1.2. Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng
1.2.1.5. Pháp luật thể chế hóa những yêu cầu về bảo đảm tiền vay
Trong hoạt động tín dụng, nguyên tắc 5C được áp dụng rộng rãi để thẩm định các dự án vay vốn. Nguyên tắc này được xây dựng trên năm yếu tố (trong
tiếng Anh, các yếu tố này đều bắt đầu bằng chữ C): cá tính (character), năng lực (capacity), điều kiện (condition), vật bảo đảm (collateral) và vốn (capacity). Theo nguyên tắc 5C, tài sản đảm bảo không phải là nhân tố quyết định đến quyết định đồng ý tài trợ vốn vay của ngân hàng thương mại. Việc quyết định cấp tín dụng phụ thuộc vào “sự cuốn hút” của đơn xin vay vốn, tính khả thi của dự án, khả năng tài chính của khách hàng vay chứ không phải ở tài sản đảm bảo tiền vay. Chính vì vậy, bảo đảm tiền vay không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng để ngân hàng đồng ý cấp vốn tín dụng. Tuy nhiên, bảo đảm tiền vay là cần thiết vì nó làm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp bất khả kháng, đây là nguồn để ngân hàng thương mại thu hồi vốn vay thông qua việc phát mãi tài sản đảm bảo.
Vấn đề bảo đảm tiền vay được qui định tại Điều 52 của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004. Theo đó, ngân hàng thương mại có quyền xem xét, quyết đinh cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong hoạt động tín dụng, pháp luật ghi nhận ba hình thức bảo đảm tiền vay gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và bảo lãnh của bên thứ ba. Khi cấp tín dụng, tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Theo Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2005 về đăng kí giao dịch bảo đảm thì những thỏa thuận cho vay có tài sản đảm bảo phải được lập thành văn bản phải đăng kí giao dịch bảo đảm theo qui định của pháp luật. Khi hợp đồng giao dịch bảo đảm được đăng kí theo qui định pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lí đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng kí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật có qui định thì việc đăng kí giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật.
Hiện nay, việc thực hiện giao dịch bảo đảm được thực hiện theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Nghị định này qui định về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lí tài sản bảo đảm.
Theo Điều 10 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ các trường hợp sau: nếu các bên có thỏa thuận khác, cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực từ thời điểm đăng kí thế chấp;
giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm cơng chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có qui định. Điều 11 của Nghị định này xác định thời điểm
giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lí đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kí. Việc tuân thủ các qui định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có ý nghĩa
quan trọng đối với ngân hàng thương mại. Việc đăng kí giao dịch đảm bảo là cơ sở để xác định giá trị pháp lí của hợp đồng bảo đảm đối với bên thứ ba, trong trường hợp thế chấp bất động sản việc đăng kí giao dịch bảo đảm là điều kiện để hợp đồng thế chấp bất động sản có hiệu lực và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lí tài sản bảo đảm. Vì thế, việc tuân thủ các qui định của Nghị định này sẽ hạn chế phần nào rủi ro của các ngân hàng thương mại trong việc cấp tín dụng.
1.2.2. Chức năng của pháp luật trong việc xử lí các khoản nợ quá hạn
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng nhằm quản lí và kiểm soát rủi ro về nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời, các ngân hàng thương mại đã quan tâm tới việc kiểm soát tỉ lệ nợ quá hạn và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với nhiều ngân hàng của các nước trong khu vực và thế giới. Vì thế, để giải quyết những khoản nợ quá hạn này cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật.
