Chủ nợ tự mình chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp khách nợ

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 42)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.3.3 Chủ nợ tự mình chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp khách nợ

- Chủ nợ là TCTD

Đối với các NHTM có thành lập AMC, hoạt động chuyển nợ thành vốn do AMC tiến hành. Từ khi được ban hành đến nay, các quy định về hoạt động của AMC vẫn chưa hề được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Hoạt động của AMC được quy định tại Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN, các vấn đề không được quy định thì tuân thủ Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, thiếu sót của Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN là chưa quy định cụ thể cơ chế, thủ tục tiến hành các hoạt động của ACM, bao gồm cả việc cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn.

Đối với các TCTD không phải là NHTM hoặc NHTM không thành lập AMC, hiện nay chủ trương của Nhà nước là khuyến khích các tổ chức này tự mình tiến hành xử lý nợ xấu bằng cách chuyển nợ thành vốn. Tuy nhiên, chủ trương này vẫn chưa được hiện thực hóa bằng các văn bản pháp luật có hiệu lực.

- Chủ nợ không phải là TCTD

Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào trực tiếp quy định về cơ chế hoạt động và thủ tục tiến hành hoạt động chuyển nợ thành vốn đối với chủ nợ là các doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 mà không phải là các TCTD. Trong phần này, khi nhắc đến doanh nghiệp có nghĩa là các doanh nghiệp cịn lại ngồi các doanh nghiệp đã được phân tích ở trên.

Về mặt bản chất, hệ quả của hoạt động chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp là sự tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp khách nợ mà phần vốn tăng lên

 

34

chính là khoản nợ mà doanh nghiệp khách nợ đã vay từ chủ nợ trước đây. Do đó, cơ chế và thủ tục chuyển nợ thành vốn của các doanh nghiệp là thủ tục tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân, vì chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân và chỉ có một hình thức để tăng vốn điều lệ trong doanh nghiệp bằng cách tự mình rót thêm vốn, cho nên doanh nghiệp tư nhân không phải là một chủ thể của hoạt động chuyển nợ thành vốn.

 Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tiến hành tăng vốn điều lệ bằng cách: (i) tăng vốn góp của thành viên; (ii) điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của cơng ty và (iii) tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Trong ba cách trên, thủ tục tiếp nhận vốn góp của thành viên mới để tăng vốn điều lệ là thủ tục được áp dụng để chuyển nợ thành vốn góp của cơng ty TNHH hai thành viên trở lên.

 Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên được tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp của người khác. Để chuyển nợ thành vốn, cơng ty TNHH chỉ có thể áp dụng hình thức nhận vốn góp từ người khác. Điều này đồng nghĩa với việc phải tiến hành thủ tục đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

 Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng bằng các cách sau: (i) phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật; (ii) chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần; (iii) thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu; (iv) phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc tồn bộ doanh nghiệp khác vào cơng ty hoặc (v) kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ. Thông tư số 19/2003/TT-BTC32 trực tiếp ghi nhận việc phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn được áp dụng cho trường hợp cơ cấu lại nợ của cơng ty cổ phần theo hình thức chuyển nợ thành vốn cổ phần theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ.

 Công ty hợp danh

                                                            

32 Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần

 

35

Quy định tại Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2005, cơng ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Thủ tục tăng vốn điều lệ do các thành viên mới góp vào cơng ty có thể được xem là một hình thức tăng vốn do chuyển nợ thành vốn, trong đó thành viên mới là chủ nợ.

Thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ được quy định tại Điều 40 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP33. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

 Thông báo tăng vốn điều lệ;

 Quyết định tăng vốn điều lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên;

 Biên bản cuộc họp tăng vốn điều lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế; và

 Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới tiếp nhận vào doanh nghiệp.

Thông thường khi góp vốn vào doanh nghiệp, thành viên góp vốn mới sẽ tiến hành chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và nhận được giấy chuyển tiền, đây chính là giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thủ tục chuyển nợ thành vốn, vì thực tế là khơng có khoản tiền nào được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp, sự tăng vốn chỉ là trên giấy tờ ghi nhận khoản nợ đã trở thành một phần trong vốn của doanh nghiệp. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới tiếp nhận vào doanh nghiệp trong trường hợp chuyển nợ thành vốn sẽ là các tài liệu chứng minh chủ nợ đã cho doanh nghiệp vay tiền, bao gồm hợp đồng vay, giấy chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cùng với giải trình của doanh nghiệp khách nợ về lý do của việc chuyển nợ thành vốn.

2.1.4 Thực trạng áp dụng pháp luật về chuyển nợ thành vốn thông qua một số vụ việc điển hình

Ở Việt Nam, một số NHTM cũng đã thành lập AMC trực thuộc nhưng cũng chỉ hoạt động và chú trọng vào việc mua, bán đối với các khoản nợ mà TCTD cho                                                             

 

36

khách hàng vay, hoạt động xử lý nợ cũng chưa thực sự có hiệu quả mặc dù pháp luật đã có quy định về chức năng này của AMC. Năm 2013, VAMC được thành lập với hy vọng góp phần làm sạch các khoản nợ xấu của TCTD. Vừa mới đi vào hoạt động từ tháng 7-2013, đến cuối tháng 12-2013, VAMC đã mua được tổng số nợ xấu của các TCTD là 39.307 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% - 50% nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên vì hoạt động của VAMC vẫn còn mới mẻ và các quy định của pháp luật cịn chưa hồn thiện, VAMC chỉ mới tập trung vào hoạt động mua, bán nợ của các TCTD mà chưa thực hiện thành công thương vụ chuyển nợ thành vốn nào trên thực tế.

Vì vậy, có thể nói DATC là đơn vị duy nhất có chức năng chuyên về xử lý nợ hiện nay, song mới chỉ hoạt động trong khu vực DNNN. Với vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng do ngân sách nhà nước cấp, trong đó có 336 tỉ đồng mua theo chỉ định của Chính phủ, số cịn lại mua theo cơ chế tự thỏa thuận giữa công ty với các chủ nợ theo giá thị trường, đến thời điểm này, DATC dường như đang dồn hết sức để tiến hành cổ phần hóa càng nhiều DNNN càng tốt. Trong tổng số 6.170 tỉ đồng nợ tồn đọng đã mua tính đến ngày 30/06/2009, có 5.160 tỉ đồng được cơng ty mua để xử lý thông qua việc tái cơ cấu, chuyển thành vốn trong 59 doanh nghiệp khách nợ. Trong đó có 35 DNNN làm ăn thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu khơng đủ điều kiện cổ phần hóa, 23 doanh nghiệp là công ty cổ phần trước đây được chuyển đổi từ DNNN nhưng hoạt động kém hiệu quả do những tồn tại tài chính trước cổ phần hóa khơng được xử lý triệt để, chỉ một doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

Mặc dù số vụ chuyển nợ thành vốn đến nay cũng tương đối nhiều, nhưng các quy định pháp luật về vấn đề này chưa hồn tồn rõ ràng. Do đó, trong phần này, tác giả đưa ra hai ví dụ điển hình cho hoạt động chuyển nợ thành vốn để thấy được tác dụng của chuyển nợ thành vốn trên thực tế, trong đó cố gắng phân tích theo các quy định pháp luật để phần nào thấy được sự phù hợp cũng như thiếu hụt của pháp luật nước ta về hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)