Thực tiễn kiểm soát việc tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng và đề xuất

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 35)

hoàn thiện

Pháp luật đặt ra quy định về GHCTD của NHTM nhằm tạo một khuôn khổ pháp lý hoạt động cho các NHTM, bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng và nền kinh tế. Tuy nhiên, để các quy định này được triển khai trên thực tế, cần phải có các cơ chế giám sát để đảm bảo sự tuân thủ của các NHTM đới với các quy định này. Có thể nói, giám sát việc tuân thủ là một vấn đề hết sức quan trọng, là “điều kiện đủ” để các quy định pháp luật về GHCTD được triển khai trên thực tế.

Quy định pháp luật cũng có thể trở nên vô nghĩa nếu như không có cơ chế kiểm soát việc tuân thủ cũng như các chế tài áp dụng cho các hành vi không tuân thủ. Quy định về GHCTD của NHTM cũng không ngoại lệ, pháp luật có nhiều quy định để kiểm soát việc tuân thủ quy định của NHTM. Đó là quy định sau:

31

Kiểm sốt hoạt động tuân thủ thông qua quy định về cơ cấu tổ chức của NHTM

Pháp luật trao quyền cho Ban kiểm soát của NHTM chức năng kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ của ngân hàng72. Ngoài ra, còn có Thông tư 44/2011/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết về hệ thớng kiểm sốt nội bộ và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Kiểm soát hoạt động tuân thủ bởi các cơ quan của nhà nước.

Theo Điều 6 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, các cơ quan thực hiện thanh tra, giám sát ngân hàng là các cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong tiểu mục này, tác giả sẽ trình bày theo hướng đưa ra các vụ việc thực tiễn và sau đó đặt vấn đề từ vụ việc thực tiễn đó để làm rõ thực tiễn áp dụng quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng.

Vụ việc thực tiễn

Vụ việc thứ nhất

Tháng 4/2014, Thanh tra Chính phủ cơng bớ kết luận thanh tra Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó có sai phạm về tuân thủ quy định GHCTD của NHTM. Theo đó, Agribank cấp tín dụng vượt hạn mức 20% vớn tự có của Agribank đới với các công ty con mà ngân hàng này nắm quyền kiểm soát, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước phát hiện và chỉ đạo bằng văn bản, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay với số lượng lớn.

Agribank đã cấp tín dụng cho Cơng ty Agriseco73 4.000 tỉ đồng thông qua nghiệp vụ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh cho Công ty ALC II74 vay Bảo hiểm Xã hội hơn 200 tỉ đồng. Cho Công ty ALC I và ALC II vay số tiền hơn 1.070 tỉ

72 Khoản 1 Điều 44 LCTCTD.

73 Công ty Cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – công ty chứng khoán do Agribank thành lập và nắm quyền kiểm soát.

32

đồng75. Bên cạnh các sai phạm về GHCTD của NHTM, Agribank còn vi phạm các quy định về cho vay, nhận tiền gửi, xử lý rủi ro, đầu tư tài chính và các quy định về quản lý76.

Vụ việc thứ hai

Vào tháng 4/2017, Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng Thành phớ Hồ Chí Minh (Cục II) công bố kết luận thanh tra toàn diện Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Kết luận thanh tra đã chỉ ra rằng, Eximbank đã có vi phạm quy định về Thông tư 36, cụ thể là vi phạm các quy định về GHCTD của NHTM.

Eximbank có mức tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt tỷ lệ 15% vớn tự có của mình, cụ thể là vượt hơn 73 tỉ đồng. Về vấn đề này, Eximbank cho biết đã ngừng giải ngân thêm và đang thực hiện thu nợ định kỳ theo lịch trả nợ. Dự kiến, đến giữa năm 2017 sẽ đưa dư nợ này về đúng giới hạn77.

Ngoài ra, trong hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, Eximbank cũng có vi phạm quy định về GHCTD của NHTM. Theo đó, Eximbank có tổng dư nợ cấp tín dụng cho các tất cả khách hàng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng là 6,92%, tức đã vượt quá 1,92% tỷ lệ mà pháp luật cho phép78.

