- Nhóm tội phạm về trật tự trị an: Khởi tố mới 1.017 vụ/2.141 bị can
26 Trương Đắc Linh (2012), “Những vấn đề bất cập từ vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Huyện Tiên Lãng và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, pháp luật về chính quyền địa phương” Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(68)/
3.2.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Chúng ta đều đã biết, pháp luật đóng một vai trị cực kì quan trọng trong việc điều hành quản lý xã hội của bất kì một nhà nước nào trên khắp thế giới. Nó là cơng cụ hữu ích nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban hành gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau với phạm vi điều chỉnh rộng lớn, toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy để pháp luật được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nước thì trước hết hệ thống pháp luật phải bảo đảm được tính thống nhất trong chính nội tại của nó. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng các quy định mâu thuẫn, chồng chéo thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Vì vậy, địi hỏi phải kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật để loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật.
Xuất phát từ yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Q trình này dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, kéo theo sự đòi hỏi sự sửa đổi luật pháp cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Sự sửa đổi luật pháp vì thế rất dễ tạo nên những mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp giữa các quy định mới với các quy định khác trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu về mặt thể chế đặt ra phục vụ cho công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với những sửa đổi của luật pháp là hết sức cần thiết và quan trọng.
Thực tế cho thấy, khơng chỉ riêng các văn bản về pháp luật hình sự mà ngay cả các văn bản pháp luật điều chỉnh ở những lĩnh vực khác trong xã hội đều khơng ít nhiều thiếu tính đồng bộ, thống nhất; văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên hoặc các văn bản cùng loại có những quy định chưa được thống nhất với nhau. Những mâu thuẫn này đã và đang tạo nên những rắc rối về mặt pháp lý không chỉ đối với người dân mà ngay cả đối với cán bộ, công chức nhà nước cũng không biết là phải dựa vào quy định nào của pháp luật để thực thi công vụ trong các trường hợp quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và trùng lắp. Để tránh tình trạng các văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái hoặc mâu thuẫn với văn bản do cơ quan cấp trên thì khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật các cơ quan cấp trên cần cố gắng đưa ra những quy định cụ thể để có thể thi hành được ngay, khơng cần có các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành.
Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật là yêu cầu cấp thiết để đấu tranh phịng chống có hiệu quả với các loại tội phạm nói chung, các vi phạm pháp luật khác nói riêng. Hiện nay, các quy định của pháp luật điều chỉnh về tội “chống người thi hành công vụ” vẫn cịn thiếu và khơng mang lại hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa đối với tội phạm này. Theo đó, chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
có liên quan để nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về phịng, chống tội phạm nói chung, tội phạm chống người thi hành cơng vụ nói riêng. Xây dựng hệ thống pháp luật hồn chỉnh, không chồng chéo, mâu thuẫn với nhau; các văn bản hướng dẫn thi hành và giải thích luật phải được ban hành kịp thời. Nâng cao năng lực và hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban pháp luật trong việc bảo đảm tính tính thống nhất của các dự án luật, pháp lệnh đối với hệ thống pháp luật.
Thứ hai, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh số
16/2011/UBTVQH12 ngày 30/06/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ. Đây là hai văn bản điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của các chiến sỹ thuộc lực lượng Công an nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh xã hội.
Thứ ba, hình phạt đối với hành vi phạm tội “chống người thi hành công
vụ” quy định tại Đ257 BLHS 1999 là quá nhẹ. Với mục đích của hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà cịn mang tính chất răn đe, giáo dục phịng ngừa chung. Tuy nhiên, ở khoản 1 của điều luật quy định hình phạt cải tạo khơng giam giữ và cao nhất chỉ phạt tù đến ba năm, khoản 2 là các tình tiết tăng nặng nhưng cũng chỉ từ hai năm đến bảy năm. Theo tôi, đây không phải là tội phạm nghiêm trọng mà là tội phạm rất nghiêm trọng thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng, bởi khách thể của nó là trật tự quản lý hành chính là xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và đối tượng tác động của tội phạm này là các cán bộ, công chức đại diện cho quyền lực Nhà nước bảo vệ trật tự xã hội nhưng đôi lúc chỉ bắt đầu bằng hành vi chống người thi hành công vụ nhưng kết thúc lại phải trả giá bằng chính tính mạng sức khỏe của những người thi hành cơng vụ. Do đó, với mức hình phạt q nhẹ như hiện nay thì khơng đủ sức răn đe phịng ngừa chung trong toàn xã hội, khơng đáp ứng được u cầu đấu tranh phịng chống có hiệu quả với tội phạm này trong thời gian tới. Vì vậy phải gấp rút sửa đổi điều luật này theo hướng tăng nặng hình phạt.
Thứ tư, cần phải ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết về
những vấn đề liên quan đến công vụ. Quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn và các hình thức xử lý nghiêm đối với những trường hợp lạm quyền của các cán bộ quản lý cũng như những người trực tiếp thừa hành. Hiện nay, vì thiếu các văn bản này nên dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm tạo sự không minh bạch rõ ràng trong việc thực hiện công vụ của các cán bộ, công chức Nhà nước. Đây là hành lang pháp lý cần thiết để bảo vệ cho những người trực tiếp thi hành nhiệm vụ để không chùn tay trước việc đấu tranh phịng chống với các loại tội phạm nói chung, tội phạm “chống người thi hành cơng vụ” nói riêng.
