bị hao hụt mất mát hay không.

Năm 2009 chi phí nguyên vật liệu là 101,5 tỉ đồng năm 2010 chi phí này là 379,11 tỉ đồng tăng 277,61 tỉ đồng so với năm 2009. Năm 2011 là 515,24 tỉđồng tăng 136,13tỉ đồng so với năm 2010. So với doanh thu tốc độ tăng của chi phí là rất lớn. Để nắm rõ được tình hình và có thể ra kết luận ta sẽ đi sâu vào phân tích.

Theo số liệu bảng 2.13 cho thấy năm 2009 chi phí NVL là 101,5 tỉ đồng chiếm 58,92% trên tổng chi phí hoạt động sản xuất. Năm 2010 chi phí nguyên vật liệu là 379,11 tỉđồng chiếm 59,22% trên tổng chi phí sản xuất. So với năm 2009, năm 2010 chi phí tăng lên 277,61 tỉ đồng với tốc độ tăng 373,51% trong khi đó doanh thu năm 2009 là 179,53 tỉ đồng, năm 2010 là

688,03 tỉ đồng, năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 508,5 tỉ đồng với tốc độ tăng 383,24%. Điều này cho thấy chi phí tăng nhưng doanh thu tăng mạnh với tỉ lệ lớn hơn. Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý chi phí sản xuất.

Chi phí nguyên vật liệu năm 2011 là 515,24 tỉđồngchiếm 60,30% tổng chi phí hoạt động sản xuất, so với năm 2010 chi phí NVL năm 2011 tăng 136,13 tỉđồng với tốc độ tăng là 135,91%. Bên cạnh đó doanh thu năm 2011 là 860,93 tỉ đồng so với năm 2010 tăng 172,9 tỉ đồng với độ tăng 125,13%. Tuy năm 2011 doanh thu có tăng nhưng chi phí tăng lớn hơn doanh thu cho thấy có tình trạng hao hụt về nguyên liệu làm tăng chi phí kết quả kinh doanh đang có sự đi xuống.

Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp xây dựng nên việc đặt ra kế hoạch đúng đắn về công tác xuất nhập kho, coi giữ, bảo quản nguyên vật liệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài ra doanh nghiệp còn cố gắng tìm các nguồn cung ứng thuận lợi nhất cho việc vận chuyển và giao trả nguyên vật liệu đúng thời hạn, tránh tình trạng lãng phí về cả thời gian và tiền bạc. Những công việc này tuy không khó khăn nhưng vô cùng cần thiết vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của Công ty.

- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (công trình) ở trong biên chế hoặc công nhân làm theo hợp đồng. có thể chia chi phí nhân công ra làm hai bộ phận:

+ Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Các khoản này trích theo quy định của Nhà nước. Mỗi hoạt động kinh tế của con

người đều có mục đích, có ý thức và phải được bù đắp để tái tạo sức lao động. Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động thì biện pháp thích hợp nhất là cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng đòn bẩy kinh tế thích hợp như chính sách về lương là quan trọng nhất. Lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong Công ty Cổ phần thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí được chia theo trình độ học vấn, tay nghề, thời gian công tác, năng suất lao động... do họ làm ra. Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy.

Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty trong 3 năm 2009 – 2010-2011 chiếm tỷ trọng không lớn. Năm 2009 là 13,79 tỉ đồng chiếm 8% tổng chi phí. Năm 2010 là 56,40 tỉđồng chiếm 8,81% tổng chi phí. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 42,71 tỉ đồng tăng 409%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí nhân công và quản lý nhân công không hiệu quả dẫn đến tình trạng làm chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2011 là 64,94 tỉ đồng chiếm 7,6% tổng chi phí. So với năm 2010, năm 2011 tăng 8,54 tỉ đồng với tốc độ tăng 115,15% và doanh thu của doanh nghiệp tăng 172,9 tỉ đồng với tốc độ tăng 122,13%. Tức là so với năm 2010 , năm 2011 chi phí nhân công tăng nhẹ doanh nghiệp đã biết kết hợp kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý chi phí nhân công và có nhiều nỗ lực trong việc kinh doanh, biện pháp của Công ty là kết thúc hợp đồng hoặc không ký tiếp hợp đồng với công nhân thuộc diện thừa sản xuất. Tuy đặc điểm kinh tế của ngành sản xuất của nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, mang tính thủ công nhưng bằng sự học hỏi và tính mạnh dạn, Công ty đã đầu tư mua các công cụ dụng cụ máy móc, trang thiết bị hiện đại để hạn chế việc sản xuất mang tính chất thủ công.

- Chi phí máy thi công

Đối với những ngành sản xuất máy móc đóng vai trò rất quan trọng. Trong ngành xây lắp cũng vậy, máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng

tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. Ở Công ty toàn bộ máy móc được quản lý tập trung ở phòng Quản lý thiết bị vật tư chi phí sử dụng máy bao gồm:

+ Trong năm 2009 và 2010 chi phí sử dụng máy có chiều hướng tăng lên. Năm 2009 là 38,75 tỉđồngchiếm 22,5% tổng chi phí, năm 2010 là 146,36 tỉđồngchiếm 22,86% tổng chi phí. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 107,61 tỉ đồng, tỉ lệ tăng là 337,7% lớn hơn rất nhiều với tỉ lệ tăng của doanh thu là 265,85 %. Trong năm 2010 đầu tư mua sắm một lượng thiết bị máy có giá trị lớn như máy khoan đá BG28 và sàn tự nâng Jackup CPR 250… nhưng công tác quản lý chi phí máy chưa được tốt.

+ Năm 2011 chi phí sử dụng máy là 182,00 tỉ đồng chiếm 21,3% tổng chi phí, tuy tỉ lệ có giảm so với năm 2010 nhưng giá trị tăng so với năm 2010 là 35,64 tỉ đồng tăng 124,35%, trong khi đó doanh thu của năm 2011 tăng so với năm 2010 là 125,13%. Tốc độ tăng của chi phí máy nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy Công ty đang từng bước quản lý tốt hơn chi phí máy.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Trang 46 - 59)