3.3. Giải pháp kỹ thuật phòng ngừa hiện tượng nợ quá hạn
3.3.2. Hồn thiện qui trình vay vốn
Các ngân hàng thương mại cần định kì xem xét, kiểm tra và hồn thiện qui trình cho vay, qui chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro tín dụng. Những điều cần chú ý trong qui trình cho vay:
Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng có ý nghĩa thiết thực, đây là cơ sở để tổ chức tín dụng đưa ra quyết định cấp tín dụng. Nếu giai đoạn này thực hiện sơ sài hoặc có sự gian dối của khách hàng hay cán bộ tín dụng đều dẫn đến nợ quá hạn.
Cán bộ tín dụng phải thực hiện cơng tác thẩm định tình hình tài chính khách hàng và qui trình phân tích tín dụng chặt chẽ và tồn diện. Đó là cơng việc điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Chuẩn bị nội dung để phỏng vấn khách hàng về các thông tin cá nhân và phương án vay vốn để đánh giá mức độ trung thực của khách hàng, tính khả thi của dự án.
Tài sản đảm bảo có vai trị như một nguồn trả nợ trong điều kiện bất trắc. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần xem xét đến tính hợp pháp và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo.
Giai đoạn quyết định cho vay và giải ngân. Cấp có thẩm quyền cho vay xem xét lại phương án đầu tư và trả nợ của khách hàng, đánh gía lại nhận xét của nhân viên thẩm định; yhực hiện việc giải ngân theo đúng thủ tục tín dụng, đúng người.
Giai đoạn kiểm tra sau cho vay. Đây là giai đoạn mà ngân hàng bng lỏng, cán bộ tín dụng hiện nay chủ yếu “chạy theo dư nợ, tăng trưởng tín dụng” mà xem thường việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, nguồn vốn để thu hồi nợ.
Việc thu hồi nợ quá hạn sẽ đạt hiệu quả cao khi được phát hiện sớm. Công tác thu hồi nợ quá hạn nên được tập trung đối với nợ nhóm 2. Đó là những khoản nợ có thời gian quá hạn từ 10 - 90 ngày. Đây cũng là những khoản nợ vừa chớm phát sinh nguyên nhân gây nợ xấu và cần được xử lí kịp thời. Khơng chủ quan đối với nợ nhóm 2 và có biện pháp thu hồi nợ ngay từ đầu, không để thời gian quá hạn kéo dài dẫn đến nợ xấu. Yêu cầu cảnh báo sớm nợ nhóm 2 địi hỏi cán bộ tín dụng phải kiểm tra trực tiếp nguyên nhân dẫn đến chậm trả nợ. Đó là những nguyên nhân tạm thời như thua lỗ trong làm ăn, do công nợ không thu hồi được, do không bán được sản phẩm hoặc đó là những nguyên nhân sâu xa như thiếu vốn chủ sở hữu, thua lỗ kéo dài… Nếu là nguyên nhân sâu xa, ngân hàng cần có biện pháp thu hồi vốn vay sớm tránh tình trạng nợ dây dưa, kéo dài.
Ngân hàng thương mại cần sớm xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lí nợ tồn đọng .