- Nhóm tội phạm về trật tự trị an: Khởi tố mới 1.017 vụ/2.141 bị can
23 Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1994), Đào Trí Úc chủ biên, Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
3.2.2 Giải pháp về tâm lý, văn hóa, giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói: “Kinh tế và văn hóa như hai cái chân của con người, nếu một chân mạnh, một chân yếu thì bước đi khập khiểng. Suy cho cùng, một dân tộc không coi trọng văn hóa thì dân tộc đó khơng có sức mạnh bên trong”. Khơng chỉ đất nước Việt Nam nói riêng mà tất cả các nước khác trên thế giới hiện nay cùng chung một yêu cầu đó là không chỉ làm cho đất nước phát triển mà phải đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển, chính là đảm bảo cho sự cân đối của bốn yếu tố: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững xã hội và bên vững văn hóa, trong đó xét về
mặt lâu dài thì bền vững văn hóa là nhân tố quan trọng nhất24. Qua mười năm
thực hiện Nghị quyết trung ương khóa VIII, chúng ta sáng rõ ra một luận điểm nữa, đó là phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhưng phải gắn với không ngừng nâng cao văn hóa, nên tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ thậm chí là cán bộ cơng chức Nhà
24 Bài nói chuyện của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt TP.HCM ngày 11/05/2012 học, nghệ thuật Trung ương Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt TP.HCM ngày 11/05/2012
nước hay các Đảng viên chưa thực sự xem trọng các giá trị văn hóa, xem nhẹ việc phát huy truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc, những hành động phi văn hóa đang diễn ra hàng ngày làm nhức nhối xã hội, đây là điều cực kì nguy hiểm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.
Chúng ta đều đã biết, tồn tại xã hội có sự tác động rất lớn đến ý thức xã hội. Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có truyền thống văn hóa tốt đẹp và được cha mẹ dạy dỗ nghiêm túc thì đứa trẻ đó sau này lớn lên sẽ phát triển tốt về phẩm chất đạo đức, còn ngược lại một đứa trẻ khơng được cha mẹ chăm sóc dạy dỗ tốt, khơng được đảm bảo về các điều kiện sống cần thiết để phát triển trí tuệ và nhân cách thì khả năng đi lệch hướng trong cuộc sống là rất cao, bởi con người là tổng hòa của các quan mối quan hệ xã hội và chịu sự tác động từ mơi trường sống xung quanh trong q trình phát triển và hồn thiện bản thân mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên sống rất buông thả nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh bởi điều kiện sống ở đây cao hơn hẳn so với các khu vực khác trong cả nước. Những người này chỉ biết hưởng thụ, đề cao mục đích cá nhân, xem nhẹ các chuẩn mực xã hội, coi thường pháp luật, dẫn đến tình trạng số người phạm tội ở độ tuổi thanh thiếu niên là rất cao, nó là nguy cơ cho sự bào mịn về những giá trị văn hóa đạo đức cả một thế hệ trẻ sau này của đất nước. Vì vậy, các cấp chính quyền thành phố phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau để sự phát triển của văn hóa giáo dục khơng mất đi đồng điệu so với sự phát triển về kinh tế.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân TP.Hồ Chí Minh về vai trị, vị trí quan trọng của văn hóa nghệ thuật đối với sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, của thành phố, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp trên địa bàn thành phố như “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, “chiến dịch mùa hè xanh” do Hội sinh viên Việt Nam - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động… Tạo ra các sân chơi văn
hóa lành mạnh, bổ ích cho thanh thiếu niên. Coi trọng việc bồi dưỡng các giá trị văn hóa đối với mọi người dân, đặc biệt trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên về lý tưởng sống, về đạo đức, trí tuệ và bản lĩnh văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, phải có những biện pháp tích cực, sáng tạo để đổi mới căn bản
và tồn diện nền giáo dục của đất nước nói chung, TP.Hồ Chí Minh nói riêng. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục ở các cấp học, nâng cao chất lượng giáo dục làm tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề, đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “toàn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa” – là một trong bốn nhóm giải pháp lớn về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được đề cập đến trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 16/07/1998. Tăng cường công tác xây dựng gia đình, phường, xã, khu phố văn hóa. Nêu gương điển hình về người tốt, việc tốt và trao nhiều phần thưởng để khích lệ các cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, đẩy lùi và bài trừ các tệ nạn xã hội, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái của nhân dân trên địa bàn thành phố.