Vụ việc thứ ba

Tháng 4/2013, theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, Sacombank đã vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 128 LCTCTD khi cấp tín dụng vượt hạn mức 25% vớn tự có cho các cơng ty thuộc nhóm người có liên quan của ông Đặng Văn Thành (chủ tịch Hội đồng Quản trị của Sacombank) vay hơn 7.000 tỉ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị đến hết tháng 12/2013, Sacombank phải giảm tỉ lệ cho vay đối với nhóm công ty liên quan đến ông Thành và các công ty trên về mức 25% theo quy định của pháp luật79.

Đặt vấn đề từ vụ việc thực tiễn

75 T. Triều, “Kết luận thanh tra Agribank: Hàng loạt sai phạm”,

http://www.thesaigontimes.vn/109540/Thanh-tra-Chinh-phu-Hang-loat-sai-pham-o-Ngan-hang-Agribank.html,

truy cập ngày 28/6/2017.

76 Như trên.

77 Theo Dân Việt, ““Lộ” nhiều vấn đề Eximbank vi phạm Thông tư 36”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://danviet.vn/kinh-te/lo-nhieu-van-de-eximbank-vi-pham-thong-tu-36-763726.html, truy cập ngày 29/6/2017.

78 Như trên.

79 Theo Người Lao động, “Sacombank công khai số nợ của gia đình ông Đặng Văn Thành”,

http://www.tinmoi.vn/Sacombank-cong-khai-so-no-cua-gia-dinh-ong-Dang-Van-Thanh-011258826.html, truy cập ngày 29/6/2017.

33

Từ các vụ việc thực tiễn được nêu trên, có thể thấy rằng, mặc dù pháp luật đã đặt ra các quy định về GHCTDc của NHTM và các cơ chế thực thi, giám sát các quy định này, nhưng việc vi phạm vẫn xảy ra. Như đã phân tích tại Chương 1, cơ chế kiểm soát việc tuân thủ quy định của các tổ chức tín dụng được quy định thơng qua hai hình thức, đó là: kiểm soát thông qua các quy định về cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng và kiểm soát thông qua các cơ quan nhà nước.

Đới với hình thức thứ nhất được nêu trên, pháp luật đã trao quyền cho Ban kiểm soát của ngân hàng chức năng kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ của ngân hàng. Tuy nhiên, thông qua các vụ việc thực tiễn nêu trên, có thể thấy vai trị “mờ nhạt” của hệ thớng kiểm sốt nội bộ trong ngân hàng.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, bộ phận kiểm tốn nội bộ - cơ quan có vai trị đánh giá, rà soát việc tuân thủ quy định pháp luật của NHTM – lại được pháp luật giao cho chính NHTM quy định cơ cấu, tổ chức của mình. Bằng cách này, nhà làm luật đã trao quyền tự quyết các cổ đông lớn, cổ đông nắm cổ phần chi phối quyền tự quyết định vấn đề Ban kiểm sốt theo ý ḿn của họ. Từ đó, các quy chế giám sát có thể được xây dựng theo ý ḿn của họ hoặc thậm chí bị vơ hiệu hố. Vì vậy, cơ quan toán nội bộ vẫn chưa được chú trọng tại các NHTM. Theo khảo sát của báo Doanh nghiệp Đầu tư, nhiều ngân hàng chưa xây dựng cho mình cơ quan kiểm tốn nội bộ80.

Khơng chỉ mang vai trò mờ nhạt, trong các vụ án lớn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, nhiều cán bộ là thành viên Ban kiểm soát hay người có vai trị trong cơng tác kiểm sốt hoạt động nội bộ của ngân hàng lại tiếp tay cho những người điều hành ngân hàng, vi phạm quy định pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Như Vụ án Phạm Công Danh81 và đồng phạm làm thất thoát gần 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) gần đây là một minh chứng. Theo đó, ông Nguyễn Q́c Viễn, cựu Trưởng ban kiểm sốt của VNCB là một trong 36 bị can bị đưa ra xét xử và bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”82 và “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD”83. Cụ thể, ông Viễn đã tham gia thực hiện lập hồ sơ khống về nâng cấp hệ thống

80 Giang An, “Kiểm soát nội bộ ngân hàng: Phải góp phần quản trị rủi ro”, http://doanhnghiepdautu.net/tai-chinh-

ngan-hang/143/5407/kiem-soat-noi-bo-ngan-hang-phai-gop-phan-quan-tri-rui-ro.html, truy cập ngày 01/7/2017.

