Thực trạng hoạt động phòng chống tội phạm chống ngƣời thi hành công vụ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 42 - 46)

- Nhóm tội phạm về trật tự trị an: Khởi tố mới 1.017 vụ/2.141 bị can

14 Phát biểu của trung tướng Trần Bá Thiều – Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an trên báo Thanh niên ngày 03-

2.3 Thực trạng hoạt động phòng chống tội phạm chống ngƣời thi hành công vụ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

Những năm qua, tình hình trật tự an toàn xã hội trên cả nước cơ bản

được ổn định. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu hay TP.Hồ Chí Minh vẫn diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất mức độ vi phạm15. Trong đó, gần đây nổi lên tình trạng tội phạm

“chống người thi hành công vụ”, đặc biệt là chống lại lực lượng Công an khi

thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, hành vi phạm tội này không chỉ trực tiếp cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan cơng quyền mà cịn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ và tài sản của Nhà nước.

Ngày 22/10/2010 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 48/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Với mục đích: “Trong thời gian tới, cơng tác phòng, chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới; tạo ra môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân”. Thực hiện chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các cấp, các ngành có liên quan trên toàn thành phố đã chung tay đấu tranh để làm giảm bớt tình hình vi phạm pháp luật hình sự đang diễn ra hết sức phức tạp và đáng báo động. Tuy đã đạt được những kết quả khả quan

15

trong q trình tấn cơng, triệt phá, trấn áp tồn bộ tội phạm nói chung nhưng tính chất nguy hiểm của các loại tội phạm vẫn cịn cao trong đó phải kể đến tội phạm “chống người thi hành cơng vụ”.

Trước tình hình tội phạm “chống người thi hành công vụ” vẫn diễn ra

hết sức manh động và phức tạp như vậy, ngày 01/11/2011, Bộ trưởng Bộ

Công an đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCA về tăng cường phòng ngừa,

đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ. Chỉ thị nêu rõ: “phải

coi việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ chống người thi hành công vụ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cán bộ và củng cố mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa lực lượng Cơng an với nhân dân”. Bên cạnh đó, cần phải siết chặt kỷ cương, kỷ luật công tác, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, sai phạm về tác phong, điều lệnh… để tránh tình trạng người dân bức xúc với thái độ và cách làm việc không chuẩn mực của các cán bộ chiến sỹ trong khi thi hành nhiệm vụ.

Mặc dù tình hình tội phạm “chống người thi hành công vụ” đang gia

tăng nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng các cơ quan ban ngành có liên quan mà đặc biệt là Cơng an TP.Hồ Chí Minh vẫn chưa tổ chức một buổi hội nghị hay tập huấn để chấn chỉnh tình hình và triển khai thực hiện các biện pháp mạnh để kịp thời trấn áp với tội phạm này, nên vẫn có rất nhiều hành vi

“chống người thi hành công vụ” diễn ra với tính chất ngày càng manh động,

liều lĩnh đe dọa đến an tồn tính mạng, sức khỏe của chính những người thi hành công vụ. Sau đây là một ví dụ điển hình cho tội phạm này: Theo cơ quan

điều tra, khoảng 1h30 sáng ngày 07/09/2012, trên đường tuần tra, tổ cảnh sát đặc nhiệm phát hiện nhóm 5 thanh niên mang theo hung khí đi vào hẻm khu chung cư 590 đường Cách Mạng Tháng 8 (phường 11, quận 3). Tổ công tác liền áp sát kiểm tra, nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn. Sau đó, một số tên quay lại dùng bom xăng, giáo mác tấn công. Cảnh sát phải nổ nhiều phát súng chỉ thiên để trấn áp, truy đuổi và khống chế được 2 tên. Hai tên khác trốn vào nhà dân gần đó dùng giáo mác, mã tấu tử thủ. Trong lúc lực lượng

chức năng đang bao vây căn nhà thì bất ngờ một chiếc ôtô 7 chỗ lao đến, tơng thẳng vào nhóm trinh sát khiến họ phải nhảy dạt sang hai bên né tránh. Chưa dừng lại đó, khi cửa xe hơi bật mở, nhiều kẻ dùng súng hoa cải bắn nhiều phát về phía cảnh sát nhằm giải cứu đồng bọn16. Với những hành vi liều lĩnh, bất chấp luật pháp như vậy mà chúng ta khơng tìm cách để bảo vệ các cán bộ, chiến sỹ đang thi hành cơng vụ cũng như hình phạt thích đáng để trừng trị nghiêm khắc người phạm tội thì khơng thể nào đủ sức răn đe và trấn áp đối với loại tội phạm này trong thời gian tới.

