- Nhóm tội phạm về trật tự trị an: Khởi tố mới 1.017 vụ/2.141 bị can
2.2 Tình hình tội phạm chống ngƣời thi hành cơng vụ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh từ năm 2008
Minh từ năm 2008 - 2012
2.2.1 Thực trạng và động thái của tội phạm
Theo thống kê của VKSND TP.Hồ Chí Minh từ năm 2008-2012 phía CQĐT đã khởi tố tổng cộng 265 vụ án với 335 bị can về tội “Chống người thi
hành công vụ”, đây là con số không nhỏ cho thấy thực trạng của tội phạm
“Chống người thi hành công vụ” trên địa bàn thành phố rất đáng lo ngại, bởi lẽ TP.Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước mà tội phạm “Chống người thi hành công vụ” lại xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước, nó khơng chỉ gây mất ổn định về an ninh xã hội mà cịn làm giảm sút hình ảnh của TP.Hồ Chí Minh so với các thành phố, quốc gia khác trên thế giới trong khi đây là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Để hiểu rõ hơn về số lượng các vụ án và bị can bị khởi tố trong từng năm chúng ta cùng xem xét thống kê và bảng biểu dưới đây:
Bảng thống kê tình hình khởi tố và truy tố tội phạm “Chống người thi hành công vụ” trên địa bàn TP.HCM từ năm 2008-2012
Năm CQĐT (Khởi tố) VKS (Truy tố)
Vụ án Bị can Vụ án Bị can 2008 46 70 44 65 2009 33 43 30 37 2010 42 56 33 45 2011 69 81 59 78 2012 75 85 58 73 Tổng cộng 265 335 224 298
Thơng qua bảng thống kê tình hình khởi tố và truy tố tội phạm Chống người thi hành công vụ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh từ năm 2008-2012 chúng ta có thể thấy: trong thời gian năm năm vừa qua, số lượng các vụ án
“Chống người thi hành công vụ” và số bị can bị khởi tố mới đang gia tăng
nhanh chóng. Năm 2008 chỉ có 46 vụ án bị CQĐT khởi tố mới thì đến năm 2012 đã tăng lên 75 vụ (tăng 63,04%).
Biểu đồ 2.2.1 a về số vụ án và bị can bị khởi tố mới từ năm 2008 - 2012
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2008 2009 2010 2011 2012 Vụ án Bị can
Từ biểu đồ chúng ta có thể thấy, tội phạm “Chống người thi hành cơng
vụ” trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh trong năm năm qua có sự tăng giảm, từ năm
2008 đến năm 2009 số vụ án và bị can bị khởi tố có chiều hướng giảm, nhìn từ nhiều góc độ thì sự tăng giảm của tội phạm nói chung do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng năm 2009 khơng riêng gì tội phạm “Chống người thi hành cơng vụ” mà kể cả những tội phạm khác đều có sự giảm sút, mà một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự giảm sút này là việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 vào năm 2009, lần sửa đổi này đã bỏ đi một vài điều luật cũng như nâng định lượng của các tội chiếm đoạt tài sản từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng. Đây là
một việc làm hết sức cần thiết, nó khơng chỉ là vấn đề phù hợp với tình hình xã hội mới mà cịn thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2012 thì đang có sự tăng trở lại, từ năm 2009 chỉ có 33 vụ án và 43 bị can bị khởi tố thì năm 2012 đã tăng lên 75 vụ với 85 bị can, tăng 127,27% về số vụ án và tăng 97,67% về số bị can, những con số này cho thấy ba năm gần đây tội phạm “Chống người thi hành công vụ” đang gia tăng nhanh chóng, đó là điều đáng báo động cho các cơ quan chức năng trong việc trấn áp với loại tội phạm này.
Trên đây chỉ là số liệu thống kê về tội phạm rõ, là những hành vi phạm tội đã xảy ra bị các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Nhưng để hiểu rõ hơn về tình hình của một tội phạm chúng ta không thể bỏ qua số lượng về tội phạm ẩn của nó. Phần tội phạm ẩn được hợp thành cũng từ những hành vi phạm tội thực tế đã được thực hiện, song chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa bị xử lý hình sự hay chưa có thống kê hình sự. Theo tài liệu về “Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự” của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, xuất bản năm 1994 do TSKH Đào Trí Úc chủ biên thì tội phạm ẩn có ba loại tương ứng với ba mức độ nguy hiểm khác nhau đó là: tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn thống kê. Tuy vậy, việc xác định được tội phạm ẩn là rất khó bởi khi hành vi phạm tội xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thể phát hiện và xử lý kịp thời được. Nên hầu hết hiện nay chúng ta chỉ thống kê được tội phạm rõ mà chưa thể thống kê chính xác con số tội phạm ẩn.
Cũng trong năm năm qua, Tòa án đã đem ra xét xử tổng cộng 231 vụ án với 307 bị cáo của tội phạm này.
Bảng thống kê tình hình xét xử tội phạm Chống người thi hành công vụ trên địa bàn TP.HCM từ năm 2008-2012.
Năm Vụ án Bị cáo 2008 47 70 2009 35 44 2010 29 40 2011 59 80 2012 61 73 Tổng cộng 231 307
Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân TPHCM Số lượng vụ án và bị cáo đưa ra xét xử ít hơn số lượng các vụ án bị CQĐT khởi tố và VKS truy tố là do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân về sự chênh lệch này là do Tòa án thường tổng kết số liệu vào cuối tháng 9, VKS tổng kết vào cuối tháng 11 và CQĐT là cuối tháng 12 hàng năm.
2.2.2 Cơ cấu và tính chất của tội phạm
Những thơng số thống kê về tình hình khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm “Chống người thi hành công vụ” ở trên chỉ mới phản ánh được các đặc điểm về lượng, về sự biến thiên tăng giảm mà chưa phản ánh được các đặc điểm bên trong về cách thức, về tính chất của loại tội phạm này. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu các thông số về tỉ trọng và mối tương quan giữa tội phạm
“Chống người thi hành công vụ” so với các tội khác trong chương quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Trong chương này, khách thể của tội phạm đều là hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Tuy vậy, duy nhất chỉ có hành vi của tội phạm “Chống người thi hành
công vụ” là sử dụng vũ lực gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
của những người thi hành công vụ và thực tế hiện nay có rất nhiều vụ án từ chống người thi hành công vụ dẫn đến làm bị thương hay hậu quả thiệt hại về
tính mạng cho người thi hành cơng vụ đã xảy ra14.