3.3 Kiến nghị
a. Cơ sở của kiến nghị
- Tội phạm “Chống người thi hành công vụ” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây đang ngày càng gia tăng cả về số vụ án và tính chất nguy hiểm. Đó là một thực tế rất đáng lo ngại, là thách thức không nhỏ cho chính quyền Thành phố trong việc tấn cơng, trấn áp, ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động của tội phạm này trong thời gian tới. Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta năm 1985 đã xác định “Chống người thi hành công vụ” là tội phạm rất nghiêm trọng và mức hình phạt cao nhất được áp dụng là mười năm tù. Đây là thời kì đất nước vừa mới được thống nhất, song song với phát triển kinh tế thì việc bảo vệ, xây dựng chính quyền được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, những hành vi chống đối Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ đều phải bị trừng trị nghiêm khắc và đây là vấn đề cần thiết gắn liền với thực tiễn của thời kì này. Sau hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển đất nước, tình hình chính trị trong và ngồi nước tương đối ổn định, nền kinh tế đạt được những thành tựu đáng kể, để phù hợp với tình hình mới, BLHS 1999 đã đưa tội phạm này về mức nghiêm trọng và hình phạt cao nhất được áp dụng là bảy năm tù. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành cơng vụ. Vì vậy, việc xây dựng chế tài xử lý mạnh hơn chính là “liều thuốc” dành cho những đối tượng coi thường pháp luật, tính mạng của người khác.
- Nghiên cứu trên năm mươi bản án29 Hình sự sơ thẩm của các quận, huyện ở TP.Hồ Chí Minh trong 5 năm qua hầu như đều áp dụng khoản 1 của Điều 257 để xử phạt các bị cáo với mức thấp nhất là sáu tháng tù (giam, treo). Chỉ có một trường hợp áp dụng khoản 2 của Điều 257. Riêng hình phạt cải tạo không giam giữ không thấy được áp dụng. Xét mức độ nguy hiểm và sự manh động của loại tội phạm này trong những năm gần đây cho thấy hành vi phạm tội của các bị cáo rất côn đồ, liều lĩnh, thể hiện sự xem thường pháp
29 Bản án được thống kê tại Phịng Thực hành quyền cơng tố và xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát nhân dân TPHCM Viện kiểm sát nhân dân TPHCM
luật. Một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự gia tăng các hành vi phạm tội này là do hình phạt được áp dụng q nhẹ, khơng đủ sức trừng trị, răn đe, và giáo dục nên làm giảm hiệu quả phịng ngừa chung. Vì vậy, nâng mức hình phạt áp dụng với tội phạm này là việc làm hết sức cần thiết và phải nhanh chóng được thực hiện.
b. Kiến nghị
Từ những phân tích ở trên, tác giả mạnh dạn kiến nghị sửa đổi Điều 257 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về phần hình phạt theo hướng như sau:
- Tại khoản 1 của điều luật, bỏ hình phạt cải tạo khơng giam giữ,
nâng mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm lên thành từ chín tháng đến năm
năm.
- Tại khoản 2 của điều luật, nâng mức hình phạt tù từ hai năm đến bảy
KẾT LUẬN
Một xã hội phát triển bền vững, ổn định, phồn vinh là trách nhiệm chung của mọi người dân, của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó, địi hỏi phải có sự đồng tâm, góp sức cùng nhau gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng đi lên như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trải qua bao nhiêu cuộc đấu tranh gian khổ, sự hy sinh bằng cả xương máu của biết bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống cho độc lập tự do của đất nước nhưng ngày hơm nay chúng ta đã khơng cịn tinh thần: “Đồn kết đồn kết đại đồn kết; Thành cơng, thành công, đại thành công”, cán bộ công chức nhà nước khơng tận tâm với cơng việc, các vị trí lãnh đạo được giao cho những người không đủ tài và đức, người dân thì bất mãn, bức xúc với các chế độ, chính sách của Nhà nước, vì vậy tội phạm chống người thi hành công vụ đang ngày một gia tăng cùng với tính chất mức độ nguy hiểm ngày càng cao.
Thơng qua việc phân tích về lý luận ở Chương một của luận văn đã cho thấy tầm quan trọng của công vụ và người thi hành công vụ đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước vì vậy mọi hành vi chống người thi hành công vụ đều phải nghiêm trị để đảm bảo trật tự an tồn xã hội, tính mạng sức khỏe của chính những người thi hành cơng vụ cũng là để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó việc phân tích thực trạng và nguyên nhân của tội phạm này ở Chương hai đã cho thấy nguyên nhân của tội phạm Chống người thi hành công vụ không chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội hay tâm lý văn hóa giáo dục mà cịn ở sự yếu kém trong quản lý điều hành xã hội của Đảng và Nhà nước và từ chính tác phong làm việc, lối sống, cách ứng xử chưa chuẩn mực của những người thi hành công vụ hiện nay.
Thông qua việc làm rõ về lý luận, thực trạng và nguyên nhân của tội phạm Chống người thi hành công vụ đồng thời dự báo về xu hướng phát triển trong thời gian tới của tội phạm này sẽ tiếp tục có sự gia tăng, tác giả đã đưa ra một vài giải pháp để khắc phục các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội
đồng thời kiến nghị tăng mức hình phạt áp dụng để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh, phòng chống với tội phạm này cụ thể như sau:
- Giải pháp về Tăng cường sự quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội.