2.3. Những tranh chấp liên quan đến condấu và hậu quả đối với hoạt động
2.3.1. Hiện tượng làm giả condấu doanh nghiệp
Thời điểm trước khi có LDN 2014, các DN rất coi trọng con dấu, tâm lý phải có đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ thì các DN mới có thể n tâm. Vì q phụ thuộc, trao cho con dấu quyền năng quá lớn trong tư duy lâu đời của các DN, nên mới dẫn đến tình trạng lợi dụng lừa đảo thơng qua việc làm giả con dấu. Điển hình nhất của vụ việc làm giả con dấu DN có thể kể đến vụ án Huyền Như và đồng phạm, đã từng làm rúng động dư luận trong một thời gian dài.
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm là minh chứng rõ ràng nhất của việc làm giả con dấu dẫn đến hậu quả to lớn như thế nào. Bản án Hình sự sơ thẩm
31
số 46/2014/HSST72 từ ngày 06 tháng 01 năm 2014 đến ngày 27 tháng 01 năm 2014 và Bản án hình sự phúc thẩm số 02/2015/HSPT73 ngày 07 tháng 01 năm 2015 thể hiện chi tiết tồn bộ vụ án. Vụ việc có thể được tóm tắt như sau: “Huỳnh Thị Huyền Như là nhân viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Ngồi cơng việc ở Ngân hàng, Huỳnh Thị Huyền Như còn làm thêm nghề kinh doanh bất động sản. Khi việc kinh doanh bất động sản không thuận lợi, đến năm 2008 Huỳnh Thị Huyền Như đã bị nợ lên đến 200 tỷ đồng và để trả nợ, Như đã đi vay một số lượng tiền lớn và trả lãi suất cao cho hàng chục người trong đó có các đối tượng như Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Huỳnh Mỹ Phương, Phạm Văn Chí…tuy nhiên số tiền đó chưa đủ, Như đã nghĩ cách chiếm đoạt số tiền lớn hơn từ các ngân hàng, đơn vị và cá nhân… mà không bị phát hiện, Như đã lợi dụng danh nghĩa Vietinbank chi nhánh Hồ Chí Minh và Nhà Bè. Đồng thời Như nghĩ ra các thủ đoạn như yêu cầu các đơn vị, cá nhân mở tài khoản thanh toán của họ tại Ngân hàng Vietinbank tại HCM hoặc Nhà Bè, sau đó để tạo lịng tin cho các đơn vị, cá nhân tin tưởng ký hợp đồng để chuyển tiền, các đơn vị, cá nhân phải được ký hợp đồng tiền gửi với chi nhánh Vietinbank và chi nhánh Nhà Bè, Như đã làm giả con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè rồi giả chữ ký của các lãnh đạo ở chi nhánh này và đóng dấu giả. Tiếp theo để chiếm đoạt thêm tiền của đơn vị, cá nhân khác, Như đã tiếp tục làm giả con dấu của các đơn vị như công ty TNHH Đầu tư Phúc Vinh, Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát, Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Hưng Yên, Công ty cổ phần Đức Minh Quang, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại An Lộc, Công ty Bảo hiểm tồn cầu, Cơng ty Chứng khốn Saigonbank-Berjaya để sử dụng đóng vào các tài liệu, giấy tờ Như làm giả. Có được 08 con dấu giả, bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã sử dụng để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, cùng với sự giúp sức của các đối tượng là Võ Anh Tuấn, Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Huỳnh Mỹ Hạnh tổng số tiền chếm đoạt là 3.986.254.481.860 đồng. Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã bị Tòa án sơ thẩm tuyên phạm các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” với hình phạt tù Chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 6 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Buộc bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như phải bồi thường cho các đơn vị, cá nhân đồng thời tịch thu tiêu hủy đối với 8 con giấu giả. Sau đó, do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, kháng cáo của
72 Bản án Hình sự sơ thẩm số 46/2014/HSST ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
73 Bản án Hình sự phúc thẩm số 02/2015/HSPT ngày 07 tháng 01 năm 2015 của Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
32
các bị cáo, nguyên đơn dân sự, người bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tại trụ sở Tòa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại TP Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa này, Huyền Như khơng kháng cáo đối với hình phạt của mình mà chỉ xin trả lại ngơi biệt thự ở Quảng Nam cho mẹ, Tòa án phúc thẩm đưa ra quyết định giữ nguyên quyết định hình phạt xử phạt bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 6 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” buộc bị cáo Như phải bồi thường cho các đơn vị cá nhân và tịch thu, tiêu hủy 8 con dấu tròn giả”.
