KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng đƣợc xem là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Tuy khơng trực tiếp tham gia sản xuất và lƣu thông hàng hóa nhƣng nó góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cấp vốn tín dụng, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ. Do đó nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trƣớc đây, nguồn vốn hoạt động của VietinBank Cần Thơ chủ yếu từ vốn huy động, nếu thiếu vốn sẽ đƣợc Hội sở chính điều chuyển về. Nhƣng từ tháng 04/2011 VietinBank áp dụng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing) trên toàn hệ thống, nguồn vốn đƣợc quản lý tập trung theo cơ chế mua – bán vốn. Việc chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống đƣợc thực hiện thông qua tài khoản “ Điều chuyển vốn nội bộ”.

Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính (HSC) của VietinBank, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thơng qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có. Từ đó thu nhập, chi phí của từng chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Theo đó khi huy động đƣợc nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Trung tâm vốn với một lãi suất nhất định phụ thuộc vào kỳ hạn, tính chất nguồn vốn (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tƣợng khách hàng), khi có nhu cầu thanh toán, đầu tƣ, cho vay…chi nhánh sẽ thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm. Nhƣ vậy, nếu vốn huy động đƣợc càng nhiều, với lãi suất huy động càng rẻ thì Chi nhánh sẽ đƣợc lợi càng cao. Vì vậy cần thiết phải xem xét tình hình huy động vốn tại Chi nhánh.

Phân tích hoạt động tín dụng tại VietinBank chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 25 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hiền

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 06.2011 06.2012 2010/2009 2011/2010

06.2012/06.2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

TG dân cƣ 599.195 889.560 1.112.029 764.055 854.610 290.365 48,46 222.469 25,01 90.555 11,85 TG các TCKT 596.326 1.032.677 1.078.501 823.727 867.380 436.351 73,17 45.824 4,44 43.653 5,30 Phát hành GTCG 113.176 57.409 29.567 20.793 24.858 (55.767) (49,27) (27.842) (48,50) 4.065 19,55

Tổng VHĐ 1.308.697 1.979.646 2.220.097 1.608.575 1.746.848 670.949 51,27 240.451 12,15 138.273 8,60 Bảng 02: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 06.2012

Đơn vị: Triệu đồng

Phân tích hoạt động tín dụng tại VietinBank chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 26 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hiền Từ Bảng 02 cho thấy vốn huy động của Chi nhánh luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động tăng mạnh so với năm 2009, tămg 51,27%, nhƣng đến năm 2011 tốc độ tăng chậm lại, tăng 12,15%. Năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nguồn vốn khá dồi dào nên tốc độ gia tăng vốn huy động mạnh. Năm 2011 lạm phát đã quay trở lại, đồng thời khả năng thanh khoản của các Ngân hàng yếu kém và khó khăn dẫn đến đẩy lãi suất huy động tăng cao. Với tình hình đó buộc NHNN phải ban hành thơng tƣ 02/2011/TT-NHNN quy định về mức trần lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam là 14% vào ngày 03/03/2011, và sau đó là bổ sung cụ thể hơn ở thơng tƣ 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011. Là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Nhà nƣớc và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của VietinBank Việt Nam nên VietinBank Cần Thơ ln tn thủ những quy định, chính sách của Nhà nƣớc nên công tác huy động vốn trong năm này khơng đƣợc thuận lợi. Sang năm 2012 tình kinh tế tiếp tục khó khăn, vốn huy động 6 tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc là 8,60 % và giảm so với cuối năm 2011. Giải thích cho nguyên nhân trên là do từ đầu năm trần lãi suất liên tục giảm về 13%, 12%, 11%, 9%, lãi suất huy động thấp nên không thu hút đƣợc khách hàng, cùng với sự canh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy nhiên với uy tín thƣơng hiệu VietinBank cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh nên kết quả huy động vốn vẫn đạt những thành tựu đáng kể.

Vốn huy động của Ngân hàng đƣợc phân theo nhiều loại khác nhau nhƣ theo thời hạn, theo loại tiền tệ, theo đối tƣợng. Do đề tài không tập trung phân tích sâu tình hình huy động vốn nên chỉ đề cặp đến vốn huy động theo đối tƣợng gồm tiền gửi dân cƣ, tiền gửi các tổ chức kinh tế (TCKT), phát hành giấy tờ có giá (GTCG).

Qua những con số thể hiện bên trên cho thấy nguồn tiền gửi dân cƣ, tiền gửi các TCKT của Chi nhánh tăng qua các năm trong khi phát hành GTCG giảm liên tục do nguồn vốn từ phát hành GTCG có chi phí trả lãi cao nên Chi nhánh không ƣu tiên phát triển nguồn vốn loại này. Năm 2010 tiền gửi các TCKT tăng khá mạnh, tăng 73,17% so với năm 2009. Do trong năm 2010 các doanh nghiệp làm

Phân tích hoạt động tín dụng tại VietinBank chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 27 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hiền ăn hiệu quả, thƣờng xun có lƣợng tiền gửi thanh tốn cao để phục vụ cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Cũng trong năm này tiền gửi dân cƣ tăng mạnh, tăng 48,46% so với năm 2009, kinh tế ổn định nên nhu cầu tiết kiệm của ngƣời dân cũng tăng lên.

