Hoàn thiện pháp luật về mua, bán nợ để thúc đẩy thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 56)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.2.3 Hoàn thiện pháp luật về mua, bán nợ để thúc đẩy thị trường mua bán nợ

Áp dụng biện pháp xử lý nợ thông qua hoạt động mua bán nợ là một lựa chọn tất yếu ở nước ta khi mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và thành công trong việc xử lý nợ. Tuy nhiên hiện nay, ngồi hoạt động tích cực của DATC, các tổ chức mua nợ chuyên nghiệp như VAMC và các AMC trực thuộc NHTM vẫn chỉ dừng lại ở việc mua nợ mà chưa thể xử lý triệt để hiệu quả các khoản nợ đã mua. Cũng như các thị trường khác, thị trường mua bán nợ cũng tồn tại bên cung và bên cầu cùng với các quy định pháp luật về cơ chế, chế tài và chính sách nhằm tạo lập mơi trường, hành lang hoạt động trong sự quản lý của nhà nước. Ở Việt Nam, cung cầu về mua bán nợ đang tăng nhanh, chỉ tính riêng tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đã lên đến gần 200.000 tỷ đồng, một con số q lớn mà VAMC khơng thể một mình cáng đáng nổi. Do đó, pháp luật cần có một chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ.

 

45 - Xây dựng hệ thống giá bán nợ

Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cần thống nhất với nhau về việc ban hành cơ chế xác định giá bán nợ để làm cơ sở đàm phán giữa các bên trong giao dịch mua bán nợ. Hiện tại, chênh lệch giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán đang làm cho thời gian đàm phán kéo dài và nhiều giao dịch thất bại. Nếu giá bán quá thấp, việc bán nợ cũng không mang lại nhiều ý nghĩa đối với bên bán nợ. Đơn cử là hoạt động mua nợ của DATC, DATC chỉ mua nợ với giá rất thấp, chỉ bằng 30-40% giá trị nợ gốc, điều này hạn chế nhu cầu bán nợ của các doanh nghiệp và tốc độ phát triển của thị trường bán nợ.

Đồng thời, cần thành lập một tổ chức định giá có chức năng định giá độc lập các khoản nợ. Với chức năng chuyên biệt là định giá nợ, cả bên bán nợ và bên mua nợ sẽ có cơ hội tham khảo, xem xét và đánh giá giá trị của khoản nợ, đảm bảo cho việc mua bán nợ được thực hiện một cách khách quan hơn.

- Thống nhất việc phân loại và xếp hạng nợ xấu

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN38 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN39 xác định việc phân loại và xếp hạng nợ xấu của các TCTD cần sớm được triển khai thi hành để ngăn ngừa việc các TCTD che giấu tỷ lệ nợ xấu. Khi đã thống nhất về cách phân loại nợ xấu thì các TCTD mới tuân thủ quy định về bán nợ cho VAMC, tăng cung cho thị trường mua bán nợ.

- Xây dựng chính sách ưu đãi thuế cho hoạt động mua bán nợ

Việc xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động mua bán nợ sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ. Thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phí khác trong q trình thực hiện mua bán, xử lý nợ sẽ là một gánh nặng cho doanh nghiệp thực hiện mua bán nợ. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư sau khi mua nợ không tiến hành bán nợ mà tiếp tục rót thêm vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp. Do đó, chính sách ưu đãi thuế sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư xem xét, nghiên cứu việc mua các khoản nợ để tái đầu tư, làm cho thị trường mua bán nợ ngày càng ổn định và phát triển.

Ngồi những biện pháp trên, nhà nước cịn có thể xem xét ban hành các quy định khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường mua                                                             

38 Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

39 Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

 

46

bán nợ nước ta, thành lập Hiệp hội các cơng ty mua bán nợ vừa có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp thực hiện mua bán nợ, vừa đảm bảo cho hoạt động mua bán nợ của các doanh nghiệp thành viên tuân thủ theo quy định của pháp luật… Hoàn thiện khung pháp luật chính là yêu cầu cấp thiết nhất để đảm bảo cho hoạt động mua bán, xử lý nợ nói chung, hoạt động chuyển nợ thành vốn nói riêng được áp dụng hiệu quả, tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Pháp luật là nền tảng và công cụ để các hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định, đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Từ việc phân tích các quy định hiện hành cũng như các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực có quy định về hoạt động chuyển nợ thành vốn của các chủ thể, có thể thấy được sự thiếu sót của các văn bản pháp quy về vấn đề này trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Khung pháp lý về hoạt động chuyển nợ thành vốn nói trên cần được sớm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, tuy nhiên, các chủ thể cần có một nhận thức đầy đủ về hoạt động này để có thể tuân thủ hoàn toàn theo pháp luật, cũng như đạt được mục đích giải quyết hồn tồn nợ xấu, nợ tồn đọng. Đồng thời, nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện để đảm bảo các quy định pháp luật được áp dụng đúng đắn và hiệu quả.