Như vậy, có thể thấy, LDN 2005 đã có quy định khá chặt chẽ về vấn đề quản lý con dấu, chẳng hạn tại Điều 36 LDN 2005 thì con dấu DN phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của DN; người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Hay quy định tại khoản 4 Điều 6 NĐ số 58/2001/NĐ-CP, chỉ có người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu; con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ; chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết giải quyết công việc ở xa trụ sở, thì thủ trưởng, cơ quan có thể mang con dấu đó ra khỏi trụ sở và chịu trách nhiệm với con dấu. Việc quản lý chặt chẽ như vậy nhưng với tâm lý quá coi trọng về vai trị con dấu, con dấu phải đóng vào văn bản, giấy tờ thì mới có hiệu lực thì việc làm giả con dấu để trục lợi là điều có thể dễ dàng xảy ra. Khi thói quen của các DN, khách hàng ln tin tưởng vào văn bản có đóng dấu, các đối tượng sẽ lợi dụng sự tin cậy này để làm giả con dấu và lừa đảo, trục lợi. Vụ án Huyền Như và đồng phạm là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, Huỳnh Thị Huyền Như – Ngun phó phịng quản lý rủ ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã lợi dụng sự tin tưởng của các đơn vị, cá nhân cùng với sự giúp sức của nhiều đồng phạm khác đã làm giả 8 con dấu, chữ ký và giấy tờ của các tổ chức, đơn vị nhằm chiếm đoạt tài sản và tổng số tiền lên đến 4.000 tỷ đồng. Hành vi của các bị cáo nói chung và hành vi làm giả con dấu nói riêng rất nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hàng loạt khách thể quan trọng được pháp luật bảo vệ như tài sản của Nhà nước, của các công dân, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, đến những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Hệ thống Ngân hàng. Hậu quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các tổ chức kinh tế, đến đời sống bình thường của các cá nhân và mất đi một lượng lớn cán bộ Ngân hàng.
LDN 2014 ra đời tạo cho con dấu DN được tự do hơn, khơng cịn theo những quy chuẩn bắt buộc và gị bó như trước kia nữa, thế nhưng mặt trái của quy định này khiến cho việc quản lý con dấu lại không hiệu quả. Khi LDN 2014 trao cho DN
33
được quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu và mẫu dấu của các công ty được đăng tải công khai trên trang Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký DN, mọi người đều có thể xem mẫu dấu của DN và vì thế việc làm giả con dấu rất dễ dàng. Tất cả mọi người chỉ cần biết thông tin về một DN, tên DN hoặc mã số thuế, nhấn vào mục tìm kiếm trong trang Cổng thơng tin điện tử quốc gia về đăng ký DN, xuống mục mẫu dấu là có thể xem mẫu dấu của DN đó ở định dạng văn bản PDF. Như vậy, mẫu dấu là công khai, các đối tượng muốn làm giả con dấu cực kỳ dễ dàng cùng với nhiều phương tiện hiện đại. Tác giả có thể liệt kê một vài vụ việc về tình trạng làm giả con dấu gần đây:
