Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 57)

3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý sử dụng condấu doanh

3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước

Thứ nhất, đẩy mạnh việc tuyên truyền các quy định pháp luật về con dấu DN,

đặc biệt là LDN 2014. Khi LDN 2014 ra đời, khơng ít các tờ báo đã trích dẫn khơng đầy đủ hoặc trích dẫn sai, hay viết bài với tiêu đề giật tít “doanh nghiệp đã bỏ con dấu” dẫn đến việc hiểu sai quy định pháp luật. Vì vậy, phải có biện pháp khắc phục kịp thời, ban hành Nghị định để hướng dẫn rõ hơn về Điều 44 của LDN, mặt khác đối với DN cần phải có đội ngũ pháp lý am hiểu pháp luật và nắm bắt chính xác quy định của pháp luật, thường xuyên trau dồi kiến thức để việc vận dụng pháp luật được chính xác và hiệu quả hơn.

Thứ hai, DN muốn bỏ chế định sử dụng con dấu trong các văn bản, giấy tờ để

tránh những khó khăn khi áp dụng đồng thời để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, trước hết cần thay đổi thói quen sử dụng con dấu và sự phụ thuộc vào các văn bản giấy như hiện nay. Thay vì sử dụng văn bản giấy như thói quen từ trước thì nhà nước nên quy định DN sử dụng văn bản điện tử, văn bản điện tử là loại văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu, quy định tại khoản 8 Điều 3 NĐ 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007, đồng thời giá trị của văn bản điện tử tương đương với văn bản giấy quy định tại Điều 35 của Nghị định này. Vì thế, các DN nên thay đổi thói quen sử dụng văn bản điện tử trong các giao dịch kinh doanh cũng như tham gia vào các quan hệ pháp luật và dùng chữ ký số, chữ ký điện tử để xác định tính hợp lệ của văn bản.

Thứ ba, thay đổi cách thức xác định tính hợp pháp, hợp lệ của văn bản mà khơng cịn phụ thuộc vào con dấu như: chữ ký, chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản, sự xác nhận của cơng chứng viên vào giao dịch đó nếu các bên thấy cần thiết. Đối với người có thẩm quyền ban hành văn bản cần đăng ký chữ ký riêng của mình và được mã hóa nhận dạng, người chủ chữ ký và cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo vệ chữ ký đó. Ngồi ra, nhà nước nên ban hành các khung pháp lý chấp nhận giá trị của chữ ký điện tử, chữ ký số trong hoạt động của DN. Đồng thời cơ quan nhà nước, DN, người dân phải thường xuyên truy cập Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký DN để tìm hiểu thơng tin về DN, mẫu dấu và ngành nghề kinh doanh của DN khác trước khi tiến hành giao dịch kinh doanh, hợp tác.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)