81 Nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị của VNCB.

82 Điều 165 Bộ luật hình sự 1999.

34

Corebanking (hệ thống ngân hàng lõi) vể thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành nhằm “rút ruột”, gây thiệt hại cho VNCB hơn 263 tỉ đồng; chưa hoàn thành trách nhiệm của một Trưởng ban kiểm soát trong việc ủy thác 900 tỉ đồng cho Quỹ Lộc Việt. Hơn nữa, tại phiên tồ, ơng Viễn cịn khơng nhận thức được trách nhiệm Trưởng Ban kiểm sốt của mình và tự nhận mình là người đi làm thuê, nên Phạm Công Danh “chỉ đâu làm đó”84.

Khơng chỉ trong vụ án của VNCB, nhiều vụ án khác cũng có sự tham gia với tư cách là đồng phạm của các thành viên có vai trị kiểm tra, kiểm sốt trong ngân hàng, như vụ rút khống 177 sổ tiết kiệm của một nhóm nhân viên ngân hàng Agribank85, vụ án siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)86…

Ngồi ra, trong một sớ vụ án, các nhân viên kiểm soát đã thông báo với người điều hành ngân hàng về hành vi vi phạm, nhưng sau đó đã bị trù dập. Trong vụ án tại Agribank chi nhánh Bến Thành được xét xử vào tháng 03/2017, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Oanh là giám đớc chi nhánh, bà đã sử dụng hồ sơ của bảy người thân của mình để làm hồ sơ vay giả để vay 2.360 lượng vàng tại chính chi nhánh ngân hàng này87. Tồn bộ sớ vàng trên đã được Oanh dùng để mua căn nhà số 225B - C Trần Quang Khải (Quận 1, Thành phớ Hồ Chí Minh). Sau đó, bà Oanh đã dùng chính căn nhà này cho chi nhánh Agribank Bến Thành thuê để làm phòng giao dịch. Do khơng có tiền thanh toán nợ ngân hàng khi đến hạn thanh toán, bà Oanh nhờ người khác vay ngân hàng để dùng số tiền đó thanh toán cho khoản nợ vàng. Bà Oanh đã nhờ em ruột và người quen làm hồ sơ vay vàng tại ngân hàng và dùng để thanh toán cho khoản nợ trước đó. Khi bà Nguyễn Hồng Sâm – Phó Trưởng Phịng Kiểm sốt nội bộ Agribank Bến Thành – phát hiện, làm báo cáo gửi các phòng nghiệp vụ, bà Oanh đã trù dập nhân viên bằng cách chuyển bà Sâm sang bộ phận thu hồi nợ88.

84 Phan Thương, “Đại án Phạm Cơng Danh: Ơng 'trùm' là ai?”,

http://thanhnien.vn/thoi-su/dai-an-pham-cong-danh-ong-trum-la-ai-725127.html, truy cập ngày 01/7/2017.

85 Hồng Duy, “Vụ tham ơ tại Agribank: 177 sổ tiết kiệm bị rút khống”,

http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/vu-tham-o-tai-agribank-177-so-tiet-kiem-bi-rut-khong-27877.html, truy

cập ngày 01/7/2017.

86 T.Nhung, “'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Những 'con mồi' bị dẫn dụ”,

http://cafef.vn/sieu-lua-huyen-nhu-giai-doan-2-nhung-con-moi-bi-dan-du-20170215074157522.chn, truy cập ngày 01/7/2017.

87 Hải Duyên, “Nữ giám đốc ngân hàng tham ô hơn 2.600 cây vàng hầu tòa”,

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nu-giam-doc-ngan-hang-tham-o-hon-2-600-cay-vang-hau-toa- 3556794.html, truy cập ngày 15 tháng 6, 2017.

