Vụ chuyển nợ thành vốn của công ty Sadico Cần Thơ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 45)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.4.1 Vụ chuyển nợ thành vốn của công ty Sadico Cần Thơ

Sadico Cần Thơ có tiền thân là Cơng ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Cần Thơ chuyên sản xuất và cung cấp vỏ bao xi măng vùng miền Tây Nam Bộ. Đây là một trong những DNNN khơng cổ phần hóa được do mất cân đối tài chính trầm trọng bởi kinh doanh thua lỗ và gánh nặng nợ nần. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa ngày 30/06/2006, Sadico có tổng tài sản là 168 tỷ đồng nhưng nợ phải trả tới 219 tỷ đồng, lỗ lũy kế 118 tỷ đồng, làm âm vốn                                                             

 

37

Nhà nước tới 51 tỷ đồng. Tuy được các cấp các ngành ở địa phương tìm nhiều giải pháp để cứu Sadico khỏi phá sản nhưng không thể vực doanh nghiệp qua cơn khốn khó và đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định. Đang trong thế bế tắc thì giải pháp mua nợ xấu ngân hàng để xử lý khó khăn tài chính gắn với tái cơ cấu và chuyển đổi thành công ty cổ phần do DATC đề xuất đã mở ra một hướng đi mới đầy hy vọng cho Sadico.

Giai đoạn mua nợ: để giải quyết nợ tồn đọng của Sadico, DATC đã mua từ 179,6 tỷ đồng nợ tồn đọng mà Sadico vay từ các ngân hàng và xử lý theo hướng xóa nợ đồng thời chuyển nợ thành vốn, trở thành chủ sở hữu để tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp.

Chuyển nợ thành vốn: ngày 29/12/2006, UBND Thành phố Cần Thơ đã ra Quyết định số 2895/QĐ-UBT phê duyệt phương án chuyển nợ thành vốn của DATC và Sadico và chuyển Công ty Sản xuất - Kinh doanh Vật liệu Xây dựng Thành phố Cần Thơ thành Công ty Cổ phần. Theo đó, DATC tiến hành xóa một phần nợ phải trả tương ứng số âm vốn chủ sở hữu (51 tỷ đồng) để Sadico cân đối tài chính trên sổ sách và tiến hành chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.

Thủ tục chuyển đổi thành công ty cổ phần: DATC cùng doanh nghiệp rà soát lại kinh doanh để xác định quy mô vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành phù hợp. Vối vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó DATC sở hữu 51% theo cơ chế chuyển nợ thành vốn góp, cổ đơng chiến lược 20%, cán bộ công nhân viên 4,44%, cổ đông bên ngồi 24,56% thơng qua đấu giá, Sadico đã hoàn tất chuyển đổi theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 5703000320 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 27/06/2007 và bắt đầu hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần từ đó trở đi.

Các quy định về thủ tục mua nợ, chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp vào thời điểm DATC chuyển nợ của Sadico thành vốn được quy định tại Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC còn rất sơ sài, do đó việc DATC tuân thủ pháp luật trong quá trình tiến hành chuyển nợ của Sadico thành vốn là rất khó để xác định một cách chính xác. Tham gia vào q trình tái cơ cấu Sadico, DATC đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý hiệu quả như lựa chọn chiến lược kinh doanh là tập trung sản xuất và phát triển vỏ bao đựng xi măng, nâng cao sản lượng và cải tiến chất lượng tạo sản phẩm bao bì thân thiện với mơi trường; sắp xếp nhân sự, tinh gọn bộ máy; tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học; quản lý sản xuất theo định mức, giảm tỷ lệ phế liệu, phế phẩm; luôn cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt để nắm vững và mở rộng thị trường tiêu thụ; thực hiện tiết kiệm toàn diện… Kết quả là ngay cuối

 