Cụ thể, một vụ việc làm giả con dấu DN do báo Người lao động đưa tin: “Ngày 23 tháng 8 năm 2016, Thượng tá Nguyễn Hồng Kỳ, Phó trưởng Cơng an TP Nha Trang Khánh Hòa đã tiếp nhận và xác minh đơn của bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty THHH Thương mại Tường Nghiêm 2 (đường Thống Nhất, TP Nha Trang) tố cáo Siêu thị điện máy - nội thất Chợ Lớn tại Nha Trang (đường 23- 10) làm giả chứng từ, con dấu của cơng ty, theo đơn tố cáo đó, ơng Nguyễn Quốc Cường, quản lý siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn đã làm giả chứng từ, con dấu của công ty để làm các bảng báo giá với giá thành cao hơn giá Công ty Tường Nghiêm 2 đưa ra khoảng10%. Cụ thể, ngày 29-3-2016, Siêu thị điện máy - nội thất Chợ Lớn Nha Trang đã lập bảng báo giá 6 bộ tivi, khung treo trên 80 triệu đồng cho Trường Mầm non Hoa Hướng Dương có dấu đỏ của Cơng ty Tường Nghiêm 2. Tuy nhiên, con dấu này hồn tồn khác với con dấu mà cơng ty đang sử dụng74. Ngay sau khi sự việc này bị phát giác, Công ty TNHH Cao Phong (chủ hệ thống Siêu thị Điện máy - Nội thất Chợ Lớn tại TP HCM) đã có quyết định buộc thôi việc ông Nguyễn Quốc Cường với lý do có hành vi giả mạo thông tin báo giá, dấu mốc vng của đối thủ cạnh tranh. Ơng Nguyễn Quốc Cường - quản lý siêu thị Chợ Lớn tại Nha Trang cho rằng ơng có tiếp khách vào cuối tháng 6 để bán 1 lô hàng cho Công ty. Khi kết thúc bán hàng, khách đồng ý mua hàng và đề nghị xin thêm bảng báo giá của Công ty khác. Nhằm tiết kiệm thời gian và giữ chân khách hàng ông Cường đã sử dụng phần mềm thiết kế Ilustrator để lập báo giá giả, xuất ra file PDF và gửi mail cho khách hàng. Ông Cường cũng thừa nhận ông lập bản báo giá có hình con dấu đỏ của Tường Nghiêm 275.
74 Siêu thị điện máy bị tố làm giả con dấu http://nld.com.vn/phap-luat/sieu-thi-dien-may-bi-to-lam-gia-con- dau-20160823164745847.htm truy cập ngày 15 tháng 06 năm 2017.
75 “Khánh Hòa: Làm giả con dấu, chứng từ, quản lý siêu thị điện máy Chợ Lớn tại Nha Trang bị cho thôi việc” Phi Thành http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/khanh-hoa-lam-gia-con-dau-chung-tu-quan-ly-sieu-thi- dien-may-cho-lon-tai-nha-trang-bi-cho-thoi-viec-586169.bld truy cập ngày 15 tháng 06 năm 2017.
34
Hay một vụ việc khác do báo Pháp luật Việt Nam đưa tin ngày 15 tháng 06 năm 2016, công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Hà Văn Nghĩa (SN 1983, ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) và 3 đồng phạm về hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Theo đó, đầu năm 2017, sau khi xác minh tin báo tố giác về nhóm tội phạm sản xuất, mua bán và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước với số lượng lớn; tiêu thụ tồn quốc. Cơng an quận Bắc Từ Liêm theo dõi, xác định đường dây phạm tội do Nghĩa tổ chức. Nghĩa sản xuất con dấu, tài liệu giả tại nơi ở của mình tại phường Phú La, quận Hà Đông. Nghĩa là kỹ sư xây dựng làm việc cho một công ty tư nhân. Có kiến thức, nên Nghĩa thuê chung cư mua máy móc tranh thủ làm giả giấy tờ, con dấu ngồi giờ hành chính. Tại cơ quan Nghĩa khai đã tổ chức đường dây từ năm 2015. Trong 2 năm, Nghĩa cùng đồng bọn lập hàng chục tài khoản mạng xã hội để đăng tin nhận làm giấy tờ giả. Theo đó, nhóm của Nghĩa đã sản xuất và tiêu thụ khoảng 2.000 bộ giấy tờ và con dấu giả của cơ quan Nhà nước, đơn vị Công an, Quân đội, các trường đại học, công ty76.
