Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 50 - 53)

- Nhóm tội phạm về trật tự trị an: Khởi tố mới 1.017 vụ/2.141 bị can

20 Bản án được thống kê tại Phịng Thực hành quyền cơng tố và xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát nhân dân TPHCM

2.4.2 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý văn hóa giáo dục

Từ khi giành được độc lập dân tộc thống nhất đất nước đến nay đã hơn 35 năm và từ khi cả nước phải vất vả chiến đấu với “giặc đói, giặc dốt đến nay cũng đã hơn 65 năm, người dân Việt Nam giờ đây không chỉ được ăn no mặc ấm mà nhu cầu ăn ngon mặc đẹp đang là mục tiêu phấn đấu thậm chí là bất chấp thủ đoạn để đạt được cái mục đích gọi là cải thiện đời sống của mình. Cũng chính vì điều này, hàng giờ, hàng ngày trên khắp đất nước hiện nay ở đâu cũng xảy ra những vụ tranh chấp, giành giật dẫn đến ẩu đả, đâm chém trả thù nhau để thể hiện bản thân hay thỏa mãn ham muốn, ích kỷ cá nhân của mỗi người. Chưa bao giờ trên đất nước hình chữ S nhỏ bé này lại

xảy nhiều vụ ly hôn, vợ giết chồng, con cái giết cha mẹ hay học trò trả thù thầy cơ giáo của mình một cách tàn bạo, dã man nhiều như những năm gần đây. Tất cả những điều này làm chúng ta phải suy nghĩ lại vấn đề đạo đức xã hội, vị trí của luật pháp và vai trị của các bậc làm cha làm mẹ cũng như các cấp Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển cùng với thế giới, TP.Hồ Chí Minh với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước cũng là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất Đông Nam Á, là một trong những cửa ngõ giao lưu văn hóa với các nước láng giềng, hàng năm tiếp đón hàng ngàn khách du lịch đến tham quan vì vậy vấn đề giáo dục là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả nước nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng. Tập trung rất nhiều Trường Đại học, cao đẳng các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước tuy nhiên chất lượng giáo dục và đào tạo của TP.Hồ Chí Minh vẫn chưa được đánh giá đúng thực trạng. Những năm gần đây, chúng ta luôn kêu gọi cải cách giáo dục, nhưng từ lời nói đến hành động và để thay đổi nền giáo dục của cả một đất nước không phải là vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều. Chương trình giáo dục của chúng ta hiện nay chậm cải tiến, chỉ coi trọng số lượng, chưa coi trọng chất lượng. Cấu tạo chương trình vẫn cịn nặng nề, mang tính nhồi nhét, áp đặt chưa khơi dậy tính tự giác, tự học, tự nghiên cứu của mỗi người. Trong khi giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu thì ở nước ta hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ vẫn đang diễn ra.

Bên cạnh đó, việc mở cửa giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã du nhập vào nước ta lối sống thích hưởng thụ, ăn chơi sa đọa, xem nhẹ việc học tập và chà đạp lên các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mơi trường văn hóa bị lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các bậc cha mẹ hiện nay chỉ biết đi làm kiếm tiền, xem nhẹ việc giáo dục con cái, cứ nghĩ rằng lo cho con ăn học đầy đủ là xong trách nhiệm, các thầy cô giáo cũng chạy theo kinh tế thị trường khơng cịn tâm huyết với nghề để đào tạo ra nhân tài cho đất nước mai sau. Ngồi ra, với mạng lưới thơng tin liên lạc, internet được mở rộng toàn cầu như hiện nay đã tràn vào nước ta nhiều

ảnh hưởng tiêu cực, các kênh truyền hình chiếu quá nhiều các phim ảnh bạo lực của nước ngoài. Đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên bị thối hóa, xuống cấp nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc này là do được nuông chiều từ nhỏ, chỉ biết ăn chơi, đua địi, thích hưởng thụ, xem thường pháp luật. Mà chúng ta đều đã biết, mơi trường hình thành nhân cách một con người đó là gia đình và xã hội. Vì vậy, các vụ án hình sự nói chung và tội phạm “chống người thi hành cơng vụ” nói riêng đang ngày càng gia tăng như hiện nay chính vì những lý do đã phân tích ở trên, nó cũng là hồi chng cảnh báo về trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và xã hội phải chung tay cùng xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, đề cao các chuẩn mực đạo đức, có như vậy chúng ta mới mạnh dạn khẳng định với thế giới tiêu chí về sự hội nhập để phát triển nhưng khơng hịa tan trong sự hỗn loạn về những giá trị tinh thần của các nước trên thế giới.