Sang năm 2011, tiền gửi của các TCKT tăng trƣởng nhẹ, tăng 4,44% so với năm 2010 do các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, một số hoạt động cầm chừng nên giao dịch thanh toán qua Ngân hàng giảm dẫn đến nguồn tiền gửi từ các TCKT tăng trƣởng không mạnh. Nguồn tiền gửi dân cƣ trong năm 2011 tăng 25,01% so với năm 2010, tuy có chậm lại nhƣng nguồn tiền gửi này vẫn duy trì ở mức khá cao và cao hơn so với tiền gửi của các TCKT. Đó là nhờ kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh hoạt động hiệu quả nhƣ áp dụng chƣơng trình tiết kiệm có dự thƣởng, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, cải thiện cơng nghệ thanh tốn,… cho nên uy tín của Chi nhánh khơng ngừng đƣợc nâng cao. Mặt khác nguồn tiền gửi dân cƣ thƣờng là tiền gửi tiết kiệm, nên tính ổn định cao, ít có sự biến động mạnh nhƣ tiền gửi TCKT (phần lớn là tiền gửi thanh toán) nên nguồn vốn này vẫn tăng trƣởng khá cao. Năm 2012, nền kinh tế tiếp tục khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao nên nguồn tiền gửi của các TCKT đến tháng 6 năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm này và giảm so với cuối năm 2011, tƣơng tự nguồn tiền gửi dân cƣ cũng vậy.

Những phân tích trên chỉ mới giải thích cho xu hƣớng tăng trƣởng của từng thành phần của vốn huy động chứ chƣa thấy rõ thế mạnh cũng nhƣ những tồn tại cần khắc phục trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Vì vậy cần xem xét cơ cấu vốn huy động và xu hƣớng thay đổi của cơ cấu đó trong từng thời kỳ để có chính sách điều chỉnh phù hợp.

Phân tích hoạt động tín dụng tại VietinBank chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 28 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hiền Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh thay đổi không nhiều qua các năm. Tỷ trọng tiền gửi dân cƣ và tiền gửi các tổ chức kinh tế xấp xỉ nhau. Trong những năm qua mạng lƣới phịng giao dịch của chi nhánh khơng ngừng đƣợc mở rộng, hiện đã có 8 phịng giao dịch ở các quận huyện tập trung đông dân cƣ, các khu công nghiệp của Thành phố Cần Thơ: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Thốt Nốt, Phong Điền. Điều này đã giúp Chi nhánh thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn tiền gửi của dân cƣ và các TCKT. Trong khi đó tỷ trọng phát hành giấy tờ có giá có xu hƣớng giảm dần vì đây là nguồn vốn phải tốn chi phí trả lãi khá cao nên Chi nhánh đã từng bƣớc giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động. Qua phân tích cơ cấu vốn huy động, nhận thấy nguồn vốn từ các TCKT chiếm tỷ trọng khá lớn bởi thế mạnh của Chi nhánh là huy động vốn từ các TCKT thông qua thực hiện dịch vụ thanh toán. Với đặc trƣng là tiền gửi không kỳ hạn nên nguồn vốn loại này dễ biến động, cho nên Chi nhánh cần tăng cƣờng tỷ trọng tiền gửi dân cƣ hơn nữa để đảm bảo nguồn vốn bền vững đồng thời tăng lợi nhuận cho Chi nhánh (giá bán vốn về Hội sở chính cao hơn).

Hình 02: Cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2009 – 06.2012 2009 – 06.2012

Phân tích hoạt động tín dụng tại VietinBank chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 29 SVTH: Huỳnh Thị Thu Hiền

Tóm lại: Qua phân tích khái qt tình hình huy động vốn cho thấy tình

hình huy động vốn của ngân hàng có sự tăng lên hằng năm tạo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động và phát triển. Trong đó, mỗi loại hình huy động vốn đều có sự tăng giảm tùy theo chính sách huy động vốn của ngân hàng ở từng thời kỳ cũng nhƣ những diễn biến của tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn. Ngân hàng ln có sự linh hoạt trong chiến lƣợc huy động vốn của mình, đó là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc chạy đua cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động huy động vốn nói riêng và tín dụng nói chung. Tuy nhiên trong thời gian tới, bên cạnh việc phát huy thể mạnh của mình là tận dụng nguồn vốn có chi phí thấp từ các TCKT thơng qua dịch vụ thanh tốn thì Ngân hàng cần tăng cƣờng hơn nữa nguồn tiền gửi dân cƣ để tạo nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)