Pháp luật Việt Nam đã dự liệu và qui định những biện pháp để xử lý những khoản nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Đó là những qui định về chế tài đối với khoản nợ quá hạn; sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; qui định về xử lí tài sản bảo đảm, khởi kiện và thi hành án để thu hồi khoản nợ; bán khoản nợ …
1.2.2.1. Pháp luật qui định chế tài đối với khoản nợ quá hạn
Nợ quá hạn làm phá vỡ hợp đồng tín dụng, thể hiện sự khơng tuân thủ pháp luật của khách hàng, vi phạm những thỏa thuận do các bên tạo lập và gây tổn thất cho ngân hàng. Chính vì thế, pháp luật đã qui định những chế tài áp dụng đối với khoản nợ quá hạn. Đó là, qui định mức lãi suất nợ quá hạn sẽ được áp dụng đối với khoản nợ quá hạn. Đây có thể xem là chế tài đối với khách hàng vì nó gây tác động xấu đến lợi ích vật chất của khách hàng. Theo đó, “mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín
dụng”23. Như vậy, lãi suất nợ quá hạn do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất trong hạn, mức lãi suất này có thể là từ 100% đến 150% lãi suất cho vay trong hạn. Thông thường, hầu hết ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
Trên thực tế, một khoản nợ quá hạn có thể là vốn trễ hạn, hoặc lãi hoặc cả lãi và vốn trễ hạn. Căn cứ vào qui định trên, pháp luật chỉ qui định mức lãi suất nợ quá hạn áp dụng với khoản nợ gốc quá hạn. Ngày 27/04/2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành công văn số 389/CV-CSTT hướng dẫn việc phạt chậm trả đối với nợ gốc quá hạn và nợ lãi vốn vay qui định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, đối với việc phạt chậm trả nợ lãi vốn vay, ngân hàng thương mại thực hiện theo qui định tại Điều 377 và 378 Bộ luật dân sự24. Nghĩa là, ngân hàng thương mại và khách vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về mức phạt vi phạm thời hạn trả lãi vay, có thể là một khoản tiền nhất định hoặc được tính theo tỉ lệ phần trăm của số tiền lãi quá hạn, nhưng mức cao nhất không quá 5% so với nợ lãi chậm trả. Như vậy, đối với tiền lãi quá hạn được áp dụng chế tài phạt chậm trả nợ lãi.
Vấn đề lãi suất nợ quá hạn không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành ngân hàng mà còn được điều chỉnh bởi luật chung là Bộ luật dân sự. Khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005 qui định về lãi suất nợ quá hạn như sau: “Trong trường hợp cho vay có lãi mà khi đến hạn, bên vay không trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Theo qui định trên, tiền lãi của một khoản nợ quá hạn bằng tiền lãi trên nợ gốc cộng với tiền lãi nợ quá hạn. Lãi nợ quá hạn được tính theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, với qui định của khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005 lần đầu tiên lãi suất cơ bản đã trở thành căn cứ pháp lí chính thức để áp dụng cho các quan hệ mua bán, vay mượn. Đồng thời, với qui định này, pháp luật chỉ cho phép áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn và không áp dụng lãi suất nợ quá hạn trên khoản nợ lãi quá hạn.
Từ khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực vào ngày 01/01/2006, trong hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại hai căn cứ pháp lí điều chỉnh vấn đề lãi suất nợ
23 Khỏan 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN
24 Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực ngày 01/01/2006. Cơng văn số 389/CV-CSTT đề cập đến Điều 377 và Điều 378 Bộ luật dân sự năm 1995.
quá hạn. Đó là Khỏan 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN và khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005. Vậy, để tính lãi suất đối với những khoản nợ quá hạn, ngân hàng thương mại áp dụng căn cứ pháp lí nào?
Ngày 16/07/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn số 6486/NHNN -CSTT hướng dẫn về việc áp dụng lãi suất đối với khoản nợ gốc quá hạn. Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất đối với những khoản nợ gốc quá hạn theo qui định tại khỏan 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN. Như vậy, một lần nữa Ngân hàng Nhà nước khẳng định căn cứ pháp lí để tính lãi suất đối với khỏan nợ quá hạn là khỏan 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN.
Tóm lại, qui định về mức lãi suất nợ quá hạn trong pháp luật Việt Nam là
cần thiết, góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Qui định này là chế tài hướng đến khách hàng, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, pháp luật sẽ buộc khách hàng phải trả mức lãi suất cao hơn lãi suất trong hạn. Qui định về mức lãi suất nợ quá hạn trong pháp luật Việt Nam cịn có giá trị giáo dục ý thức trả nợ của khách hàng, có tác dụng ngăn ngừa phần nào nợ quá hạn. Bên cạnh đó, qui định này giúp ngân hàng thương mại hạn chế thiệt hại phát sinh do nợ quá hạn.
