Đối tượng của hoạt động chuyển nợ thành vốn

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 34)

Chương 1 : Những vấn đề chung về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp

2.1 Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn

2.1.2 Đối tượng của hoạt động chuyển nợ thành vốn

Về mặt lý thuyết, mọi khoản nợ đều có thể được chuyển thành vốn theo sự thỏa thuận của chủ nợ và khách nợ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho lợi ích của mình, các chủ nợ thường khơng có nhu cầu tiến hành chuyển các khoản nợ có khả năng thu hồi cao thành vốn bởi vì sẽ khó để đạt được sự thỏa thuận với khách nợ trong việc chuyển nợ, đồng thời sẽ gặp nhiều khó khăn trong thủ tục hành chính và các hoạt động tham gia quản lý doanh nghiệp sau này. Về phía khách nợ, nếu vẫn đang trong khả năng trả nợ thì họ cũng khó lịng chấp nhận chuyển nợ thành vốn bởi sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ cấu của doanh nghiệp về vốn, tổ chức nhân sự, quản lý… Mặt khác, hoạt động chuyển nợ thành vốn là nhằm mục đích khơi phục các doanh nghiệp đang xuống dốc, cho nên các khoản nợ được xem xét chuyển thành vốn đều là các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc các khoản nợ xấu theo định nghĩa của NHNN.

Đối với DATC, chuyển nợ thành vốn là một phương thức xử lý các khoản nợ mà DATC đã mua, cho nên các khoản nợ là đối tượng của hoạt động chuyển nợ thành vốn chính là đối tượng của hoạt động mua bán nợ. Theo quy định trước đây tại Thông tư số 33/2010/TT-BTC, DATC chỉ có thể mua các khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp để tiến hành chuyển nợ thành vốn. Nợ tồn đọng là các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ đã trả phải quá thời hạn thanh tốn nhưn doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Nhưng tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 79/2011/TT-BTC thay thế cho Thông tư số 33/2010/TT-BTC, đối tượng mua nợ được nới rộng ra là các tất cả các khoản nợ mà chủ nợ có nhu cầu bán cho DATC. Quy định là này nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của DATC, tuy nhiên trên thực tế, từ khi được ban hành cho đến nay, nó vẫn chưa được phát huy tồn diện bởi vì DATC được coi là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước để tiến hành cổ phần hóa các DNNN khơng thể tiến hành cổ phần hóa do

 

27

kinh doanh thua lỗ. DATC phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư để mua các khoản nợ và tài sản đối với khách nợ là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu và lành mạnh hóa tình hình tài chính trong q trình kinh doanh. Do đó, với khả năng có hạn, DATC chưa thể sử dụng hết các quyền năng mà Nhà nước đã trao cho để tiến hành mua nợ, chuyển nợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu bán nợ khác ngồi các DNNN. Như vậy, thực tế là các khoản nợ mà DATC tiến hành chuyển nợ thành vốn phần lớn là các khoản nợ khơng có khả năng thanh tốn của các DNNN.

Đối với các NHTM có thành lập AMC, AMC có thể tiến hành chuyển nợ thành vốn các khoản nợ tồn đọng. Các quy định này đã được ban hành từ năm 2001, rất lâu trước khi được áp dụng cho DATC nhưng thực tế thì các AMC đã không hoạt động thực sự hiệu quả trong lĩnh vực mua và chuyển các khoản nợ tồn đọng này thành vốn.

Đối với VAMC, chỉ có thể tiến hành chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp. Nợ xấu là khoản nợ thuộc một trong ba trường hợp sau30:

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Đối tượng của hoạt động chuyển nợ thành vốn không đơn thuần chỉ là các khoản nợ của doanh nghiệp mà còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật về phạm vi mà chủ nợ/chủ thể tiến hành chuyển nợ có thể áp dụng. Hiện nay vẫn chưa có hạn chế nào của pháp luật về các khoản nợ nào mà doanh nghiệp khác có thể chuyển thành vốn. Như vậy có thể hiểu các doanh nghiệp này có thể chuyển các khoản nợ bất kì thành vốn nếu đạt được thỏa thuận giữa hai bên chủ nợ và khách nợ.

                                                            

30 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo phân loại nợ để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, ngồi các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 được quy định là nợ xấu như trên, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn) và nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) là hai nhóm nợ khơng thuộc đối tượng của hoạt động chuyển nợ thành vốn của VAMC.

 

28

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển nợ thành vốn của doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)