2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng
2.2.5.2. Áp dụng pháp luật trong quá trình thi hành án
Pháp luật đã qui định: “Các bản án và quyết định của Tồ án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi nhân dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”42. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động thực tiễn, xử lí nợ q hạn, chúng tơi nhận thấy rất ít bị đơn tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quyết định bởi các bản án và quyết định của Toà án nhân dân. Vì thế, để bản án và quyết định của Toà án nhân dân được thực thi, cần có sự can thiệp của cơ quan thi hành án.
Trong thời gian qua, cơ quan thi hành án dân sự đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình này, ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn từ việc áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành. Chúng tôi, xin đề cập một số vấn đề sau:
a. Nghĩa vụ chứng minh điều kiện thi hành án
Điều kiện thi hành án là một trong những tiền đề để bản án được thực thi. Trong thực thi bản án nhằm thu hồi nợ quá hạn, điều kiện để thi hành án có thể là tài sản bất động sản và thu nhập của khách hàng (người phải thi hành án).
Ở đây, chúng tôi xin đặt vấn đề: nghĩa vụ chứng minh điều kiện thi hành án được đặt ra khi nào? Vào lúc nộp đơn yêu cầu thi hành án hay trong quá trình thi hành án?
Đối với những khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo thì điều kiện để thi hành án đã được làm rõ nhưng đối với những khoản vay tín chấp, việc chứng minh điều kiện thi hành án của khách hàng là vấn đề “khó khăn” đối với các ngân hàng thương mại.
Theo khoản 1 Điều 31 của Luật thi hành án dân sự, nội dung đơn yêu cầu thi hành án phải có: họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành
án; nội dung yêu cầu thi hành án và thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Căn cứ vào qui định trên, trong đơn yêu cầu thi hành án, ngân hàng thương mại chỉ cần cung cấp các thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án mà không cần cung cấp bất cứ tài liệu để chứng minh về điều kiện thi hành án. Nhìn chung đây là một qui định này là hợp lí, tiến bộ, nó đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án.
Trên thực tế, một số cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án của các ngân hàng thương mại43.
Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, tại khoản 2 Điều 4 qui định: “Trường hợp đơn yêu cầu thi hành án khơng có đầy đủ các nội dung theo qui định hoặc không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nhưng khơng u cầu xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án”. Theo qui định này, một lần nữa khẳng định trong đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án (ngân hàng thương mại) chỉ cần nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (khách hàng). Đồng thời, qui định này khẳng định trách nhiệm phải nhận đơn yêu cầu thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không nêu rõ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và không yêu cầu xác minh.
Theo chúng tôi, sự từ chối nhận đơn của cơ quan thi hành án dân sự là không đúng pháp luật. Việc nộp đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng thương mại không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án theo Điều 34 của Luật thi hành án dân sự. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 31 của luật này, vào lúc nộp đơn yêu cầu thi hành án, ngân hàng thương mại chưa phát sinh nghĩa vụ chứng minh điều kiện thi hành án của khách hàng (người phải thi hành án).
Hệ quả pháp lí của việc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án này là ảnh hưởng đến thời hiệu thi hành bản án. “Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án”44. Nếu trong vòng 05 năm này mà ngân hàng thương mại không chứng minh
43 Thi hành án dân sự quận Tân Phú đã từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án của Ngân hàng TMCP Á Châu) vì trong đơn yêu cầu thi hành án chỉ cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án mà khơng có tài liệu chứng minh.
được điều kiện thi hành án của khách hàng và không thể nộp đơn yêu cầu thi hành án được thì bản án, quyết định của tòa án hết hiệu lực thi hành.
b. Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án “trừ vào thu nhập của người phải thi hành án”
Những khỏan nợ quá hạn là những khỏan vay tín chấp, việc thi hành án hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của khách hàng. Để chứng minh được thu nhập của khách hàng là vấn đề khó khăn của ngân hàng thương mại, tuy nhiên, để thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án “trừ vào thu nhập của người phải thi hành án” theo Điều 78 Luật thi hành án dân sự (là Điều 40 Pháp lệnh thi hành dân sự năm 2004) địi hỏi phải có sự phối hợp, giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập và cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Thực tiễn trong q trình xử lí nợ, nhiều khách hàng có lương hưu, tiền trợ cấp hàng tháng tại Bảo hiểm xã hội nhưng ngân hàng thương mại không thể thu hồi được nợ. Mặc dù, cơ quan thi hành án đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế “Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án” theo qui định tại Điều 40 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Nguyên nhân là không nhận được sự hợp tác của cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chuyển tiền lương hưu, trợ cấp của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án theo quyết định cưỡng chế của chấp hành viên.
Khỏan 3 Điều 40 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án (trong đó có bảo hiểm xã hội) trong việc thực hiện việc khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án theo quyết định cưỡng chế của chấp hành viên như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án thực hiện việc khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án. Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án”. Tuy nhiên, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 chưa qui định trách nhiệm cụ thể của Bảo hiểm xã hội trong vấn đề này. Mặt khác, khoản 3 Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 qui định rõ: “Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng hạn cho người lao động”. Từ qui định trên, các cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện việc cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến thu nhập của người phải thi hành án mà không thực hiện việc khấu trừ thu nhập theo quyết định cưỡng chế của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.
Hiện nay, Luật thi hành án dân sự đã qui định rõ trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự như sau:
“1. Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về các khoản thu nhập của người phải thi hành án đang được chi trả qua Bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự;
2. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án.”
Như vậy, theo qui định này, Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp thông tin về các khoản thu của khách hàng đang được chi trả qua Bảo hiểm xã hội và thực hiện đầy đủ yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của khách hàng để thi hành án. Hiện nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào được ban hành từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp thực hiện vấn đề này nhằm giúp ngân hàng thương mại thu hồi được những khoản nợ quá hạn, làm giảm án tồn đọng tại cơ quan thi hành án, giúp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật.
