Vụ chuyển nợ thành vốn của công ty Thủy sản Bình An

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 45 - 48)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1.4.2Vụ chuyển nợ thành vốn của công ty Thủy sản Bình An

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.4.2Vụ chuyển nợ thành vốn của công ty Thủy sản Bình An

Cơng ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) đi vào hoạt động từ năm 2005 với nhiều thành công lớn trong lĩnh vực thủy sản. Sản phẩm của Bianfishco đã xuất khẩu vào 80 nước trong đó có những thị trường hết sức khắt khe như: Mỹ, Nhật và EU. Đặc biệt Bianfishco là một trong rất ít doanh nghiệp thủy sản có giấy phép xuất khẩu vào Mỹ với thuế suất bằng 0%. Trong giai đoạn hoạt động ổn định, Bianfishco đạt doanh thu 100 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho hơn 5000 lao động. Bianfishco trở thành thương hiệu quốc gia hàng đầu về sản phẩm cá tra, cá basa được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận.

Năm 2011, Bianfishco gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng ngưng cung cấp tín dụng, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, cơng ty bị thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá. Theo thống kê chính thức từ các nguồn, tổng số nợ mà Bianfishco nợ khách hàng là 1.541 tỷ đồng. Trong đó: nợ các TCTD 1.227 tỷ đồng, nợ tiền cá 44 hộ nông dân 261 tỷ đồng, đã trả được 16 tỷ đồng; nợ Bảo hiểm xã hội 3 tỷ đồng và nợ 10 công ty khác hơn 27,7 tỷ đồng.

Trên cơ sở kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của NHTM cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sau khi Habubank sáp nhập vào NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), đồng thời đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, Bianfishco nói riêng, SHB đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để trở thành cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của Bianfishco. Với tiềm lực tài chính mạnh,                                                             

 

40

giàu kinh nghiệm trong hoạt động mua bán sáp nhập, SHB đã phối hợp cùng DATC và Bianfishco xây dựng phương án tái cấu trúc toàn diện Bianfishco. Khác với kế hoạch trước đây, DATC có vai trị chính trong q trình tái cơ cấu Bianfishco, SHB được DATC đề nghị phải vào cuộc và đứng vai chủ trì, DATC chỉ ở vai trị hỗ trợ trong hoạt động quản lý. Chính nhờ tiềm lực của SHB, số nợ của nông dân đã được SHB thanh toán theo cam kết của trước đây của DATC là thanh tốn tồn bộ trong năm 2012, đặc biệt, những khoản nợ nhỏ của nông dân đã được trả hết trong một lần duy nhất. Hoạt động tái cấu trúc Bianfishco do SHB cùng DATC tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, kiểm sốt chi phí thị trường đầu vào và đầu ra.

Kế tiếp, DATC và SHB đã tiến hành đàm phán khoanh nợ, mua nợ với các chủ nợ là các ngân hàng hoặc mời các ngân hàng đó trực tiếp góp vốn vào Bianfishco bằng thủ tục chuyển nợ thành vốn. Sau đó, SHB, DATC cùng với Bianfishco dốc tồn lực cho cơng tác kiện tồn bộ máy. Nhân sự của SHB cũng được chia thành các tổ để đưa vào hỗ trợ, riêng DATC ngoài những cán bộ khác còn cắt cử một lãnh đạo cấp cao làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Sau khi cơ cấu và tăng vốn điều lệ thì SHB sở hữu 50% vốn cổ phần trong tổng vốn điều lệ của Bianfishco là 500 tỷ đồng. Khi trở lại hoạt động ổn định và hiệu quả, Bianfishco sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ, dự kiến từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng; trong đó có sự chuyển đổi nợ thành vốn góp của các chủ nợ lớn và tỷ lệ sở hữu của SHB dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 30%.

Kết quả là sau 5 tháng tái hoạt động, ngày 17/10/2012, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Bianfishco đã lần đầu tiên công bố thông tin trực tiếp mua cá với số lượng lớn lên tới 700 tấn cá tra nguyên liệu, với giá 22.200 đồng/kg để chế biến đông lạnh xuất khẩu theo hợp đồng đặt hàng của đối tác ngoại. Nhà máy chế biến với công suất 02 container/ngày, phục vụ 70 đơn hàng xuất khẩu đã ký kết với các khách hàng ở thị trường Mỹ, Trung Đông, Châu Âu. Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu đến năm 2013 với 300 container cá tra vào các thị trường châu Âu, châu Mỹ, các nước Hồi giáo, giải quyết việc làm cho 1.200 lao động trực tiếp tại nhà máy và hàng ngàn người lao động gián tiếp là nông dân nuôi cá, chế biến thức ăn chăn nuôi. Công ty cũng đã thanh toán hơn 2 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội trước đây và tiến hành đăng ký đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ - nhân viên đang trực tiếp làm việc.

