Hoàn thiện các quy định hiện hành về hoạt động chuyển nợ thành vốn của

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 50)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.2.1 Hoàn thiện các quy định hiện hành về hoạt động chuyển nợ thành vốn của

của DATC, VAMC và các AMC

Mặc dù hiện nay, hoạt động của DATC đã ổn định và VAMC đang từng bước khẳng định vai trị của mình trong tiến trình xử lý nợ xấu, nhưng một thực tế là các quy định hiện hành không thể tạo điều kiện cho DATC và VAMC phát triển hết khả năng của mình.

                                                            

36 Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, khi đến hạn thanh toán của trái phiếu đặc biệt (05 năm), TCTD bán nợ có nghĩa vụ mua lại khoản nợ đã bán cho VAMC mà chưa xử lý được. Cùng với quy

định lãi suất 0% của trái phiếu đặc biệt, hoạt động của VAMC trong trường hợp này như là một nơi cất nợ

cho các TCTD, để các TCTD thuận tiện trong việc trích lập dự phịng, thay vì áp dụng tỷ lệ trích lập dự phịng 20%, 50% và 100% lần lượt cho các khoản nợ xấu thuộc nhóm 3, 4 và 5 thì TCTD chỉ cẩn trích lập dự phịng với tỉ lệ 20% cho tất cả các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Điều này thực sự khuyến khích các TCTD bán nợ cho VAMC nhưng trên thực tế lại không hề hiệu quả nếu VAMC không xử lý được các khoản nợ đã mua mà cuối cùng, các khoản nợ sẽ lại quay về với TCTD đã bán.

 

43

Từ khi thành lập đến nay, DATC đã thực hiện được 118 phương án xử lý nợ với giá trị sổ sách là 7.400 tỷ đồng, tính ra trung bình mỗi năm DATC xử lý được 928 tỷ đồng nợ, chiếm 0,61% tổng số nợ xấu tại thời điểm này, một con số quá nhỏ so với dư nợ cần giải quyết37. Dù DATC muốn dài tay ôm hết các doanh nghiệp để xử lý nợ cũng khơng thể được vì hạn chế về vốn bởi nguyên tắc hoạt động của DATC là bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước. Qua nhiều lần được sửa chửa, thay thế, các quy định về hoạt động của DATC đã hoàn thiện hơn lúc ban đầu rất nhiều, tuy nhiên quy định về thẩm định giá trị của khoản nợ trước khi chuyển thành vốn, phạm vi áp dụng của biện pháp giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khách nợ… cần phải chặt chẽ hơn để việc chuyển nợ thành vốn được khách quan và thực sự có hiệu quả.

Tính đến nay, VAMC đã mua hơn 45.000 tỷ nợ xấu từ các TCTD nhưng thực tế chỉ mới xử lý được gần 300 tỷ đồng. Các TCTD ồ ạt bán nợ cho VAMC để làm sạch sổ sách tài chính, nhưng VAMC lại chưa thể giải quyết các vấn đề về nợ sau khi mua. Theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, trong vòng 05 năm kể từ khi bán nợ cho VAMC, các TCTD phải mua lại khoản nợ đó nếu VAMC khơng xử lý được. Các quy định về tổ chức và hoạt động của VAMC vừa được ban hành trong năm 2013 và trải qua thực tiễn thi hành trong một thời gian ngắn đã bộc lộ một vài điểm thiếu sót cần khắc phục. Thứ nhất, quy định về phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của VAMC chỉ cần có tính khả thi là chưa rõ, quy định mang tính định tính rất dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng để tiến hành chuyển nợ thành vốn, nhưng thực tế lại khơng có hiệu quả. Thứ hai, việc VAMC bán lại khoản vốn góp cho TCTD bán nợ sau khi chuyển tồn bộ nợ thành vốn góp có thể vi phạm đến các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của TCTD như đã trình bày ở mục 2.1.3.2. Dù vậy, vẫn cần một lộ trình dài để VAMC chứng minh hiệu quả hoạt động thực sự của mình.

Đối với các quy định về AMC, hoạt động của các AMC không thực sự hiệu quả đã làm mất đi một giải pháp cho việc xử lý nợ, trong đó có hoạt động chuyển nợ thành vốn. Các quy định pháp luật về AMC vừa sơ sài, vừa lỗi thời vì đã khơng được cơ quan quản lý xem xét, cập nhật trong hơn 13 năm kể từ khi được ban hành. Phạm vi hoạt động của AMC chỉ là các khoản nợ và tài sản của NHTM mẹ nhưng lại không được ngân hàng quan tâm, dễ dàng bị giải thể sau khi giải quyết xong một vài vụ việc. Nhà nước cần đánh giá và mở rộng khả năng tham gia vào thị trường mua bán nợ, vừa giải quyết được các vướng mắc trên, vừa tăng thêm số lượng tổ                                                             

37 Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hương Thanh, 2014, “Thị trường mua bán nợ - góc nhìn từ lý thuyết cung cầu”, Tạp chí Ngân hàng, (số 4), tr. 17-22

 

44

chức mua nợ tham gia vào công cuộc giải quyết, xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần siết chặt việc tổ chức AMC của các NHTM, đó là quy định tất cả các TCTD có nợ xấu trên 3% đều phải thành lập AMC của riêng mình.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)