- Nhóm tội phạm về trật tự trị an: Khởi tố mới 1.017 vụ/2.141 bị can
20 Bản án được thống kê tại Phịng Thực hành quyền cơng tố và xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát nhân dân TPHCM
2.4.3 Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức quản lý và pháp luật
Như chúng ta đều đã biết, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm chống người thi hành cơng vụ nói riêng diễn biến phức tạp và gia tăng nhanh
21 Bản án được thống kê tại Phịng Thực hành quyền cơng tố và xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát nhân dân TPHCM Viện kiểm sát nhân dân TPHCM
chóng như hiện nay xuất phát từ một trong những nguyên nhân to lớn của nó là khâu tổ chức, quản lý cán bộ chưa nghiêm, chưa chặt chẽ, chưa đánh giá đúng thực chất vấn đề trong quá trình thực hiện quy trình làm việc của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trong nhiều trường hợp, từ khâu tuyển dụng cán bộ, đến đào tạo bổ nhiệm và đánh giá năng lực, xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đều sơ sài, mang tính hình thức, cả nể. Khi xảy ra sai phạm thì bao che, hình thức xử lý khơng tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm nên không mang tính thuyết phục đối với bản thân các cán bộ công chức nhà nước và kể cả người dân.
Việc nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước chưa được đào tạo để nâng cao năng lực nghiệp vụ đáp ứng tình hình mới là vấn đề nan giải nhiều năm nay của cả nước Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng, vì vậy tội phạm “chống người thi hành công vụ” đang ngày càng gia tăng một phần cũng do sự phát triển không đồng đều và sự yếu kém trong công tác quản lý cán bộ của các cơ quan ban ngành ở các cấp, nó làm cho người dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng của Nhà nước và những hành vi phạm tội sẽ ngày một gia tăng nếu các chính sách quản lý xã hội khơng được chuẩn hóa.
Bên cạnh đó cũng phải nói tới những người thi hành cơng vụ, trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một cán bộ nhà nước đơi khi vì lời nói, tác phong làm việc chưa chuẩn mực hay sự am hiểu và giải thích pháp luật chưa chính xác cũng có thể dẫn tới sự hiểu lầm gây bất bình cho người dân và dẫn đến việc bị các đối tượng xấu tấn cơng. Điều đó cho thấy người thi hành cơng vụ ngồi việc hiểu biết pháp luật, cũng cần phải có tác phong, lề lối đúng mực trong khi làm nhiệm vụ.
Điển hình cho việc biết luật phạm luật là vụ án của Trần Đại Phúc (nguyên trung úy cảnh sát cơ động thuộc Công an TP.HCM), theo cáo trạng của VKSND quận Bình Thạnh, trưa ngày 28.7.2011, hai cảnh sát giao thơng Hàng Xanh, quận Bình Thạnh là Văn Thành Ln và Trương Bảo Tâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm sốt, điều tiết giao thơng tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13 quận Bình Thạnh. Khi nhận tin báo kẹt xe, Trương Bảo
Tâm ở lại trực chốt giao lộ Đài liệt sĩ, cịn Văn Thành Ln đi xe mơtơ cảnh sát đến ngã ba đường Xơ Viết Nghệ Tĩnh và đường D2, quận Bình Thạnh làm nhiệm vụ, phát hiện Trần Đại Phúc chạy xe không đội mũ bảo hiểm, nẹt pô nên đi nhanh từ nơi đang điều tiết giao thơng tới phía sau, dùng gậy nhựa "khều" vào vai Phúc. Khi bị "khều" từ phía sau, Trần Đại Phúc đã đánh lại thượng sĩ Luân, thượng sĩ Luân cũng dùng gậy đánh trả. Ngày 06.01.2012, Tịa án Nhân dân quận Bình Thạnh đã xét xử sơ thẩm vụ án, ở cuối phiên tịa, bị cáo Phúc đã thừa nhận mình có lỗi trong việc khơng chấp hành luật lệ giao thơng và có hành vi chống người thi hành cơng vụ. Theo nhận định chung hội đồng xét xử, hành vi nói trên của Trần Đại Phúc - người từng công tác 11 năm trong ngành công an là khơng thể chấp nhận được, gây bất bình trong dư luận nên đã tuyên phạt Trần Đại Phúc 07 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”22
.
Từ vụ án này có thể thấy, ngay cả những người Cơng an nhân dân- là người đảm nhận vai trị thi hành nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội cũng trở thành chủ thể tội phạm “chống người thi hành cơng vụ” thì làm sao có thể làm gương để răn đe và giáo dục những người phạm tội khác. Tình trạng cán bộ cơng chức nhà nước, các đảng viên phạm tội ngày càng nhiều là một điều đáng chê trách, là lỗ hỏng lớn trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ trong các cơ quan nhà nước hiện nay.
Về mặt pháp luật, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được thực hiện rộng rãi vì vậy đơi khi người dân vì hành động nhất thời bộc phát mà khơng biết rằng hành vi của mình đã cấu thành tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế cho thấy, bên cạnh những người biết luật phạm luật thì vẫn cịn rất nhiều người dân không hiểu biết về pháp luật và một bộ phận khác bị “nhờn” luật bởi mức hình phạt quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục người phạm tội không chỉ đối với các tội phạm khác nói chung mà kể cả tội phạm “chống người thi hành cơng vụ” nói riêng. Ngồi ra, việc điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn
22 Bản án được thống kê tại Phòng Thực hành quyền công tố và xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Viện kiểm sát nhân dân TPHCM Viện kiểm sát nhân dân TPHCM
còn nhiều hạn chế, đôi lúc chưa được khách quan. Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng phải sửa đổi Điều 257 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) bởi hầu hết người phạm tội này đều bị xử phạt ở khoản 1 của điều luật, tuy nhiên mức hình phạt ở khoản này là quá nhẹ: “từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”, nhiều trường hợp khác thì chỉ bị xử lý hành chính. Vì vậy, cá nhân tôi cũng cho rằng, mức hình phạt như vậy chưa thật sự tương xứng với hành vi và hậu quả của tội phạm, không đủ sức răn đe, trừng trị và mang tính phịng ngừa chung đối với loại tội phạm này, khi mà những hành vi này trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của nhà nước, xem thường pháp luật và kể cả tính mạng, sức khỏe của những người thi hành công vụ.
CHƢƠNG 3