 

41

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là việc SHB – một NHTM làm thế nào có thể sở hữu 50% vốn cổ phần trong tổng vốn điều lệ của Bianfishco? Theo quy định của pháp luật về các TCTD hiện hành, một NHTM chỉ được phép sở hữu tối đa 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp, có nghĩa là SHB đã vi phạm quy định này. Thực tế thì 50% cổ phần mà SHB nắm giữ tại Bianfishco là dựa trên hợp đồng ủy thác đầu tư của Công ty cổ phần đầu tư, tư vấn và dịch vụ Hồ Mây (Hà Nội) với Habubank, khi Habubank sáp nhập vào SHB thì số cổ phiếu Công ty Hồ Mây Lê được SHB nắm giữ. Trước khi số cổ phần này được chuyển nhượng cho cơng ty Hồ Mây thì đã được cầm cố tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh khu vực Cần Thơ – Hậu Giang, do đó, SHB phải cam kết bảo lãnh thanh toán cho Bianfishco để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay gồm gốc lẫn lãi và các nghĩa vụ tài chính liên quan với VDB tại các hợp đồng tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu tại VDB chi nhánh khu vực Cần Thơ – Hậu Giang. Từ cam kết của SHB, VDB cam kết giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay đối với 25 triệu cổ phiếu (50% vốn điều lệ) cho Bianfishco. Ngồi ra, SHB và Bianfishco cịn phải giải quyết các tranh chấp đối với 25 triệu cổ phiếu này với NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và các thủ tục khác. Vì các quy định hạn chế tỷ lệ phần góp vốn của các TCTD mà dẫn đến nhiều khó khăn, nhập nhằng trong hoạt động chuyển nợ thành vốn của doanh nghiêp của các TCTD.

Có thể nói, việc Bianfishco vượt qua khó khăn và khơi phục được hoạt động kinh doanh như hôm nay là nhờ vào hoạt động chuyển nợ thành vốn mà SHB đóng một vai trị vơ cùng quan trong. Đứng trước tình cảnh phá sản là con đường gần nhất của Bianfishco, chuyển nợ thành vốn chính là cứu cánh cho Bianfishco khơi phục hoạt động, bảo đảm cho quyền lợi của các chủ thể có liên quan, từ các nhà đầu tư, các hộ nông dân bán cá cho Bianfishco đến hơn 5.000 công nhân viên đang làm việc tại đây.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, đa phần các thương vụ mua và xử lý nợ của DATC là nhằm tiến hành cổ phần hóa các DNNN, vốn nhà nước được sử dụng hiệu quả hơn và hiệu quả sản xuất kinh doanh, cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hóa ngày càng được nâng cao. Một trong các phương pháp phổ biến mà DATC áp dụng cho các DNNN sau khi mua nợ là chuyển nợ thành vốn. Với hoạt động và kinh nghiệm xử lý nợ chuyên nghiệp của mình, DATC đã giúp nhiều DNNN cổ phần hóa thành cơng, mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước như Sadico Cần Thơ, cơng ty cổ phần Mía đường Kon Tum, Tập đồn Thái Hịa…trong đó Sadico là doanh nghiệp đầu tiên được DATC áp dụng thành công phương pháp này. Từ đó đến nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chuyển nợ thành vốn của

 

42

DATC đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và ngày càng hồn thiện. Đây chính là nền tảng để DATC tiếp tục phát huy áp dụng biện pháp chuyển nợ thành vốn trong cơng cuộc cổ phần hóa các DNNN khác. Đối với Bianfishco, mặc dù nguồn lực chính để vực dậy hoạt động của Bianfishco là đến từ SHB, nhưng trong đó vẫn cần sự hỗ trợ về mặt quản lý của DATC. Điều này càng làm nổi bật chức năng của DATC trong các thương vụ xử lý nợ thông qua chuyển nợ thành vốn, đồng thời cũng nói lên sự thiếu hụt các văn bản pháp lý làm nền tảng cho hoạt động chuyển nợ của các chủ thể như là các TCTD hay các doanh nghiệp. Thương vụ chuyển nợ thành vốn của Bianfishco là một trong những thương vụ chuyển nợ hiếm hoi mà một TCTD tham gia với vai trò chủ chốt lại đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động kinh doanh bình thường, đây là một thành cơng lớn của SHB mà nhiều ngân hàng khác phải học hỏi.

Như đã trình bày ở trên, VAMC và các AMC trực thuộc NHTM đến nay chưa tiến hành chuyển một khoản nợ nào thành vốn trong hoạt động của mình, lý do chủ yếu chính là sự thiếu hụt các quy định của pháp luật để các chủ thể này triển khai thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các quy định về hoạt động chuyển nợ thành vốn của AMC thì đã q lỗi thời, cịn của VAMC thì chưa có đủ thời gian để xem xét thi hành trên thực tiễn, bên cạnh đó, trong tương quan so sánh với quy định về DATC, các quy định về thoái vốn của VAMC sau khi chuyển nợ thành vốn trong một thời hạn nhất định vẫn chưa hồn tồn phù hợp36. Do đó, việc hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động xử lý nợ nói chung và chuyển nợ thành vốn nói riêng là điều kiện tiên quyết để nước ta có thể xử lý triệt để các khoản nợ càng ngày càng tăng như hiện nay.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 45 - 48)