Chủ nợ là doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 32)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.1.3 Chủ nợ là doanh nghiệp khác

Ngồi các doanh nghiệp có chức năng đặc biệt tiến hành hoạt động chuyển nợ thành vốn và được quy định trong các văn bản có hiệu lực pháp luật tại thời điểm này như đã trình bày ở trên, các doanh nghiệp còn lại cũng được pháp luật trao cho khả năng chuyển nợ thành vốn nhưng các vấn đề liên quan còn chưa hoặc đã nhưng chưa được pháp luật dự liệu và ban hành các quy định hồn chỉnh. Các doanh nghiệp cịn lại được phân thành doanh nghiệp là TCTD doanh nghiệp không phải là TCTD.

- Chủ nợ là các TCTD

Mục 7 Chương I Phần B Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg đã ghi nhận rằng TCTD có thể tự mình thực hiện chuyển nợ xấu của khách vay là doanh nghiệp thành vốn góp, vốn cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp với khái niệm “hoán hổi nợ thành vốn”. Mặc dù hiện nay, cơ chế hoạt động của việc các TCTD tiến hành chuyển nợ của doanh nghiệp khách hàng vay vẫn chưa được ban hành, theo luật, các TCTD vẫn có tư cách chủ nợ được quyền thực hiện hoạt động này nếu có nhu cầu.

Đây cũng khơng phải là một điều hồn tồn mới mẻ đối với các TCTD bởi vì các AMC trực thuộc NHTM cũng đã được trao cho khả năng tiến hành chuyển nợ thành vốn góp theo Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN. Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM (AMC) được thành lập theo Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg nhằm mục đích:

 Chun nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống;

 Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả, cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn đọng của NHTM bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm vốn, chuyển đổi nợ thành vốn góp…

 Góp phần cải tiến chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng toàn ngành;

 Từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ, quản lý, kinh doanh tài sản: cho thuê, mua bán, khai thác…;

 

25

 Quản lý an tồn tài sản ngân hàng giao, đóng góp một phần lợi nhuận cho ngân hàng.

Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động như Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank...

Mặc dù AMC là cơng ty trực thuộc NHTM, trong đó NHTM góp vốn 100% nên AMC nhận được sự hỗ trợ rất lớn của công ty mẹ về tài chính, nhân sự và thương hiệu, hoạt động quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ được chun mơn hố và chuyên nghiệp hố nhưng mơ hình AMC chưa thực sự phát triển ở Việt Nam, đồng thời, do nguồn nhân lực còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm nên hoạt động của AMC mới chỉ ở mức nội bộ, chưa thực sự hiệu quả như mục đích đặt ra. Đồng thời, các văn bản quy định về hoạt động của AMC đã được ban hành từ năm 2001 mà đến nay chưa hề có sự sửa đổi, thay thế nào, các quy định này có thể nói là cịn nhiều thiếu sót và quá lỗi thời để có thể điều chỉnh hoạt động của AMC trong sự phát triển nền kinh tế nước ta. Do đó, hầu hết các hoạt động của AMC vẫn đang chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp hiện hành. Đây là một điểm cần nhanh chóng khắc phục trong hệ thống pháp luật nước ta để AMC thực sự là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho NHTM trong việc tận thu nợ tồn đọng, hạn chế tối đa tổn thất tài sản, làm lành mạnh hố tình hình tài chính của NHTM.

- Chủ nợ không phải là TCTD

Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 200528 quy định: “Góp vốn là việc

đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của cơng ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ cơng ty do thành viên góp để tạo thành vốn của cơng ty”.

Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 200529 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Đồng thời, khoản 1 Điều 322 Bộ luật Dân sự

năm 2005 quy định quyền đòi nợ là một trong những quyền tài sản, do đó, chủ nợ có quyền dùng quyền địi nợ như là một quyền tài sản để góp vốn vào doanh nghiệp. Tổng hợp từ các quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp nói chung hồn tồn có quyền thực hiện chuyển nợ thành vốn góp/vốn cổ phần trong doanh nghiệp khách nợ. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chủ nợ đặc biệt như DATC, VAMC hay                                                             

28 Luật số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội về Doanh nghiệp, được sửa đổi bổ sung năm 2009 29 Bộ luật số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội về Dân sự

 

26

các NHTM như đã được phân tích riêng như trên đều được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật và cơ chế khác nhau, các doanh nghiệp chủ nợ được đề cập đến trong phần này là các doanh nghiệp cịn lại khơng thuộc các loại trên.

Như vậy, phạm vi các chủ nợ có thể tiến hành chuyển nợ thành vốn có thể nói là khơng hạn chế. Tuy nhiên quyền tiến hành chuyển nợ thành vốn chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là các cơ chế, chính sách về thủ tục thực hiện chuyển nợ thành vốn mà các chủ thể có thể áp dụng để đảm bảo cho hoạt động chuyển nợ thành vốn có hiệu quả, đạt được các mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)