3.4. Giải pháp hỗ trợ hoạt động tín dụng
3.4.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Theo các chuyên gia tài chính, các khoản cho vay sẽ ln gặp rủi ro bởi các tổ chức tín dụng thiếu một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Ơng Võ Tấn Hồng Văn - Phó tổng giám đốc Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam, cho biết: “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cốt lõi nhất của quản lí tín dụng. Dù luật có qui định hay khơng thì các ngân hàng vẫn phải xây dựng hệ thống này. Đây là hệ thống tạo sự nhất quán để xác định được mặt bằng đánh giá khách hàng chung của ngân hàng và đánh gía chất lượng tín dụng, hạn chế được rủi ro tín dụng.”57
Hiện nay, ở Việt Nam, cán bộ tín dụng của ngân hàng thường trực tiếp thẩm định các thông tin liên quan về khách hàng. Các thông tin này được điền vào một biểu mẫu theo các chỉ tiêu cho trước. Theo đó, cán bộ tín dụng sẽ cho điểm từng chỉ tiêu. Tổng số điểm khách hàng được đối chiếu với thang điểm có sẵn của ngân hàng để xác định mhóm tín dụng . Qui trình xử lí như trên mất rất nhiều thời gian và thiếu sự chính xác vì phụ thuộc vào năng lực và cảm tính của nhân viên tín dụng.
Trong khi đó, trên thế giới, các ngân hàng đã vận dụng cơng nghệ, tự động hóa việc phân loại tín dụng. Đó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó, khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ chỉ cần cung cấp thông tin theo mẫu định sẵn cho nhân viên tín dụng. Căn cứ vào những thơng tin này, chương trình phần mềm sẽ tự
57
Bảo An (2008), Muốn giảm thiểu rủi ro phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng,
http://www.nguoidaibieu.com.vn/pPrint.aspx?itemid=48961
động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất và đưa ra quyết định cho vay hay không. Phương pháp này giúp ngân hàng rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng và tiết kiệm chi phí.
Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quản lí rủi ro tín dụng hiệu quả, nó sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính khác nhau của các khoản vay đã được cung cấp trước đây để dự báo các chỉ tiêu của các khoản vay tương lai có cùng đặc tính. Hệ thống này thiết lập mối tương quan có thể dự báo giữa thơng tin về khách hàng vay và xác suất hoàn trả đầy đủ khoản vay đúng thời hạn qui định. Vì thế, đây được coi là cơng cụ giúp tổ chức tín dụng ra quyết định cho vay đúng đắn và hiệu quả.
Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong thời gian 3 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Tính đến thời điểm 12/2008, số ngân hàng phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khá khiêm tốn. Đó là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) và Ngân hàng Liên doanh Quốc tế VIBank (VIB).
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, dựa trên kết quả xếp loại của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
làm cơ sở để thực hiện chính sách dự phịng rủi ro tín dụng, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc hoạch định và thực thi chính sách tín dụng, chính sách quản lí rủi ro tín dụng và chính sách khách hàng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
Thứ hai, hệ thống này cũng sẽ trợ giúp ngân hàng đánh giá chất lượng của
tồn bộ danh mục tín dụng, xác định một cách hợp lí , chính xác nhất tổn thất tín dụng theo từng dịng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm.
Thứ ba, hệ thống này sẽ giúp rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt
khoản vay, tạo điều kiện cho khách hàng kịp thời tiếp cận được các cơ hội kinh doanh và tiến dần đến các thông lệ quốc tế trong việc xếp hạng tín nhiệm.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV gồm ba phần: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân ; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng. Tùy theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân đội thực hiện xếp hạng toàn bộ các khách hàng vay vốn trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu định tính và định lượng với các trọng số cho từng nhóm chỉ tiêu phù hợp với ngành, qui mô và lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Hệ thống này sẽ chấm theo thang điểm từ 20 đến 100 tương ứng với các hạng mức tín dụng từ D đến AAA để phân theo các nhóm nợ từ 1 đến 5, xếp loại rủi ro và đưa ra quyết định cho vay. Hệ thống này giúp MB đo lường và định dạng rủi ro tín dụng thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ hội sở tới tất cả các điểm giao dịch.