38

năm 2007, đơn vị này đã có lãi 9 tỷ đồng, chính tính tích cực của cơ cấu tài chính mới cùng những thay đổi về chiến lược kinh doanh và công tác quản trị điều hành đã đưa đến những kết quả bất ngờ ngay sau khi tái cơ cấu, Sadico không chỉ hồi phục mà còn thực sự ổn định để phát triển, không chỉ làm lợi cho cổ đơng mà cịn tạo công ăn việc làm với thu nhập ngày càng cao cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong 6 tháng cuối năm 2007, Sadico đạt doanh thu 72,2 tỷ đồng bằng 108,6% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế hơn 9 tỷ đồng bằng 179% kế hoạch, trả cổ tức 5%. Năm 2008, các chỉ tiêu trên lần lượt là trên 165 tỷ đồng doanh thu, đạt 122,3% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế trên 10,7 tỷ đồng đạt 111,9% kế hoạch, trả cổ tức 15%. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, Sadico đạt doanh thu 85,3 tỷ đồng, bằng 68,3% kế hoạch năm và thu về lợi nhuận sau thuế trên 11,8 tỷ đồng đạt 121% kế hoạch năm, cổ tức cả năm dự kiến 15%. Doanh nghiệp hiện đang tạo việc làm cho trên 330 lao động địa phương với thu nhập bình quân tăng dần: 6 tháng cuối năm 2007 là trên 1,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2008 trên 2,2 triệu đồng/người/tháng, 6 tháng đầu năm 2009 là trên 2,4 triệu đồng/người/tháng. Từ một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ và kinh doanh thua lỗ kéo dài, Sadico đã trả được trên 43,3 tỷ đồng nợ và trở thành một điển hình về thu nộp ngân sách: trong 6 tháng cuối năm 2007 đã nộp ngân sách nhà nước trên 11,9 tỷ đồng; năm 2008 nộp trên 11 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2009 nộp trên 3 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch thu nộp ngân sách cả năm. Chỉ sau 4 năm tái cấu trúc, hoạt động kinh doanh của Sadico đã khơi phục hồn tồn và tăng trưởng trở lại. Ngày 22/12/2009, công ty cổ phần Sadico Cần Thơ chính thức khai trương giao dịch 5 triệu cổ phiếu SDG tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sự kiện Sadico Cần Thơ niêm yết cổ phiếu có thể nói là một bước ngoặt, thể hiện những nỗ lực lớn của tập thể cán bộ nhân viên công ty và cũng đánh dấu sự lớn mạnh trong hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu của DATC.

Giai đoạn thoái vốn: Sadico là DNNN đầu tiên được DATC thực hiện thành công hoạt động mua bán nợ và xử lý nợ bằng biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua chuyển nợ thành vốn. Từ việc nắm giữ 51% cổ phần tại Sadico, DATC sở hữu 48,45% cổ phần sau khi thoái bớt 2,55% trong năm 2011. Trong 2 ngày liên tiếp 18 và 19/12/2012, DATC đã liên tục bán lần lượt 62.000 cổ phiếu và 103.000 cổ phiếu SDG của Sadico và tỷ lệ sở hữu của DATC tại Sadico Cần Thơ đã giảm từ 46,4% xuống còn 43,87%, tương đương số cổ phiếu giảm từ hơn 3 triệu đơn vị xuống trên 2,85 triệu đơn vị. Tính trong năm 2012, DATC đã 5 lần liên tiếp bán cổ phiếu SDG nhằm thoái vốn khỏi Sadico Cần Thơ theo mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp trong đó một lần trong tháng 8, một lần vào tháng 11 và 3 lần thoái vốn

 

39

trong tháng 12. Yếu tố thành công trong việc tái cơ cấu nợ phải đi kèm với tái cấu trúc doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh doanh phù hợp. Thủ tục thoái vốn khỏi Sadico của DATC đã tuân thủ theo quy định của Thơng tư số 79/2011/TT- BTC trong đó quy định rằng DATC phải tiến hành thoái vốn khỏi doanh nghiệp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nợ thành vốn. Tuy nhiên, thông tư này quy định việc thoái vốn là nhằm thu hồi vốn đầu tư mà khơng quy định rõ rằng thu hồi tồn bộ hay một phần vốn đầu tư là phù hợp với pháp luật. Trên thực tế, sau khi chuyển nợ thành vốn, DATC đều tìm kiếm các đối tác để có thể sớm tiến hành thoái vốn theo quy định, nhưng việc tìm được các nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu là việc không hề dễ. Trong trường hợp của Sadico, việc thoái vốn là yếu tố thời gian, đủ để DATC thu hồi khoản tiền đầu tư và tìm kiếm đối tác đầu tư tiềm năng. Sau 05 năm, DATC vẫn còn sở hữu trên 40% vốn của Sadico, như vậy thủ tục thối vốn có vi phạm quy định pháp luật hay không chưa thể giải đáp được.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)