Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải người lao động (Trang 42 - 44)

1.2 Quy định pháp luật Việt Nam về xử lý kỷ luật sa thải ngƣời lao động

1.2.6 Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải

Pháp luật Lao động về xử lý kỷ luật sa thải NLĐ ngồi yêu cầu NSDLĐ phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc xử lý, căn cứ, thời hiệu… cịn phải tuân thủ quy định về mặt trình tự, thủ tục- mặt hình thức của xử lý kỷ luật sa thải NLĐ.

Tại khoản 6 Điều 122 BLLĐ 2019, “chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ

luật lao động”. Nhƣ vậy, cần đến khi BLLĐ 2019 cĩ hiệu lực, chính phủ sẽ ban hành

những văn bản hƣớng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải NLĐ. Dựa vào những quy định của BLLĐ 2019 và sự so sánh giữa BLLĐ 2019, BLLĐ 2012 về mặt hình thức, xử lý kỷ luật sa thải NLĐ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải NLĐ.

Về trách nhiệm thơng báo tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải NLĐ, NSDLĐ phải thơng báo đến NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động, tổ chức đại diện NLĐ là thành viên, ngƣời đại diện của NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động trong trƣờng hợp ngƣời này dƣới 15 tuổi. Từ quy định của khoản 13 Điều 1 NĐ 148/2018/NĐ-CP, NSDLĐ cĩ trách nhiệm thơng báo đến các chủ thể nêu trên. Đồng thời các chủ thể trên phải cĩ thơng báo xác nhận tham gia cuộc họp, nếu khơng tham gia phải nêu rõ lý do. Trong trƣờng hợp xác nhận tham gia nhƣng vẫn khơng đến cuộc họp thì vẫn tiếp tục tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Đây là quy định hợp lý về mặt hình thức của BLLĐ 2012 mà rất cĩ thể khi BLLĐ 2019 cĩ hiệu lực thi hành vẫn xem xét giữ lại nội dung này. Tuy nhiên, pháp luật lao động hiện nay cĩ sự vƣớng mắc khi áp dụng quy định này ở việc NSDLĐ phải thơng báo cho NLĐ qua hình thức nào thì đƣợc xem là đã gửi thơng báo cho NLĐ tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Về thành phần tham dự, cuộc họp đƣợc tổ chức với sự tham gia của NSDLĐ, NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải, tổ chức đại diện ngƣời lao động, ngƣời đại diện của NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải (trong trƣờng hợp NLĐ dƣới 15 tuổi) căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 122 BLLĐ 2019. Hiện nay, theo khoản 13 Điều 1 NĐ

148/2018/NĐ-CP, việc tham gia của những chủ thể nêu trên phải đƣợc chính các chủ thể xác nhận trong vịng 03 ngày, nếu đã xác nhận mà khơng tham dự hoặc khơng tham dự mà khơng cĩ lý do chính đáng hoặc khơng xác nhận thì cuộc họp này vẫn sẽ tiến hành. Khoản 2 Điều 30 NĐ 05/2015 cĩ quy định về vấn đề này, nếu NSDLĐ đã thơng báo 03 lần bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự khơng cĩ mặt thì NSDLĐ tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trƣờng hợp NLĐ đang trong thời gian khơng đƣợc xử lý kỷ luật lao động. Nhƣ vậy, về việc tham dự cuộc họp, ngay khi BLLĐ 2012 cịn hiệu lực, đã cĩ những thay đổi nhƣ trên. Theo tác giả, quy định mới nhất theo khoản 13 Điều 1 NĐ 148/2018/NĐ-CP, là rất hợp lý cần duy trì kể cả khi BLLĐ 2019, việc xử lý kỷ luật lao động ảnh hƣởng đến NSDLĐ nhƣng ảnh hƣởng trực tiếp là NLĐ. Chính vì vậy, quy định hiện hành trao sự chủ động cho ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động của chính mình, từ đĩ họ cĩ thể chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ hai, việc xử lý kỷ luật sa thải phải được lập thành biên bản.

Biên bản cuộc họp là văn bản ghi nhận tồn bộ diễn biến, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.23 Biên bản đĩng vai trị nhƣ nguồn chứng cứ nếu cĩ tranh chấp lao động xảy ra. Ngồi ra, biên bản cịn đảm bảo tính minh bạch của q trình xử lý kỷ luật lao động giúp cho NLĐ nắm bắt đƣợc những trình tự mà NSDLĐ tiến hành, từ đĩ cĩ sự chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong thủ tục xử lý kỷ luật sa thải NLĐ, pháp luật yêu cầu NSDLĐ phải lập thành biên bản căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 122 BLLĐ 2019. Hiện nay, ngồi yêu cầu phải lập biên bản khi xử lý kỷ luật sa thải NLĐ,để đảm bảo chứng minh sự cĩ mặt và đồng ý của các thành phần tham dự, phải đảm bảo việc các thành phần tham dự cuộc họp ký tên vào biên bản, nếu cĩ tham dự nhƣng khơng ký tên cần nêu rõ lý do trong biên bản, Căn cứ khoản 13 Điều 1 NĐ 148/2018/NĐ-CP.

Thứ ba, về quyết định xử lý kỷ luật sa thải NLĐ.

BLLĐ 2019 nêu rõ, quyết định xử lý kỷ luật lao động phải đƣợc ban hành trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Đây là quyết định cuối cùng của phía NSDLĐ đối với hành vi vi phạm của NLĐ. Pháp luật lao động hiện hành yêu cầu NSDLĐ phải ra

23 Phạm Thị Minh Trang (2016), Sa thải trong pháp luật lao động Việt Nam, khĩa luật tốt nghiệp, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 43

quyết định xử lý kỷ luật sa thải NLĐ trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hiệu kéo dài. Đồng thời phải gửi đến các thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Mặc dù vậy, pháp luật khơng quy định phải gửi quyết định nêu trên trong thời hạn bao lâu, dẫn đến việc áp dụng pháp luật hiện hành cịn cĩ nhiều khĩ khăn.

Tĩm lại, xử lý kỷ luật sa thải NLĐ cĩ các quy định chặt chẽ về mặt hình thức, NSDLĐ phải cĩ trách nhiệm thực hiện để đảm bảo áp dụng đúng pháp luật lao động. BLLĐ 2019 chƣa cĩ hiệu lực thi hành, các quy định về thủ tục sẽ cịn rất nhiều hƣớng dẫn trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải người lao động (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)