Vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình tội phạm tại TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 32 - 34)

c. Khía cạnh nạn nhân của tội phạm

2.1 Vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình tội phạm tại TP.Hồ Chí Minh

THI HÀNH CƠNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH

2.1 Vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tình hình tội phạm tại TP.Hồ Chí Minh TP.Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng Đông Nam Bộ của nước ta là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí địa lý chiến lược, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách Thủ đơ Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đơng 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thối trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và

vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể10 và Thành phố Hồ

Chí Minh cũng khơng ngoại lệ, chịu ảnh hưởng chung bởi sự suy thối tồn cầu này.

10

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn Thành phố cả năm tăng 9,2% so với năm trước, thấp hơn mức tăng 10,3% của năm 2011. Tổng thu ngân sách Nhà nước 209,674 nghìn tỷ đồng, đạt 92,29% dự tốn, tăng 5,57% so với ước thực hiện năm 2012; chi ngân sách nhà nước ước đạt 49,224 nghìn

tỷ đồng, đạt 131,52% dự tốn11. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố năm

2012 ước thực hiện 217,073 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9,1% (năm 2011 tăng 17%), do thị trường bất động sản không tiêu thụ được, sản phẩm vốn tồn đọng lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất chậm do đó doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Năm 2012, tốc độ tăng đầu tư không bằng năm trước nhưng một số công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố đã được đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đã hồn thành đưa vào sử dụng góp phần thay đổi cảnh quan thành phố như: cầu Rạch Giếc với tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng; dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và xây dựng cải tạo đường Hoàng Sa – Trường Sa với tổng vốn đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng, cơng trình này đã cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ơ nhiễm mơi trường, bảo vệ sức khỏe, từng bước nâng cao điều kiện, môi trường sống cho người dân. Trong q III và q IV đã khởi cơng xây dựng hai cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức và nút giao thông Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư 460 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước tết Ngun đán góp phần giảm đáng kể về tình trạng kẹt xe kéo dài nhiều năm ở đây. Ngoài ra, thành phố cũng đã và đang đầu tư nhiều cơng trình hạ tầng vốn lớn có vai trị quan trọng như: cầu Sài Gòn 2 với tổng vốn đầu tư 1.485 tỷ đồng; dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) với tổng vốn 2,4 tỷ USD; khởi công hai dự án nạo vét luồng tàu biển trên sơng Sồi Rạp nhằm đón các tàu lớn nâng cao năng lực bốc xếp của cảng…Về cấp phép dự án có vốn đầu tư nước ngồi, tính đến giữa tháng 12/2012 trên địa bàn thành phố đã có 401 dự án có vốn nước ngồi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 541 triệu USD, bằng 21,7% so với năm 2011.

11

Những năm gần đây, tuy bị ảnh hưởng chung của sự suy thối tồn cầu về kinh tế xã hội nhưng TP.Hồ Chí Minh vẫn có những bước tiến đáng kể, luôn dẫn đầu cả nước về sự phát triển kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2012 (so với giá bình quân năm 2011) tăng 7,74% (mức tăng của cùng kỳ là 15,12%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2012 (khơng tính dầu thơ) đạt

47.702,9 triệu USD12. Trong đó xuất khẩu đạt 21.567,2 triệu USD tăng 6,3%.

Nhập khẩu đạt 26.135,8 triệu USD giảm 4,6%. Bên cạnh đó, TP.Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung đông dân cư nhất cả nước, tính đến cuối năm 2012 dân số bình quân trên địa bàn thành phố ước hiện có 7.750,9 ngàn người, tăng 3,1% so với năm 2011, được xác định là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên TP.Hồ Chí Minh được ưu tiên đầu tư, quy hoạch và phát triển vì vậy có rất nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp và hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên địa bàn thành phố, đây cũng là nơi tập trung nhiều trường Đại học, nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều bệnh viện hàng đầu của cả nước nên hàng năm đều thu hút hàng chục ngàn người trên khắp cả nước đổ về đây sinh sống, lao động, học tập chính vì những điều này làm cho tình hình tội phạm nói chung cũng như tội phạm “chống người thi hành cơng vụ” nói riêng trên địa bàn thành phố diễn ra hết sức phức tạp.

Bên cạnh sự phát triển vượt trội về kinh tế xã hội thì TP.Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu cả nước về sự gia tăng của tình hình tội phạm. Theo báo cáo

tổng kết của Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh13, năm 2012 vừa qua

số lượng vụ án khởi tố mới tăng so với cùng kỳ 238 vụ/399 bị can. Trong đó, các loại tội tăng nhiều là: “Cố ý gây thương tích” tăng 182 vụ/116 bị can; “Đánh bạc” tăng 88 vụ/528 bị can; “Làm giả con dấu tài liệu cơ quan, tổ chức” tăng 68 vụ/8 bị can; “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tăng 64 vụ/112 bị can; “Trộm cắp tài sản” tăng 12 vụ/107 bị can, cụ thể:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)