Chủ nợ là công ty mua bán nợ Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 29)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.1.1 Chủ nợ là công ty mua bán nợ Việt Nam

Theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg và Quyết định số 199/2003/QĐ- BTC20, các khoản nợ đã mua được dùng để đầu tư bằng các hình thức góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh là một trong bốn một phương thức xử lý các khoản nợ đã mua mà DATC có thể áp dụng. Tuy ở đây chưa sử dụng thuật ngữ chuyển nợ thành vốn, có thể hiểu việc DATC sử dụng khoản nợ đã mua để góp vốn cổ phần, vốn liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh trong doanh nghiệp chính là hoạt động chuyển nợ thành vốn mà sau này, tại Thông tư số 33/2010/TT-BTC21 thay thế cho Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã quy định chuyển khoản nợ thành vốn góp của doanh nghiệp khách nợ là một cách để DATC xử lý khoản nợ đã mua. Hiện nay, DATC hoạt động theo Điều lệ được ban hành tại Thông tư số 79/2011/TT-BTC và hoạt động chuyển nợ thành vốn được quy định là một trong các hình thức xử lý nợ tồn đọng.

Theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg, DATC được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 với mức vốn điều lệ là 2.000.000.000 đồng do Ngân sách Nhà nước cấp với các mục tiêu:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp và NHTM lành mạnh hóa tình hình tài chính trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng;

                                                            

20 Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

21 Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/3/2010 của Bộ Tài chính ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp 

 

22

- Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy q trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khốn và cho th doanh nghiệp thơng qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp; xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp;

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường nợ, tạo thêm nguồn hàng cho thị trường tài chính, qua đó thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước; và

- Xây dựng mơ hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian (thuộc các thành phần kinh tế) như các công ty mua bán nợ, dịch vụ địi nợ, các cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính... Qua đó, chuyển giao một số nghiệp vụ mang tính sự vụ từ các cơ quan quản lý nhà nước sang cho các tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động chuyên trách. Câu chuyện của Bianfishco đang mở ra cơ hội mới đối với các cơng ty mua bán nợ có tiềm lực tài chính và có chun mơn tái cơ cấu doanh nghiệp như DATC, chứ không đơn thuần là những công ty đi mua bán nợ. Từ khi được thành lập, DATC lãnh sứ mệnh mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp, mang lại sự ổn định cho nền kinh tế. Lũy kế từ năm 2004 đến năm 2013, DATC đã tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận khi cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, giá trị thực tế thu hồi cho ngân sách nhà nước đạt 534 tỷ đồng. Trong hoạt động mua bán nợ, năm 2013, DATC đã ký được 15 hợp đồng với giá trị các khoản nợ là 1.793 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với thực hiện năm 2012. Đối với hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp năm 2013, công ty đã mua bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành cơng 08 doanh nghiệp, thơng qua đó đã giúp chuyển đổi, cổ phần hóa được 05 DNNN trong tổng số 41 DNNN được cổ phần hóa trên phạm vi cả nước trong năm 2013. Trước đó, năm 2012, cả nước cổ phần hóa được 13 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 09 doanh nghiệp và năm 2011, cả nước cổ phần hóa được 16 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 08 doanh nghiệp. Trong năm 2014, DATC dự kiến doanh số mua nợ và tài sản tăng từ 10- 15% so với thực hiện năm 2013, tổng doanh thu đạt khoảng 550 tỷ đồng, kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 phấn đấu cao hơn thực hiện năm 201322.

                                                            

22 http://www.datc.com.vn/tabid/86/postid/522/Cong-ty-Mua-ban-no-tong-ket-cong-tac-nam-2013-trien-khai- nhiem-vu-nam-2014-va-to-chuc-Hoi-nghi-nguoi-lao-dong.aspx

 

23

Sự lột xác của các doanh nghiệp mà DATC tham gia tái cơ cấu nợ có thể thấy rõ qua trường hợp tiêu biểu của cơng ty Sadico Cần Thơ hay Cơng ty Mía đường Kon Tum. Cơng ty cổ phần Mía đường Kon Tum là DNNN trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum nhưng làm ăn không hiệu quả. Với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, công ty này được tái cơ cấu thông qua chuyển nợ thành vốn từ tháng 7/2008. Sau 6 tháng, cơng ty Mía đường Kon Tum đã bắt đầu có lãi 5,4 tỷ đồng. Năm 2011, cơng ty trả mức cổ tức tiền mặt lên đến 30%, đồng thời là cổ phiếu có tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Với 66% cổ phần, DATC hiện đang dần thối vốn khỏi Mía đường Kon Tum23.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)