0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với chủ thể bị hạn chế

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 -26 )

́u tớ là tổng dư nợ cấp tín dụng, vớn tự có, cá nhân và người có liên quan. Mặt khác, GHCTD của NHTM cũng có sự khác biệt so với GHCTD của các loại hình tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

1.5 Giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng cấp tín dụng

Hạn chế cấp tín dụng được hiểu là khách hàng rơi vào trường hợp được cấp tín dụng có điều kiện kèm theo. Đương nhiên, khi bị hạn chế cấp tín dụng thì khách hàng sẽ được cấp tín dụng với điều kiện khắc khe hơp so với trường hợp khách hàng thông thường.

Khác với trường hợp cấm cấp tín dụng là một “ranh giới” không được vượt qua, thì trường hợp hạn chế cấp tín dụng là một “ranh giới” được “nới lỏng” hơn khi mà ngân hàng có thể vượt qua nếu đáp ứng một số điều kiện luật định.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý để được cấp tín dụng, các chủ thể trên có thể được NHTM cấp tín dụng, nhưng khoản cấp tín dụng sẽ không được vượt quá giới hạn mà pháp luật quy định. Cụ thể tổng mức dư nợ cấp tín dụng đới với các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 127 trên không được vượt

51 Theo Điểm a Khoản 2 Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-BTC.

52 Theo Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Nghị định sớ 10/2011/NĐ-CP).

53 Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Vietinbank năm 2016.

54 Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của Vietcombank năm 2016.

55 Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của BIDV năm 2016.

21

quá 5% vớn tự có của NHTM. Đới với Điểm e, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đới với một đới tượng quy định không được vượt q 10% vớn tự có của NHTM; đới với tất cả các đối tượng quy định tại điểm này không được vượt quá 20% vớn tự có của NHTM57.

So với GHCTD thông thường, GHCTD của NHTM đối với các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng của NHTM có sự khác biệt về đới tượng áp dụng. Nếu đối tượng của GHCTD thông thường là một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan thì đới tượng của GHCTD của NHTM đới với các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng là hạn mức dành cho một nhóm các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng, bất kể các chủ thể đó có liên quan với nhau hay không thì đều có chung một giới hạn để được cấp tín dụng. Hạn mức cấp tín dụng trong trường hợp bị hạn chế cấp tín dụng cũng thấp hơn so với mức thông thường.

Sở dĩ có sự khác biệt này là do các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng là những chủ thể có khả năng gây ảnh hưởng ít nhiều tới các quyết định của NHTM mà họ xin được cấp tín dụng, như cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; kế toán trưởng; người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng…58 nên có ảnh hưởng đến tính khách quan của quá trình cấp tín dụng nên pháp luật quy định một hạn mức thấp hơn mức thông thường và hạn mức này áp dụng chung cho nhóm các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng.

Như vậy, khác với GHCTD thông thường, GHCTD của NHTM đối với các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng của NHTM có sự khác nhau về đối tượng áp dụng và hạn mức cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 -26 )

×