2.2.5.3. Áp dụng pháp luật để xử lí tài sản đảm bảo
Trong giao dịch bảo đảm, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận về các biện pháp xử lí tài sản bảo đảm. Việc thỏa thuận này được ghi nhận trong Hợp đồng bảo đảm. Ở đây, chúng tôi dẫn một số thỏa thuận về xử lí tài sản bảo đảm trong Hợp đồng bảo đảm của một số ngân hàng thương mại.
Xin nêu một đơn cử, thỏa thuận về xử lí tài sản đảm bảo theo qui định tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu QF- C1-1/PC-01.08 của ACB. Điều 7 của Hợp đồng này qui định về xử lí tài sản thế chấp như sau:
a. “Nguyên tắc xử lí tài sản thế chấp để thu hồi nợ:
- Tài sản thế chấp được xử lí khi đến hạn mà bên thế chấp khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, bao gồm cả trường hợp ACB thu hồi nợ trước hạn.
- Tài sản thế chấp, nếu diện tích đất, diện tích xây dựng được thế chấp thay đổi vì bất cứ lý do gì (lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với diện tích đất, diện tích xây dựng, không xây dựng đúng giấy phép… ) hoặc bên thế chấp khơng thực hiện thủ tục hồn công và các thủ tục khác, ACB hoặc cơ quan có thẩm quyền có tồn quyền xử lí tồn bộ tài sản thế chấp (cả phần diện tích vượt q, nếu có) để thu hồi nợ. Bên thế chấp khơng thể nêu ra lí do này để giữ lại một phần tài sản thế chấp hoặc ngăn cản ACB xử lí tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
- Tài sản thế chấp được xử lí theo phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng này.
- Nếu không thỏa thuận được giá để xử lí tài sản thế chấp, kể cả trong trường hợp tài sản thế chấp được xử lí thơng qua việc bán đấu giá tài sản, ACB có quyền quyết định giá (quyết định giá bán trực tiếp, giá bù trừ nợ, giá khởi điểm để bán đấu giá …)
- ACB có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ, quyền theo hợp đồng này hoặc ủy quyền cho bên thứ ba xử lí tài sản thế chấp.
- Trường hợp một tài sản thế chấp bảo đảm nhiều nghĩa vụ tại ACB, nếu phải xử lí tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ, thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và ACB tiến hành thu hồi nợ.
- Tiền thu được từ xử lí tài sản thế chấp sau khi trừ các chi phí xử lí, ACB thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, phí, các khoản phải trả khác (nếu có). Tiền thu được nếu khơng đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên thế chấp phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ACB.
b. Phương thức xử lí tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp được xử lí khi đến hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ với ACB theo các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng đã kí với ACB.
Các bên thỏa thuận phương thức xử lí tài sản thế chấp như sau: - ACB trực tiếp bán tài sản cho người mua.
- ACB ủy quyền cho tổ chức khác trực tiếp bán tài sản hoặc tổ chức bán đấu giá tài sản.
- Giá bán tài sản khi bán trực tiếp, giá khởi điểm của tài sản để tổ chức bán đấu giá do ACB quyết định.
- Các nội dung chi tiết liên quan đến việc bán trực tiếp, bán đấu giá tài sản (như nội dung hợp đồng, địa điểm bán, thơng báo, thanh tốn và các nội dung khác) do ACB hoặc tổ chức được ACB ủy quyền quyết định.
- Bên thế chấp có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết, thỏa thuận hợp đồng của ACB hoặc tổ chức được ACB ủy quyền, với các tổ chức, cá nhân khác khi trực tiếp bán hoặc bán đấu giá tài sản.
- Việc bán tài sản theo các phương thức nêu trên bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Trường hợp khơng xử lí được theo các phương thức đã thỏa thuận, ACB có quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án: giao tài sản cho ACB để xử lí theo thỏa thuận hoặc phát mãi tài sản theo qui định pháp luật.”
Như vậy, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, ACB có quyền xử lí tài sản đảm bảo để thu nợ vay. Việc xử lí tài sản thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì thực hiện bán đấu giá tài sản. Về phương thức xử lí tài sản: ACB trực tiếp bán tài sản, ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản hoặc bán đấu giá tài sản. Thỏa thuận về các nguyên tắc và biện pháp xử lí tài sản thế chấp trong Hợp đồng thế chấp của ACB hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật về xử lí tài sản đảm bảo.
Ví dụ khác, Điều 6 Hợp đồng thế chấp tài sản của Eximbank qui định về xử lý tài sản đảm bảo như sau:
“Trường hợp đến hạn trả nợ, nếu bên B khơng thanh tốn xong nợ cho bên A (gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt, phí …) thì bên A và bên B thỏa thuận việc xử lí tài sản bảo đảm như sau:
6.1. Bên B ủy quyền cho bên A được trực tiếp bán tài sản thế chấp.
6.2. Bên A nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
6.3. Bên A nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ 3 phải trả hoặc phải giao cho bên B.
Trường hợp các bên khơng thỏa thuận được việc xử lí tài sản bảo đảm thì bên A có quyền chọn lựa giải quyết bằng một trong những cách sau đây:
6.4. Bên A ủy quyền bán tài sản thế chấp cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
6.5. Bên A ủy quyền hoặc chuyển giao việc xử lí tài sản thế chấp cho tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán.”
Thỏa thuận về xử lí tài sản đảm bảo trong Hợp đồng thế chấp của Eximbank được soạn thảo dựa trên Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
Tóm lại, các biện pháp xử lí tài sản đảm bảo được quy định tại các Hợp