Và cũng thêm một vụ việc khác do báo Dân trí đưa tin ngày 31 tháng 08 năm 2016 theo đó, Phịng Cảnh sát phịng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - CATP Hà Nội) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 đối tượng trong vụ lừa đảo xin việc vào Tổng công ty Viễn thông Viettel. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can đối với Trịnh Hải Anh (SN 1985, ở Thanh Liêm, Hà Nam) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; khởi tố Phạm Văn Khương (SN 1986, làm nghề in ấn, photocopy) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Theo tài liệu điều tra, từ tháng 1 đến tháng 11/2009, Trịnh Hải Anh ký hợp đồng có thời hạn với CTCP truyền thơng Kim Cương, đơn vị cung cấp nhân sự cho Viettel và được làm việc tại bộ phận điện thoại viên trực thuộc Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Viễn thông Viettel. Quá trình làm việc, Hải Anh tìm hiểu và nắm rõ về bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động của công ty. Sau khi nghỉ làm, Hải Anh nảy sinh ý định lừa đảo những người có nhu cầu xin vào Viettel làm việc và được Hải Anh cung cấp văn bản mẫu, Khương sử dụng phần mềm photoshop bóc tách hình dấu ghi “Tổng cơng ty viễn thơng Viettel - Chi nhánh Tập đồn viễn thơng qn đội” và hình chữ ký mang tên Nguyễn Việt Dũng, Đỗ Minh Phương - Tổng giám
76 “Hà Nội: Bắt giữ kỹ sư sản xuất con dấu, làm giả giấy tờ” http://www.phapluatplus.vn/ha-noi-bat-giu-ky- su-san-xuat-con-dau-lam-gia-giay-to-d45924.html truy cập ngày 15 tháng 06 năm 2017.
35
đốc để tạo ra văn bản các loại như quyết định, thông báo tiếp nhận, nội dung do Hải Anh soạn thảo và lừa đảo khách hàng77.
Trên đây là những vụ việc về hành vi làm giả con dấu DN. Khi LDN 2014 quy định thơng thống hơn cho con dấu trong khi pháp luật vẫn chưa thật sự quản lý con dấu hiệu quả, tâm lý cịn đề cao vai trị con dấu của DN thì vấn nạn làm giả con dấu ngày càng dễ dàng. Theo quy định của LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn, cụ thể tại khoản 2 Điều 44 và khoản 3 Điều 34 NĐ 78/2015/NĐ-CP thì trước khi sử dụng, DN có nghĩa vụ thơng báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN. Thực tế, hầu hết hiện nay các DN đều thuê công ty dịch vụ chuyên làm thủ tục về đăng ký DN, các công đoạn như tiến hành khắc dấu, đăng tải mẫu con dấu lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký DN đều do công ty dịch vụ làm. Chủ thể tiếp cận con dấu của DN đầu tiên nhất không phải là DN mà là các cơng ty dịch vụ, vì vậy, vấn nạn làm giả con dấu thực sự rất dễ dàng.
Về hậu quả đối với hành vi làm giả con dấu DN: Khi hành vi làm giả con dấu DN bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sau đó con dấu giả sẽ bị tịch thu con dấu giả đó và buộc thu hồi đối với con dấu của DN78. Ngoài ra , hành vi làm giả con dấu DN sẽ bị phạm tội theo Điều 341 BLHS 2015. Trong trường hợp tịch thu con dấu, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN, DN muốn giao dịch hay ký kết các hợp đồng sẽ khơng có con dấu khi pháp luật yêu cầu các văn bản, hợp đồng đó phải đóng dấu mới có hiệu lực pháp luật, ngồi ra việc dùng con dấu giả để đóng dấu vào các văn bản để lừa dối khách hàng, đối tác khác của các đối tượng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh của DN, gây tổn thất cho khách hàng và đối tác của DN và thiệt hại cho nền kinh tế, đến