Tranh chấp về condấu trong nội bộ doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 42 - 44)

2.3. Những tranh chấp liên quan đến condấu và hậu quả đối với hoạt động

2.3.2. Tranh chấp về condấu trong nội bộ doanh nghiệp:

Khi LDN 2014 đã rộng mở hơn về con dấu nhưng việc cải cách chưa thực sự triệt để trong LDN cũng như các luật chuyên ngành quy định về con dấu, khiến con dấu vẫn còn xuất hiện hầu hết trong các hoạt động của DN, chứng tỏ vai trò của con dấu cũng còn khá quan trọng. Đồng thời, tại LDN 2014 vẫn chưa có quy định cụ thể

77“Nhân viên photocopy làm giả con dấu, chữ ký lãnh đạo Viettel” http://dantri.com.vn/phap-luat/nhan-vien- photocopy-lam-gia-con-dau-chu-ky-lanh-dao-viettel-20160831110138133.htm truy cập ngày 15 tháng 06 năm 2017.

78 Điều 12 NĐ 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình

36

đối với trường hợp chiếm giữ con dấu DN, chưa quy định cách thức xử lý đối với hành vi này. Đối với các trường hợp chiếm giữ bất hợp pháp con dấu DN, DN chỉ cần làm thủ tục hủy con dấu cũ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 NĐ 78/NĐ-CP và làm con dấu mới theo quy định của pháp luật và con dấu cũ sẽ mất hiệu lực theo quy định tại khỏan 5 Nghị định này, con dấu cũ do các đối tượng chiếm giữ sẽ trở nên vô nghĩa. Thế nhưng, với với tâm lý đặt nặng vai trò của con dấu của DN, con dấu vẫn còn bắt buộc trong một số quy định của pháp luật, khiến cho các đối tượng coi thường pháp luật, không thấy được sự nguy hiểm của hành vi phạm tội, dẫn đến tình trạng tranh chấp trong nội bộ liên quan đến con dấu, cụ thể:

Vụ việc tại Công ty Cổ phần (CTCP) XÂY DỰNG ĐE KÈ THỦY LỢI HƯNG YÊN79. Tháng 6 năm 2011, Công ty tổ chức đại hội đồng cổ đông lần 2, ông Duy tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT (Hội đồng quản trị), Giám đốc công ty. Tuy nhiên, do trong thời gian giữ chức vụ, ơng Duy đã có một số vi phạm, như khơng tiến hành đại hội đồng cổ đông theo thời gian quy định của LDN và Điều lệ cơng ty. Do đó, các cổ đơng và người lao động tại công ty đã đề nghị Ban kiểm soát triệu tập đại hội đồng cổ đông để bầu ra HĐQT mới. Ngày 26 tháng 05 năm 2016 đại hội đồng cổ đông đã được tổ chức thành công. Tại đại hội, các thành viên đã bãi miễn thành viên HĐQT khóa cũ, bầu HĐQT khóa mới (2016-2018), đồng thời bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty đối với ông Lê Văn Duy. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng, ông Duy không tiến hành bàn giao công việc và con dấu cho HĐQT mới gây khó khăn trong việc điều hành và hoạt động của công ty.

Hậu quả của vụ việc tranh chấp nội bộ trong công ty liên quan đến con dấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của DN, mất doanh thu, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, giải thể hoặc có thể là tuyên bố phá sản. Và đối với hành vi chiếm giữ con dấu sẽ bị phạm tội theo Điều 342 BLHS 2015. Mặt khác, hầu hết các tranh chấp trong nội bộ DN do Tịa án giải quyết, thơng thường đây được coi là phương thức cuối cùng mà các bên lựa chọn nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hịa giải khơng đạt được kết quả, các bên cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài. Nguyên tắc giải quyết của Tịa án là xét xử cơng khai trừ các trường hợp phải giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo u cầu chính đáng của họ thì Tịa án có thể xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Bộ Luật TTDS

79“CTY CP XÂY DỰNG ĐÊ KÈ THỦY LỢI HƯNG YÊN:Bị bãi nhiệm chức vụ, Chủ tịch HĐQT “cố thủ” giữcondấu”http://laodong.com.vn/phan-hoi/bi-bai-nhiem-chuc-vu-chu-tich-hdqt-co-thu-giu-con-dau-

37

2015. Nếu trong trường hợp yêu cầu của DN khơng chính đáng thì Tịa án vẫn xét xử cơng khai, như vậy, bí mật kinh doanh bị tiết lộ đồng thời uy tín cũng bị giảm sút. Mặt khác, việc xét xử bằng con đường Tòa án phải trải qua nhiều cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm hay có nhiều bản án phải được xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, kéo dài thời gian, đồng thời việc chuẩn bị hồ sơ cũng rất phức tạp khiến cho thành viên trong DN mất khá nhiều thời gian để tn theo, từ đó kéo theo sự đình trệ trong hoạt động của các thành viên trong DN, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của DN. Ngoài ra, các trường hợp chiếm giữ trái phép đối với con dấu của DN sẽ khiến cho DN khơng thể hoạt động bình thường và bị tê liệt vì khơng có con dấu, khi quy định của pháp luật đối với một số văn bản, giấy tờ phải đóng dấu mới có giá trị pháp lý.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)