1.2.2.2. Pháp luật qui định về trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Khoa học kinh tế đã chứng minh nợ quá hạn là hiện tượng tất yếu của hoạt động tín dụng. Pháp luật cũng ghi nhận điều này bằng các qui định về khái niệm nợ quá hạn, phân loại nhóm nợ, xử lí nợ q hạn… Nhằm tạo nguồn kinh phí để xử lí nợ quá hạn, pháp luật Việt Nam qui định việc trích lập dự phịng và ngun tắc sử dụng dự phịng để xử lí nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Nguồn dự phịng để xử lí nợ q hạn được hình thành từ việc trích lập dự phịng cụ thể trên cơ sở phân loại nhóm nợ và dự phịng chung.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nhóm nợ để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Theo khoản 5 Điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, tỉ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ. Nợ nhóm 1 tỉ lệ trích 0%, nhóm 2 tỉ lệ trích 5%, nhóm 3 tỉ lệ trích 20%, nhóm 4 tỉ lệ trích 50%, nhóm 5 tỉ lệ trích 100%.
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đưa ra cách tính số tiền dự phịng bằng cơng thức hồn tồn mới, khác với cách tính dự phịng qui định tại các qui định trước đây. Theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 11 năm 2000, số tiền dự phịng chỉ đơn giản bằng tỉ lệ trích dự phịng nhân với tài sản có từng
nhóm. Trong khi đó, Điều 8 của số Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đưa ra cơng thức tính số tiền dự phịng như sau:
R = max (0, (A-C)) x r
Trong đó, R : Số tiền dự phịng cụ thể phải trích A : Giá trị của khoản nợ
C : Giá trị của tài sản đảm bảo = tỷ lệ khấu trừ x giá trị tài sản. r : Tỉ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Như vậy, số tiền dự phịng cụ thể khơng chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỉ lệ trích lập dự phịng mà cịn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nếu giá trị tài sản đảm bảo sau khi được tính theo tỉ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phịng cũng bằng khơng. Nghĩa là, ngân hàng thương mại trên thực tế khơng phải lập dự phịng cho khoản nợ đó.
Ví dụ, Ngân hàng thương mại X cho khách hàng Y vay 100 triệu đồng, giá trị tài sản bảo đảm là căn nhà trị giá 120 triệu đồng và khoản nợ được xếp vào nhóm 3, tỉ lệ dự phòng là 20%. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, từng giá trị được tính như sau: A =100 triệu đồng ; C = 120 triệu đồng x 50% (50% là tỷ lệ % quy định đối với loại tài sản bảo đảm có liên quan) = 60 triệu đồng; r = 20%
Số tiền dự phòng cụ thể bằng = (100 triệu đồng - 60 triệu đồng) x 20% = 8 triệu.
Tương tự, cũng ví dụ trên, nếu giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng Y là 240 triệu đồng thì số tiền trích lập dự phịng bằng 0. Vì, C = 240 triệu đồng x 50% = 120 triệu đồng, khi đó giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị khoản nợ, do đó A trừ C là giá trị âm, thì theo cơng thức tính số tiền trích lập dự phịng cụ thể, số tiền này bằng 0 . Khi đó, ngân hàng thương mại không tốn chi phí để trích lập dự phịng cụ thể cho khoản nợ.
Từ cách tính dự phịng cụ thể như trên, ngân hàng thương mại có khuynh hướng quy định tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản thấp. Thông thường, tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại là 60 -70%.
Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN đưa ra cơng thức tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể tương tự như Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Công thức như sau:
R = max (0, (A-C)) x r
Tuy nhiên, sự giải thích của các trị số là khác nhau. Trong đó : R : Số tiền dự phịng cụ thể phải trích
C : Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r : Tỉ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Sự giải thích các trị số này theo hướng rõ ràng và chuẩn xác. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, A là giá trị của khoản nợ. Thực tế, giá trị của khoản nợ có thể khơng bằng số dư nợ gốc của khoản nợ trong trường hợp đó là khoản nợ xấu và ngân hàng thương mại phải bán cho tổ chức xử lí nợ, khi đó giá trị của