Tại TP.Hồ Chí Minh, hành vi chống người thi hành cơng vụ của Phạm Thị Mỹ Linh (18 tuổi, ngụ Quận 12), bị người đi đường quay phim và đăng tải lên mạng internet đã bị dư luận lên án gay gắt vì hành động phản cảm của mình, khi đã vi phạm luật giao thơng lại cịn chống đối, la hét và tát vào mặt người thi hành công vụ. Theo điều tra, vụ án xảy ra vào chiều 2.7.2011, trên

đường Lê Văn Khương, phường Thới An, Quận 12, hai cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ là thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh và tập sự Vũ Quang Long, phát hiện bà Trương Thị Hạnh (ngụ phường Tân Thới Hiệp, Quận 12) điều khiển xe gắn máy chở hai con là Phạm Thị Mỹ Linh và Phạm Minh Quang (16 tuổi) đi ngược chiều, cả ba người không đội mũ bảo hiểm. Khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, bà Hạnh chỉ xuất trình được giấy đăng ký xe, nhưng khơng có giấy phép lái xe nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm và thông báo sẽ tạm giữ xe 10 ngày. Ngay lập tức, Phạm Thị Mỹ Linh la hét rồi nhào vào xô đẩy, tát nhiều cái vào mặt cảnh sát giao thơng nhưng ơng Ánh và ơng Long khơng có bất kì hành động nào chống trả. Hành vi của Linh đã bị Cơ quan CSĐT Công an Quận 12 khởi tố về tội “chống người thi hành công vụ”. Trong phiên sơ thẩm vào tháng 8-2011, Phạm Thị Mỹ Linh đã bị TAND quận

12 xử phạt 9 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 điều 257 BLHS 199921

.

Hay vụ án của Nguyễn Thị Mỹ Dung (nữ, sinh năm 1963, không biết chữ). Theo Bản án số 121/HSST ngày 23/08/2012: khoảng 20h ngày 27/11/2011, sau khi nghe Lê Thị Diễm Nghi gọi điện thoại kể việc xảy ra mâu thuẫn với Lại Yến Phương, Nguyễn Thị Mỹ Dung đã kêu hai con và một số người khác cùng với Dung đến qn trà sữa trên đường Tân Hịa Đơng (nơi Nghi đang làm) xem tình hình thế nào. Đến nơi, biết Phương đánh nhau với Nghi, nên Dung đã cùng mọi người kéo đến nhà Phương chửi bới. Mặc dù mẹ của Phương đã lên tiếng xin lỗi nhưng Dung không chịu mà vẫn tiếp tục chửi mắng. Lúc này, lực lượng Công an phường 13, quận 6 trên đường tuần tra phát hiện nên yêu cầu hai bên về trụ sở Công an phường giải quyết. Tại Công an phường, trong lúc Phương đang ngồi viết tường trình thì Lê Thị Diễm My và Nghi xơng lên phịng trực ban dùng tay tát vào mặt Phương, thấy vậy, ơng Lê Nguyễn Trung Hịa – trực ban đã đẩy My ra làm My bị ngã. Ngay lập tức Dung và những người đi cùng chạy lên phòng trực, hai người bạn của Phương cũng chạy lên theo và hai bên định đánh nhau. Trong lúc ơng Hịa can hai bên ra thì Dung chụp bình trà để trên bàn ném trúng mặt ơng Hịa, sau đó tiếp tục dùng ghế Inox đánh vào đầu ơng Hịa làm ơng Hịa bị chảy máu ở đầu và mặt, còn Nghi dùng guốc đánh vào đầu ơng Hịa. Ngay lúc đó, nghe tiếng cịi hụ của lực lượng Cơng an phường trên đường tuần tra về nên Dung, Nghi và mọi người cùng bỏ chạy nhưng Công an phường đã đuổi theo và bắt được Dung và Nghi. Ơng Hịa được giám định thương tật với tỉ lệ 5%. Lê Thị Diễm Nghi do chưa đủ tuổi chịu TNHS nên không truy cứu. Riêng Nguyễn Thị Mỹ Dung bị TAND quận 6 xử phạt một năm ba tháng tù cho hành vi chống người thi hành công vụ..

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)