Ngoại lệ của quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 28 - 31)

Pháp luật quy định GHCTD của NHTM nhằm tạo ra một định mức để các ngân hàng không được vượt qua. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật cho phép NHTM vượt khỏi giới hạn đó. Đó là trường hợp cấp tín dụng hợp vớn và cấp tín dụng vượt hạn mức theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1.7.1 Cấp tín dụng hợp vốn

Cấp tín dụng hợp vớn là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đới với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác60. Theo Khoản 6 Điều 128 LCTCTD, trong trường hợp nhu cầu của khách hàng và người có liên quan vượt quá GHCTD thông thường của mình thì NHTM được cấp tín dụng hợp vớn.

Tuy nhiên, theo quy định trên của LCTCTD, thì cấp tín dụng hợp vớn chỉ áp dụng cho “khách hàng và người có liên quan”, cịn trường hợp một khách hàng có nhu cầu vượt quá hạn mức thì sẽ không được áp dụng. Theo quan điểm của tác giả, quy định này là một thiếu sót của LCTCTD, bởi vì một khách hàng hồn tồn có khả năng có nhu cầu được cấp tín dụng vượt hạn mức, nhất là các dự án có vớn đầu tư lớn, chứ không nhất thiết phải là “khách hàng và người có liên quan” thì mới được cấp tín dụng hợp vớn.

Khắc phục thiếu sót này của LCTCTD, Thông tư 36 đã có bổ sung vào quy định này. Theo Khoản 5 Điều 13 Thông tư 36 thì trong trường hợp “một khách hàng, một

khách hàng và người có liên quan” có nhu cầu vốn vượt quá hạn mức, tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vớn.

1.7.2 Cấp tín dụng vượt hạn mức

Ngoài trường hợp cấp tín dụng hợp vớn thì pháp luật cịn quy định một ngoại lệ khác của GHCTD của NHTM, đó là trường hợp cấp tín dụng vượt hạn mức theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

24

Theo Khoản 7 Điều 128 LCTCTD, trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vớn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tới đa vượt q các GHCTD của NHTM thông thường đối với từng trường hợp cụ thể.

Có thể thấy, trường hợp cấp tín dụng vượt hạn mức này là một trường hợp rất đặc biệt, bởi lẽ qùn qút định việc cấp tín dụng khơng thuộc về ngân hàng, thậm chí là Ngân hàng Nhà nước, mà chủ thể quyết định ở đây là Thủ tướng Chính phủ - một chủ thể rất đặc biệt trong bộ máy nhà nước.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

GHCTD của NHTM là một quy định đã tồn tại từ lâu trong các văn bản pháp luật về ngân hàng và tổ chức tín dụng ở nước ta. Tuy nhiên, các quy định này tồn tại đơn lẻ dưới dạng áp dụng cho từng nghiệp vụ cấp tín dụng mà khơng có một giới hạn thớng nhất cho toàn bộ hoạt động cấp tín dụng. Ngày nay, dưới sự điều chỉnh của LCTCTD 2010, các quy định về giới hạn của từng nghiệp vụ cấp tín dụng đã được quy về một mới là giới hạn cấp tín dụng, là một giới hạn áp dụng chung cho tất cả nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM.

GHCTD của NHTM bao gồm ba loại: GHCTD thông thường của NHTM; GHCTD của NHTM đối với các chủ thể bị hạn chế cấp tín dụng và cuối cùng là GHCTD để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Mặc dù pháp luật đã quy định về GHCTD là các hạn mức mà NHTM không thể vượt qua khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra hai trường hợp ngoại lệ cho GHCTD của NHTM, đó là: cấp tín dụng hợp vớn và cấp tín dụng vượt hạn mức theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.

26

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 28 - 31)