Đặc thù về vị trí địa lý của TP.Hồ Chí Minh là khơng có nhiều rừng và biển nên hầu như rất ít vụ án chống người thi hành cơng vụ đối với lực lượng thi hành công vụ là Hải quan, Kiểm lâm hay Cảnh sát biển…vì vậy, hầu hết vụ án chống người thi hành cơng vụ tại TP.Hồ Chí Minh là chống lại lực lượng Công an. Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống tội phạm chống người thi hành cơng vụ, lãnh đạo Bộ Công an đã yêu cầu: Quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về tình hình, u cầu nhiệm vụ phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm chống người thi hành cơng vụ nói riêng; phải coi việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ chống người thi hành công vụ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cán bộ và củng cố mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa lực lượng Cơng an với nhân dân.

Hiện nay, Bộ Cơng an đã hồn thành xong dự thảo Nghị định “Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành cơng vụ” và đang trình Chính phủ phê duyệt. Xung quanh vấn đề này, đã có rất nhiều ý kiến đồng tình cũng như phản đối về các quy định trong dự thảo của Nghị định đặc biệt là quy định về việc công an được phép “nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện khi có căn cứ được cho là sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ”. Một luồng quan điểm ủng hộ việc nổ súng để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và cái uy của lực lượng chức năng, một luồng quan điểm khác lại chống đối vì lo ngại tình trạng lạm quyền.

16

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/06/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ đã có quy định về 7 (bảy) trường hợp cơng an được nổ súng. Theo đó, người thi hành công vụ chỉ được nổ súng trong trường hợp phịng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết; chỉ nổ súng khi khơng cịn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.

Câu hỏi đặt ra ở đây là có cần phải ban hành thêm Nghị định như Bộ Công an đã soạn thảo để quy định về việc nổ súng nữa hay không khi mà pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 đã quy định rõ ràng về vấn đề này. Trả lời câu hỏi này, Trung tướng Trần Bá Thiều – Tổng cục trưởng tổng cục xây dựng lực lượng Bộ Công an đã có bài trả lời phỏng vấn trên báo Thanh niên số 73 (6291) ngày 14/03/2013 như sau: Nghị định “Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ” đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến người thi hành công vụ và Bộ Công an đang trong quá trình lấy ý kiến để hồn thiện chứ chưa chính thức. Quan điểm của Bộ Cơng an trong việc giải quyết tình trạng chống người thi hành cơng vụ là sử dụng nhiều biện pháp mà súng chỉ là phương cách cuối cùng. Bộ Cơng an khơng khuyến khích cán bộ dùng súng, càng ít sử dụng súng mà cơng việc đạt hiệu quả thì mới là tốt.

Về phía mình, tơi đồng tình với quan điểm của Thẩm phán Phạm Công Hùng (Thẩm phán TAND tối cao tại TPHCM) trong một bài phỏng vấn đăng

trên báo Tuổi trẻ17 ngày 17-03-2013 khi cho rằng: Vụ pháp chế Bộ Cơng an

có soạn thảo lại Nghị định thì cũng phải tuân theo một nguyên tắc mà lãnh đạo Bộ Tư pháp đã nhấn mạnh: “Nội dung nghị định của Chính phủ phải phù hợp quy định của pháp lệnh, nghị định nhằm hướng dẫn thực hiện chứ không phải là mở rộng hoặc quy định thêm nội dung của pháp lệnh”. Trong trường hợp pháp lệnh có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì đề nghị Ủy ban thường vụ quốc hội sửa đổi chứ không được quyền làm khác và Ơng hồn tồn tin tưởng

17

vào sự sáng suốt của Bộ Tư pháp vì khi dự thảo nghị định của Bộ Công an khơng chuẩn thì cịn có bước thẩm định của Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, trước những hành vi hung hãn côn đồ của bọn tội phạm mà phương tiện, công cụ hỗ trợ của lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ quá thiếu nên khi sử dụng trong lúc thi hành công vụ khơng uy hiếp tức thì được đối tượng. Nhiều ý kiến cho rằng: mặc dù Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012 có quy định 7 trường hợp được phép nổ súng trong khi thi hành công vụ song các quy định về trang bị vũ khí, cơng cụ hỗ trợ và các chế tài về sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ trong phòng vệ, tự vệ và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung lại chưa đầy đủ, chung chung và khó áp dụng trong thực tiễn nên đã hạn chế khả năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta chưa có hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ nên có sự e ngại trong việc sử dụng vì lo sợ trách nhiệm nên khơng đủ uy lực để trấn áp, đè bẹp sự phản kháng của tội phạm. Do vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đề xuất Nhà nước, Chính phủ hồn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đủ mạnh để đối phó với loại tội phạm này. Bên cạnh đó là các giải pháp mang tính đồng bộ, tồn diện nhằm phịng chống có hiệu quả đối với tội phạm này trong thời gian tới .

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)