Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp
2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn
2.1.3.2 Chuyển nợ thành vốn thông qua VAMC
Theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, chuyển nợ thành vốn là một trong hai cách để VAMC góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp. Tuy nhiên, VAMC chỉ có thể chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 được quy định tại Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, cụ thể như sau:
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; (ii) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại hoặc (iii) các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; (ii) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại hoặc (iii) các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; (iii) các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại hoặc (iv) các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5.
Đồng thời, các khoản nợ xấu trên chỉ được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 16 Thông tư số 19/2013/TT- NHNN. Trái phiếu đặc biệt được sử dụng để mua nợ trong trường hợp này là giấy
31
tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ của các TCTD. Việc phát hành trái phiếu được thực hiện riêng lẻ, căn cứ nhu cầu thực tế và Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Mệnh giá của trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu. Một trái phiếu đặc biệt được phát hành tương ứng với một khoản nợ xấu được mua, bán. Trường hợp khoản nợ xấu được mua, bán là khoản cấp tín dụng hợp vốn, Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu đặc biệt tương ứng cho từng TCTD tham gia cấp tín dụng hợp vốn. Trước khi tiến hành chuyển nợ thành vốn, VAMC phải thống nhất với TCTD bán nợ về việc chuyển khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn. Sau khi đã thống nhất với TCTD bán nợ, việc đầu tiên mà VAMC phải làm là xây dựng Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của doanh nghiệp khách hàng vay trong đó phân tích, đánh giá hiệu quả góp vốn điều lệ, vốn cổ phần, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng vay, nguồn vốn để góp vốn, khả năng thu hồi vốn góp và đề xuất các biện pháp thu hồi vốn góp và tham gia cơ cấu lại khách hàng vay. Phương án góp vốn này khơng u cầu phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà chỉ cần có tính khả thi, có thể đạt được mục đích của hoạt động chuyển nợ thành vốn. Tính khả thi của Phương án góp vốn điều lệ, vốn cổ phần chính là điều kiện đầu tiên để VAMC có thể tiến hành chuyển nợ thành vốn. Ngoài ra, VAMC cần đạt được các yêu cầu sau để có thể chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp khách nợ: - VAMC có quyền tham gia vào quá trình tái cơ cấu khách hàng vay. Đây là
một đặc điểm của hoạt động chuyển nợ thành vốn đã được trình bày tại mục 1.1.1.3.
- Khách hàng vay có triển vọng phục hồi về tài chính và hoạt động sau khi được VAMC tham gia góp vốn điều lệ, vốn cổ phần. Quy định này đảm bảo cho khả năng thu hồi lại vốn của VAMC sau thủ tục chuyển nợ thành vốn. - Khách hàng vay không nằm trong quá trình phá sản, giải thể hoặc thu hồi
giấy phép hoạt động.
Điều đặc biệt là các quy định pháp luật khơng hề giới hạn phần góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của VAMC trong doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn. Tại Thơng tư số 19/2013/TT-NHNN, nếu VAMC tiến hành góp vốn điều lệ, vốn cổ phần vào doanh nghiệp theo hình thức sử dụng tài sản (không bao gồm khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt), nguồn vốn hợp pháp để góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trong trường hợp này, tổng giá trị góp vốn điều lệ, vốn cổ
32
phần do VAMC góp vào doanh nghiệp khơng được vượt quá vốn điều lệ của Công ty quản lý tài sản.
Theo quy định hiện hành, nếu VAMC chuyển tồn bộ khoản nợ xấu nói trên thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay, VAMC phải bán lại khoản góp vốn đó cho TCTD bán nợ theo giá trị khoản góp vốn điều lệ, vốn cổ phần và thanh toán trái phiếu đặc biệt trong thời hạn 05 ngày kể từ khi hoàn tất thủ tục chuyển nợ thành vốn. Quy định này vơ hình chung đã làm cho VAMC có chức năng như là một tổ chức trung gian, thay mặt cho các TCTD tiến hành hoạt động chuyển nợ thành vốn trong khi chưa hề tham gia vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ và thu hồi vốn. Dù rằng VAMC là một doanh nghiệp được thành lập để hỗ trợ các TCTD trong hoạt động quản lý nợ và tài sản, nhưng các sơ hở trong quy định của Thông tư số 19/2013/TT-BTC sẽ giúp cho các TCTD tránh được các hạn chế về góp vốn, mua cổ phần. Theo quy định của pháp luật về các TCTD, mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác và không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của TCTD trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó. Đồng thời, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của TCTD không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào các công ty trực thuộc không được vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD31. Hiện nay khơng có cơ chế nào có thể đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn này trong hoạt động của TCTD trong trường hợp VAMC tiến hành chuyển nợ thành vốn và bán lại khoản góp vốn đó cho TCTD bán nợ và điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động của các TCTD.
Quy định như vậy cũng có nghĩa là nếu VAMC chỉ chuyển một phần khoản nợ thành vốn, VAMC khơng có nghĩa vụ bán lại phần vốn đó cho TCTD bán nợ. Tuy nhiên pháp luật chưa quy định cách xử lý đối với phần vốn góp sau khi VAMC chuyển nợ thành vốn và doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh, liệu VAMC có phải tiến hành thối vốn trong một thời hạn nhất định như DATC hay không?
31 Điều 16 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
33
Số tiền thu hồi nợ phát sinh trong khoản thời gian kể từ khi VAMC mua nợ đến khi chuyển khoản nợ xấu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần được xử lý như sau:
VAMC được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
TCTD bán nợ được hưởng số tiền thu hồi nợ còn lại sau khi trừ đi số tiền mà VAMC được hưởng.
Các văn bản quy định về cơ chế tổ chức và hoạt động của VAMC vừa mới được ban hành năm 2013 nên vẫn cịn nhiều thiếu sót cần bổ sung, do đó chưa thể đưa ra một thủ tục hoàn chỉnh cho hoạt động chuyển nợ thành vốn của VAMC. Trên thực tế, VAMC chỉ mới tiến hành các hoạt động mua bán nợ mà chưa chuyển một khoản nợ nào thành vốn góp.