Với sự tư vấn của Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam, VIB đã thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này bao gồm hệ thống xếp hàng tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và các định chế tài chính. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIB được xây dựng cho từng ngành kinh tế và từng nhóm đối tượng. Với hệ thống này, VIB có thể quản trị một cách hiệu quả và tồn diện chất lượng tín dụng của Ngân hàng này và giúp ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
Với sự giúp đỡ của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, q trình thẩm định và phê duyệt tín dụng tại BIDV, MB và VIB đã được rút ngắn. Đồng thời, cho kết quả chính xác về chất lượng tín dụng, phân hóa được rủi ro của các khoản vay.
Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơng cụ cần thiết để thực hiện quản lí rủi ro tín dụng và phòng ngừa hiện tượng nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có ba ngân hàng thương mại hoàn tất việc xây dựng và ứng dụng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong thời gian tới, việc xây dựng mơ hình này cần được xây dựng và hồn thiện tại bất kì ngân hàng thương mại nào.
Mỗi ngân hàng thương mại có chính sách quản lí rủi ro tín dụng khác nhau, vì thế khơng thể có một mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho tất cả các ngân hàng thương mại. Một số đề nghị của chúng tôi để giúp các ngân hàng thương mại xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có hiệu quả:
- Nắm vững chính sách tín dụng và các qui trình nội bộ của ngân hàng, nhất là đối với các khoản vay có qui mơ khơng lớn;
- Hiểu rõ cơ cấu phịng tín dụng và các chi nhánh của ngân hàng thương mại và các hạn mức đối với chi nhánh đó;
- Thảo luận qui trình cho vay với cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng đề án xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Phân tích các mơ hình xếp hạng tín dụng hiện có, hình thức và u cầu đơn giản hóa chúng;
- Phân tích danh mục cho vay hiện có để xác định liệu hệ thống xếp hạng tín dụng có thay đổi hay bổ sung các quy trình cho vay doanh nghiệp hiện tại;
- Khảo sát càng nhiều càng tốt các hội sở và chi nhánh để nghiên cứu thực tế quá trình cho vay để hiểu rõ thực tế cho vay diễn ra như thế nào.
- Cần xác định hình thức lưu trữ, thời gian lưu trữ đối với các dữ liệu liên quan đến các khoản vay trong hệ thống thông tin ngân hàng thương mại.
KẾT LUẬN
P. Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED - cho rằng: “Nếu ngân hàng khơng có những khoản nợ q hạn thì đó khơng phải là hoạt động kinh doanh”58. Vấn đề nợ quá hạn luôn là vấn nạn của các ngân hàng thương mại nhưng không thể không giải quyết.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật để xử lí nợ quá hạn và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để giải quyết vấn đề này: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng; Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về Qui chế cho vay; Nghị định 163/2006/QĐ-NHNN về đăng kí giao dịch đảm bảo … Những qui định này là cơ sở pháp lí để xử lí nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại.
Trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại đã phát sinh những vướng mắc:
Thứ nhất, vấn đề lãi suất nợ quá hạn. Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam
tồn tại hai qui định mâu thuẫn và cùng qui định về lãi suất nợ quá hạn. Theo khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005: “Trong trường hợp cho vay có lãi mà khi đến hạn, bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Công văn số 6486/NHNN- CSTT qui định: “Lãi suất nợ quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng khơng vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng”. Hiện này, các ngân hàng thương mại căn cứ vào qui định của Công văn số 6486/NHNN- CSTT để thỏa thuận lãi suất nợ quá hạn đối với khách hàng vay. Tuy nhiên, sự áp dụng này theo chúng tơi khơng thỏa mãn về tính hiệu lực của văn bản pháp luật. Vì vậy, chúng tơi đề nghị thay đổi qui định về lãi suất nợ quá hạn tại khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 để phù hợp với thực tiễn, như sau: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với nợ quá hạn theo lãi suất do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất tại hợp đồng vay, trường hợp các bên khơng thoả thuận thì lãi đối với nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tại hợp đồng vay”.
58 Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí Ngân hàng số 5/2008.