35

Theo thông lệ quốc tế mới nhất về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro hiệu quả của Ủy ban Basel89, tùy theo đặc điểm và quy mô hoạt động, hệ thớng quản trị của tổ chức tín dụng được xây dựng theo mơ hình “ba tún phịng thủ” độc lập và có tính chất hỗ trợ cho nhau, đó là90: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyến phòng thủ thứ nhất: xuất phát từ bộ phận kinh doanh của tổ chức tín

dụng, bộ phận này phải đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức tín dụng đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy định; kiểm soát, ngăn ngừa, báo cáo, xử lý các sai phạm, hành vi gian lận trong tất cả các hoạt động của tổ chức tín dụng.

Tuyến phịng thủ thứ hai: xuất phát từ cơ quan quản lý nhà nước, sẽ đảm nhận

vai trò quản lý rủi ro đảm bảo nhận diện, đo lường, giám sát trạng thái rủi ro và báo cáo về rủi ro đối với từng mảng hoạt động; đảm bảo tổ chức tín dụng tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; và chịu trách nhiệm xây dựng, sửa đổi chính sách, hạn mức, quy trình quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng.

Tuyến phòng thủ thứ ba: xuất phát từ bộ phận kiểm toán nội bộ, là tuyến kiểm

sốt ći cùng, thực hiện kiểm toán trên cơ sở rủi ro và kiểm toán chung; chịu trách nhiệm đánh giá độc lập, khách quan đối với hiệu quả hoạt động của hai tuyến đầu; đưa ra kiến nghị đới với ban kiểm sốt, hội đồng quản trị nhằm khắc phục, sửa đổi những bất cập trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Hiện nhiều quốc gia như Úc, Anh, Canada, Mỹ, Malaysia, các nước vùng Carribe v.v… đã áp dụng các chuẩn mực mới về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro, trong đó nêu bật vai trò, trách nhiệm giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành trong kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro như theo hướng dẫn của Ủy ban Basel91.

Như vậy, qua các vụ việc thực tiễn nêu trên cho thấy vai trị của hệ thớng kiểm

soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chưa được ngân hàng chú trọng, dẫn đến nhiều bất cập trong hoạt động giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật của ngân hàng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng tồn tại nhiều quy định chưa phù hợp để đảm bảo sự độc lập của kiểm tốn nội bộ.

Đề xuất hồn thiện

89 Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) được thành lập bởi ngân hàng trung ương của 10 nước phát triển (G10).

90 Theo Vneconomy, “Sẽ tăng giám sát ba tuyến phòng thủ ngân hàng Việt Nam”,

http://vneconomy.vn/tai-chinh/se-tang-giam-sat-ba-tuyen-phong-thu-ngan-hang-viet-nam- 20170315061034527.htm, truy cập ngày 28/6/2017.

36

Pháp luật cần thiết phải quy định lại quyền hạn của Ban kiểm soát, cơ quan kiểm tốn nội bộ với vai trị cơ quan giảm sát việc tuân thủ các quy định về GHCTD NHTM của NHTM. Vì thực tế, hoạt động của Ban kiểm soát nói chung và cơ quan kiểm tốn nội bộ nói riêng trong các NHTM tại nước ta chỉ mang tính hình thức.

Ngồi ra, về mặt lập pháp, pháp luật không quy định cơ cấu, tổ chức của Ban kiểm soát ngân hàng mà để cho Điều lệ ngân hàng quy định. Quy định này đã tạo kẽ hở cho các ngân hàng vơ hiệu hố vai trị của các cơ quan nói trên. Pháp luật cần xây dựng các quy định này theo hướng chi tiết hơn, tránh tình trạng để các NHTM được tự quyết định vấn đề liên quan đến cơ cấu, tổ chức của bộ phận kiểm soát hoạt động của ngân hàng để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

2.3 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về người có liên quan và đề xuất hồn thiện

Việc xác định người có liên quan có vai trị hết sức quan trọng trong q trình cấp tín dụng và xác định hạn mức cấp tín dụng. Vì nếu như được xác định là người có liên quan của người được cấp tín dụng, tổng dư nợ cấp tín dụng cho cả hai chủ thể này

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 35)