 

47

KẾT LUẬN

Vì mục đích giải quyết, xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, chuyển nợ thành vốn ra đời và đang dần trở thành một cơng cụ hữu ích để giúp các chủ nợ có khả năng thu hồi vốn cũng như giúp các doanh nghiệp khách nợ thêm cơ hội tái sinh. Tuy nhiên, cơ sở đầu tiên để chuyển nợ thành vốn có thể phát huy hết tác dụng của mình, tác động tích cực đến cơng cuộc xử lý nợ chính là các quy định cụ thể, chặt chẽ được các cơ quan nhà nước ban hành trong sự xem xét, đánh giá tình hình kinh tế nước ta hiện nay.

Thông qua đề tài nghiên cứu “Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp”, tác giả muốn mang đến một cái nhìn tổng quan về hoạt động chuyển nợ thành vốn cùng với hệ thống các quy định của pháp luật về vấn đề này, cũng như đưa ra một vài đề xuất để hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động chuyển nợ thành vốn ở Việt Nam. Ở Chương 1, khóa luận tập trung giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động chuyển nợ thành vốn. Sang Chương 2, tác giả hệ thống lại các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chủ nợ, đối tượng và thủ tục thực hiện chuyển nợ thành vốn, đồng thời từ hai vụ việc chuyển nợ cụ thể của Sadico Cần Thơ và Bianfishco, đánh giá hiệu quả của hoạt động chuyển nợ thành vốn cũng như các quy định pháp luật về vấn đề này. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một vài đề xuất hoàn thiện pháp luật có liên quan để hoạt động chuyển nợ thành vốn được áp dụng hiệu quả trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại.

Do hạn chế về nguồn thông tin, tài liệu cũng như khung pháp lý quy định về hoạt động chuyển nợ thành vốn và khả năng nghiên cứu, khóa luận chắc chắn cịn rất nhiều thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cơ để khắc phục những điểm còn hạn chế trong đề tài của mình.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội;

2. Luật số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội về Doanh nghiệp, được sửa đổi bổ sung năm 2009;

3. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

4. Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

5. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam;

6. Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20/03/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần; 7. Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03/2010 của Bộ Tài chính ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

8. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD;

9. Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 8/6/2011 của Bộ Tài Chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ Việt Nam;

10. Thông tư số 211/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 05/12/2012 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

11. Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 6/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam;

12. Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/10/2001 về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM;

13. Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 7/11/2001 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM;

 

14. Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/6/2003 về việc thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

15. Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày 05/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;

16. Quyết định số 55/2004/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 phê duyệt DNNN hạng đặc biệt;

17. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ , trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD;

18. Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế mua bán nợ của các TCTD;

19. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”;

20. Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của Các TCTD Việt Nam”; và

21. Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

- Bài báo, tạp chí, khóa luận, luận văn

1. Nguyễn Thị Bích Mai, 2010, Luận văn Thạc sỹ: Pháp luật về hoạt động mua

bán nợ các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Trường Đại

học Luật Tp. Hồ Chí Minh, người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Vân;

2. Hồng Đình Trung, 2007, Chun đề thực tập tốt nghiệp: Chuyển đổi nợ sang vốn chủ sở hữu, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người hướng dẫn: ThS.

Trần Chung Thủy;

3. Trần Cơng Hịa, Đỗ Thị Trà Linh, 2012, “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần – Đơi điều bàn luận và kiến nghị”, Tạp

chí ngân hàng, (số 24);

4. Trần Minh Huyền, 2014, “Chuyển nợ thành vốn góp, từ lý thuyết tới thực tiễn”, Tạp chí ngân hàng, (số 5);

 

5. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh, 2014, “Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, (số 7); và

6. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hương Thanh, 2014, “Thị trường mua bán nợ - góc nhìn từ lý thuyết cung cầu”, Tạp chí Ngân hàng, (số 4).

- Website 1. http://www.moj.gov.vn/ 2. http://www.datc.com.vn/ 3. http://sbvamc.vn/ 4. http://sadico.com.vn/ 5. http://www.bianfishco.com/ 6. http://www.investopedia.com/

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)