Chuyển nợ thành vốn thông qua DATC

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 34 - 36)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.3.1 Chuyển nợ thành vốn thông qua DATC

Chuyển nợ thành vốn là một trong các hình thức xử lý các khoản nợ mà DATC đã mua từ các doanh nghiệp chủ nợ. Cụ thể hơn, đây là một cách đòi nợ của DATC, đòi nợ sau khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khách nợ đã được khôi phục. Thủ tục và các quy định về mặt cơ chế như nguyên tắc, điều kiện tiến hành chuyển nợ thành vốn của DATC được quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 79/2011/TT-BTC.

Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với việc chuyển nợ thành vốn, DATC có thể thực hiện giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp đó tại thời điểm thực hiện phương án tái cơ cấu và chuyển đổi sở hữu. Có nghĩa là Nhà nước khuyến khích DATC nhượng bộ và giảm một phần nghĩa vụ trả nợ cho khách nợ để tiến hành chuyển nợ thành vốn.

Các nguyên tắc để DATC tiến hành chuyển nợ thành vốn là:

- Phương án mua nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã xác định rõ việc mua nợ là để tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ và thực hiện chuyển đổi sở hữu.

- Có kế hoạch thoái vốn để thu hồi vốn đầu tư sau khi chuyển nợ thành vốn góp trong thời hạn tối đa không quá 05 năm kể từ ngày mua nợ. Trường hợp quá thời hạn 05 năm mà chưa thực hiện thối vốn thì cơng ty phải báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân và biện pháp xử lý trong thời gian tiếp theo.

- Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ phải gắn với phương án chuyển nợ thành vốn góp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mức xóa nợ tối đa khơng q số âm vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính gần nhất của khách nợ đã được kiểm tốn bởi tổ chức kiểm tốn độc lập và khơng vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ trách nhiệm trả nợ.

- Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho các khách nợ không làm thay đổi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã gây ra tổn thất tài chính trước đây.

- Có tài liệu chứng minh khách nợ khơng có khả năng trả nợ một phần hoặc toàn bộ khoản nợ tại thời điểm thực hiện tái cơ cấu lại doanh nghiệp.

- Các khoản nợ và tài sản chuyển thành vốn góp phải được xác định giá trị bởi tổ chức định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. - Việc chuyển nợ và tài sản thành vốn góp phải được chủ sở hữu của doanh

 

29

- Kết thúc quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ, DATC có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp khách nợ xác nhận số nợ chuyển tiếp và tổ chức đôn đốc thu hồi nợ theo đúng phương án đã được các bên cam kết.

Trước khi tiến hành chuyển nợ thành vốn, DATC phải mua nợ từ chủ nợ. DATC được quyền mua nợ từ tất cả các chủ thể có nợ phải thu như các TCTD, các doanh nghiệp hay cả các cá nhân. Vì DATC là một DNNN hạng đặc biệt chuyên về mua bán và xử lý nợ, các kế hoạch, phương án mua nợ của DATC đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Và để có thể chuyển các khoản nợ đã mua đó thành vốn, trong phương án mua nợ đã ghi nhận rõ việc mua nợ sẽ gắn liền với thủ tục chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp khách nợ.

Sau khi đã hồn tất thủ tục mua nợ, DATC chính thức có vai trị là một chủ nợ và tiến hành chuyển nợ thành vốn. DATC có quyền giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp với mức giảm trừ tối đa không vượt quá mức âm vốn chủ sở hữu và chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ trách nhiệm trả nợ. Hoạt động mua nợ ảnh hưởng tương đối nhiều đến các thủ tục này. Tuy nhiên, việc giảm trừ này phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với phương án chuyển nợ thành vốn do DATC và doanh nghiệp thỏa thuận. Như đã nói, DATC là một doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước, mặc dù mục đích hoạt động chính của DATC là để cổ phần hóa các DNNN chưa đủ điều kiện để cổ phần hóa, nhưng khơng vì thể mà DATC có thể tùy tiện tiến hành các thủ tục mà khơng có sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền. Việc quyết định các phương án mua nợ có giá trị tính theo giá mua nợ từ 50% vốn điều lệ của DATC trở xuống thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên công ty. Đối với các phương án mua nợ vượt quá phạm vi nói trên thì Hội đồng thành viên có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt.

Trước khi chuyển nợ thành vốn, các khoản nợ DATC đã mua cần được định giá bởi một tổ chức định giá độc lập có chức năng thẩm định giá, trong trường hợp khoản nợ có giá trị quá nhỏ thì DATC có thể tự định giá.

Theo quy định, trong vòng 05 năm kể từ ngày mua nợ, DATC phải tiến hành thoái vốn và thu hồi vốn đầu tư sau khi đã chuyển nợ thành vốn. Điều này giúp cho nguồn vốn của DATC không bị phân tán quá nhiều và quá lâu, đồng thời tham gia vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tạo điều kiện cho DATC sớm giúp cho các doanh nghiệp khác khôi phục hoạt động, đa phần là các DNNN được cổ phần hóa thơng qua hoạt động mua bán và xử lý nợ của mình. Thơng

 

30

thường, khi doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, DATC sẽ lên kế hoạch bán cổ phần của mình trong doanh nghiệp để dần dần thoái vốn.

Sự chun mơn hóa về hoạt động mua bán và xử lý nợ của DATC phản ánh qua các tiêu chí lựa chọn đối tác mua nợ như: tiềm năng phát triển, hiệu quả sau khi cơ cấu lại nếu giải quyết được những khó khăn tạm thời và mức độ hợp tác của doanh nghiệp khi áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp… Sau đó DATC xúc tiến việc tìm kiếm các đối tác thích hợp để tiếp quản doanh nghiệp sau thời kỳ khó khăn. Khác với tổ chức cho vay trở thành các cổ đông thơng thường sau khi chuyển nợ thành vốn góp, vai trò của DATC giống như nhà tư vấn, điều hành doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn và tìm kiếm đối tác chiến lược thay thế. Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả sau khi được chuyển đổi sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn trả nợ các chủ nợ khác.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)