Nguyễn Duy Thuân, Vấn đề chứng minh mục đích phạm tội trong điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 26 - 28)

tư duy mới có thể kết luận được vấn đề. Kết luận về mục đích phạm tội thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của chủ thể chứng minh. Do đó để kết luận bảo đảm tính khách quan chính xác ngồi kinh nghiệm cần phải chú trọng, nắm vững căn cứ xác định mục đích.

Luật hình sự Việt Nam quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm, còn phần lớn các cấu thành tội phạm mục đích phạm tội không được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mặc dù, dấu hiệu mục đích phạm tội chỉ có trong mặt chủ quan của tội phạm ở các tội được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Nhưng nắm vững mục đích phạm tội có ý nghĩa trong việc xác định tội danh chính xác, không gây nhầm lẫn giữa tội này với tội khác. Như tội Chống người thi hành công vụ, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình đang chống lại lực lượng cán bộ đang thực thi nhiệm vụ cơng nhưng vì để bảo vệ tài sản, hàng hóa hay trốn chạy khi đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật … nên sẵn sàng chống đối những người đang thi hành nhiệm vụ.

Khi mục đích phạm tội được quy định là dấu hiệu bắt buộc của một cấu thành tội phạm nào đó, nếu ta khơng xác định được mục đích phạm tội thì hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ không cấu thành tội phạm đó. Ví dụ như mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được mục đích này khi định tội danh các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Theo đó, chúng ta có thể thấy yếu tố lỗi và mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm chống người thi hành cơng vụ, vì vậy khi định tội danh phải chứng minh, làm rõ được các yếu tố này.

Tóm lại, động cơ, mục đích phạm tội là những vấn đề rất khó xác minh trong các vụ án hình sự, trên thực tế có nhiều trường hợp vì khơng chứng minh được động cơ và mục đích phạm tội nên khơng thể chứng minh được hành vi đó là tội phạm và nguy cơ bỏ lọt tội phạm là rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu động cơ và mục đích phạm tội của các loại tội phạm là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà nhiên cứu luật pháp cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp điều tra giải quyết các vụ án

hình sự bởi nó liên quan đến việc định tội danh và quyết định hình phạt, tránh mọi trường hợp oan sai đáng tiếc như đã từng xảy ra trong những năm vừa qua, gây tổn thất, mất mát cho chính những người phạm tội và làm hao hụt, lãng phí ngân sách của nhà nước.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)