Thẩm quyền xử lý tranh chấp liên quan đến condấu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 47)

Về thẩm quyền giái quyết tranh chấp liên quan đến con dấu của DN theo quy định trước đây do cơ quan công an giải quyết. Cụ thể tại NĐ số 58/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại NĐ số 31/2009/NĐ-CP, được hướng dẫn chi tiết tại TT số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP và Thông tư số 08/2003/TT-BCA. Theo đó, đối với hành vi vi phạm về quy định quản lý và sử dụng con dấu thì có thể tùy mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự80. Và cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu là Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban tổ chức - cán bộ Chính phủ; đồng thời các cơ quan, tổ chức đã thành lập và cho phép sử dụng con dấu sẽ kiểm tra việc bảo quản, sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức81; và trong trường hợp cần thiết, cơ quan công an sẽ kiểm tra việc quản lý, sử dụng của các cơ quan, tổ chức này82. Hay hiểu một cách cụ thể hơn, trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu là của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập ra cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu (đối với các cơng ty thì đó là của Sở Kế hoạch và Đầu tư) và của cơ quan cho phép sử dụng con dấu (đó là cơ quan cơng an); cịn đối với các hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng con dấu bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơng an xử lý. Cơ quan công an là cơ quan bảo vệ pháp luật có nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ trong việc phòng chống và đấu tranh với tội phạm, việc xử lý những tranh chấp liên quan đến con dấu sẽ được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Và đối với tranh chấp trong nội bộ công ty liên quan đến con dấu thì LDN 2005 cũng chưa quy định cụ thể về thẩm quyền xử lý. Chính điều này đã dẫn đến trường hợp áp dụng thẩm quyền giải quyết trên thực tế gặp nhiều lúng túng

80 Điều 13 NĐ số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ.

81 Điểm 1.3 mục 1 phần III TTLT số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP.

38

như vụ việc “Cần xử lý nghiêm đối với hành vi chiếm giữ trái phép con dấu của công ty” trên báo Công lý số 65 ngày 15 tháng 08 năm 2012. Theo đó, cuối năm 2011, công ty HĐ ký hợp đồng lao động thuê ông D làm Tổng giám đốc. Nhưng do mâu thuẫn với các cổ đông, ông D tự ý mang con dấu ra khỏi văn phịng cơng ty, chiếm giữ trái phép và khơng cho đóng dấu vào các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông. Công ty HĐ đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động là Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh HB nhưng các cơ quan này có văn bản trả lời là khơng thuộc thẩm quyền giải quyết. Sau đó, theo sự hướng dẫn của Công an tỉnh HB, công ty HĐ đã khởi kiện ra Tòa án quận H, thành phố HN để buộc ông D giao trả lại con dấu nhưng Tòa án lại trả lại đơn khởi kiện với lý do khơng có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và khơng được đóng dấu cơng ty và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc quản lý, sử dụng con dấu không thuộc phạm vi điểu chỉnh của BLDS nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

LDN 2014 đã quy định thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp liên quan đến con dấu giữa DN và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp sẽ được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Đồng thời DN phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và bồi thường các thiệt hại theo quy định của Tòa án hoặc trọng tài83. Còn đối với các tranh chấp liên quan đến con dấu trong việc quản lý, sử dụng đặc biệt là tranh chấp trong nội bộ DN liên quan đến con dấu thì LDN 2014 khơng quy định thẩm quyền giải quyết. Đồng thời các Luật khác như BLDS số 33/2005/QH11, BLDS số 91/2015/QH13, NĐ 96/2015/NĐ-CP, NĐ 78/2015/NĐ-CP, Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng không quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ công ty liên quan đến con dấu DN. LDN 2014 chỉ quy định về trường hợp giải quyết tranh chấp trong nội bộ, cụ thể tại quy định ở điểm h, khoản 1 Điều 25 thì nguyên tắc giải quyết các tranh chấp nội bộ được quy định trong Điều lệ công ty và cơ chế giải quyết bằng thủ tục TTDS, cụ thể là Tòa án84. Mặt khác, tại BLDS 2015 cũng đã quy định về giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty85, cụ thể tại khoản 4 Điều 30 là tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;

tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa

83 Khoản 2 Điều 14 NĐ số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của LDN

84 Điều 1 và khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015.

39

các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty”. Quy định hiện nay về thẩm quyền giải quyết con dấu cịn

nhiều thiếu sót dẫn đến việc lúng túng khi áp dụng trên thực tiễn. Có thể thấy, hầu hết những tranh chấp liên quan tới con dấu DN từ tranh chấp đến nội dung, hình thức con dấu và nội bộ công ty liên quan đến con dấu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, điều này dẫn đến bất cập khá nhiều, vì giải quyết tại Tịa án ln có quy trình khá phức tạp và thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN, kinh doanh, sản xuất bị trì trệ và nhiều khó khăn khác.

Như vậy, có thể thấy từ quy định cũ và các quy định hiện hành vẫn chưa quy định một cách cụ thể nhất về thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về việc quản lý, sử dụng con dấu, những tranh chấp trong nội bộ công ty liên quan đến con dấu DN khiến cho việc áp dụng trên thực tiễn gặp khơng ít khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Qua những nội dung mà tác giả đã phân tích ở Chương 2 đã thể hiện được những bất cập và thiếu sót trong quy định của pháp luật. Từ quy định không rõ ràng về số lượng con dấu, chưa quy định cơ quan thẩm tra về hình thức và nội dung con dấu; chế định quản lý con dấu chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng con dấu còn tùy nghi và pháp luật chưa cải cách triệt để khiến cho việc sử dụng con dấu của DN trên thực tế cịn nhiều khó khăn và vướng mắc; những thủ tục cịn rườm rà đối với các DN được thành lập trước ngày 01 tháng 07 năm 2015 và sự quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về con dấu DN cịn nhiều bất cập. Ngồi ra tác giả đã tìm kiếm và phân tích được những bản án vụ việc về hành vi làm giả con dấu và tranh chấp trong nội bộ công ty liên quan đến con dấu. Từ đó, tác giả đã nhận thấy được những thiếu sót trong quy định của pháp luật đã dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa tác giả đã phần nào so sánh các quy định của LDN 2005 để thấy được những điểm tích cực mà các nhà làm luật cần kế thừa và phát triển để từ đó hồn thiện hơn quy định của pháp luật về con dấu DN.

40

CHƯƠNG III

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 47)