Thứ hai, qui định về chuyển đổi nhóm nợ đối với khoản nợ được cơ cấu
lại. Thực tiễn áp dụng điểm a khỏan 2 Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ -NHNN có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau. Quan điểm cho rằng qui định này chỉ đúng đối với khoản nợ trung dài hạn khi thực hiện cơ cấu lại có phân kì trả nợ và khơng đúng đối với khoản nợ ngắn hạn được cơ cấu lại mà khơng có phân kì trả nợ. Theo chúng tôi, để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, Ngân hàng nhà nước cần sửa đổi qui định này theo hướng: cần qui định chi tiết, cụ thể và rõ ràng để hướng dẫn áp dụng qui định này.
Thứ ba, về qui định phân loại nhóm nợ trong trường hợp khách hàng có
quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng thương mại. Điểm c khỏan 3 Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ -NHNN qui định việc phân loại nhóm nợ đối với trường hợp này là bắt buộc khi ngân hàng thương mại có thơng tin về phân loại nhóm nợ của khách hàng tại các ngân hàng thương mại khác. Theo chúng tơi, việc phân loại nhóm nợ của khách hàng này là cần thiết vì một khách hàng khơng thể được đánh giá có tình hình trả nợ tốt ở ngân hàng này nhưng lại được đánh giá là không tốt ở ngân hàng khác. Chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi qui định này theo hướng: Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các nhóm có rủi ro cao hơn trong trường hợp các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ ngân hàng thương mại thực hiện việc phân loại nhóm nợ đối với khách hàng này như: cung cấp thơng tin tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại…
Thứ tư, để phát triển thị trường mua bán nợ của Việt Nam, hoạt động có
hiệu quả, chúng tơi nhận thấy cần có sự ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua bán nợ, chức năng và quyền hạn của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản. Sự sửa đổi này theo hướng tăng cường thẩm quyền và qui định những quyền hạn đặc biệt để các cơng ty này xử lí nhanh chóng và có hiệu quả những khoản nợ quá hạn mà họ mua bán trên thị trường.
Bên cạnh những giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của pháp luật trong cơng tác xử lí nợ q hạn, chúng tơi đề xuất một số biện pháp kĩ thuật, nghiệp vụ mang tính hỗ trợ trong việc giải quyết nợ quá hạn.
Một là, ngân hàng thương mại phải xây dựng qui trình tín dụng chặt chẽ,
hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng và các qui định pháp luật về đảm bảo an tồn tín dụng. Qui trình này phải có sự phân cơng rành mạch
giữa các khâu, đảm bảo tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhân viên trong suốt q trình cấp tín dụng.
Hai là, ngân hàng thương mại phải phát huy tính năng động và hiệu quả
của bộ phận kiểm soát nội bộ. Kiểm sốt nội bộ có ưu điểm hơn thanh tra ngân hàng nhà nước vì nó trực thuộc ngân hàng, nhạy bén trong việc phát hiện và kiểm tra sai sót trong q trình cấp tín dụng.
Ba là, ngân hàng thương mại cần thiết phải xây dựng và vận hành có hiệu
quả hệ thống xếp hạng tín dụng. Đây là cơng cụ kiểm sốt rủi ro tín dụng có hiệu quả. Hệ thống này sẽ giúp ngân hàng thương mại ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra, rút ngắn thời gian xét duyệt cấp tín dụng, thực hiện việc phân loại nhóm nợ chuẩn xác.
Bốn là, Ngân hàng nhà nước cần hồn thiện hệ thống cung cấp thơng tin tín
dụng CIC. Sản phẩm của CIC ngày càng đa dạng và phong phú. Ví dụ, phát triển các sản phẩm như xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp…
Tóm lại, để kiềm chế và xử lí tốt nợ quá hạn, các ngân hàng thương mại
phải thực hiện nghiêm túc các qui định pháp luật về phịng ngừa và xử lí nợ q hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cần thực hiện các biện pháp kĩ thuật và nghiệp vụ khác như thẩm định khách hàng, đảm bảo tiền vay, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ… Ngân hàng nhà Nước có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an tồn tín dụng thơng qua việc ban hành văn bản pháp luật, thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, cung cấp các giải pháp hỗ trợ