2.1. Tình hình và nguyên nhân nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của
2.1.1. Tình hình nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam
P. Volker, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng: “Nếu ngân hàng khơng có những khoản nợ q hạn thì đó khơng phải là hoạt động kinh doanh”29. Như vậy, rủi ro tín dụng ln tồn tại và nợ q hạn là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới, bởi có những rủi ro nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người.
Đầu những năm 1990, nhất là từ 1991 năm đến năm 1994, tình hình nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam được cải thiện rõ rệt từ 19,7% xuống còn 6%. Từ năm 1991 để xử lí các khoản nợ của các doanh nghiệp mà xét thấy khơng thể thu hồi được, Chính phủ đã phải tính đến giải pháp khoanh nợ và xóa nợ. Tổng số nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại quốc doanh được Chính phủ cho phép khoanh nợ từ năm 1995 trở về trước để chờ xử lí trong đợt tổng thanh toán nợ giai đoạn hai là 2.233,2 tỉ đồng. Trong đó, nợ quá hạn tại Ngân hàng Ngoại thương lên lưới thanh toán là 1.606 tỉ đồng, bằng 18,2% so với tổng số vốn huy động, bao gồm: 570 tỉ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 35,5% tổng số nợ lên lưới thanh toán. Nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương là 472 tỉ đồng, bằng 3,6% tổng số huy động, bao gồm 421 tỉ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 89,2% tổng số nợ lên lưới thanh toán. Nợ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 117 tỉ đồng, bằng 7,1% tổng số huy động, bao gồm 87,5 tỉ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 74,8% tổng số nợ lên lưới thanh toán. Nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là 38,2 tỉ đồng, bằng 0,2% tổng số vốn huy động; bao gồm 38,2 tỉ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 100% tổng số nợ lên lưới thanh tốn30.
Trong giai đoạn 1995-2000, tình hình nợ q hạn có xu hướng tăng trở lại, tỉ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước và cả khu vực tư nhân liên tục tăng cho tới năm 2000 khi Chính phủ tiến hành tái cơ cấu tài chính của các ngân hàng thương
29 Nguyễn Đào Tố, Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Tạp chí Ngân hàng số 5/2008.
30Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2001), Chiến lược Ngân hàng nông nhiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Thư viện Ngân hàng Nơng nhiệp và Phát triển Nơng
mại thì tỉ lệ này mới giảm dần, chứng tỏ hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của khu vực này trong giai đoạn 1995-2000 có khó khăn hơn.
Theo báo cáo của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh và ba ngân hàng thương mại cổ phần tính đến thời điểm cuối tháng 11/2002, trong tổng số 23.575 tỉ đồng, các ngân hàng thương mại đã tự xử lí được 5.917 tỉ đồng nợ tồn đọng (trong đó ngân hàng thương mại nhà nước xử lý được 5.539 tỉ đồng, ngân hàng thương mại cổ phần xử lí được 378 tỉ đồng) bằng các biện pháp:
+ Tận thu hồi nợ đọng từ bán tài sản đảm bảo, thu nợ khách hàng, khai thác tài sản là 1.669 tỉ đồng;
+Tổn thất đã bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro của bốn ngân hàng thương mại nhà nước là 1.553 tỉ đồng.
+ Sử dụng rủi ro đưa ra hạch toán ngoại bảng tổng kết tài sản là 2.965 tỉ đồng.
Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết: “Tính đến thời điểm 31/12/2000, Vietcombank có số nợ tồn đọng lên tới 5.600 tỉ đồng, trong đó có 4.560 tỉ đồng nợ trong đề án.”31
Tính đến cuối năm 2005, “nợ trong đề án” đã được Vietcombank xử lý 4.406 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 97%. Đối với nợ tồn đọng ngoài đề án, Vietcombank cũng đã xử lí được 700/1000 ngàn tỉ đồng. Ơng Vũ Viết Ngoạn cịn cho biết rằng, về cơ bản, các khoản nợ cũ đã được xử lí xong.
Ông Lê Văn Sở - Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam (Agribank) cho biết: “nợ xấu tính đến 31/12/2005 của ngân hàng này là 3.672,4 tỉ đồng, chiếm 2,3% dư nợ.”
Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến cuối năm 2003 tỉ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 4,74% trong tổng dư nợ cho vay là 14.200 tỉ đồng (trong tổng số 300.000 tỉ đồng dư nợ vay). Con số này chưa kể khoản nợ tồn đọng 21.280 tỉ đồng trước ngày 01/01/2001 mới chỉ xử lí được 13.386 tỉ đồng. Nếu tính số chưa được xử lí cộng với số nợ tồn đọng nêu trên thì số nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại của Việt Nam là 22.094 tỉ đồng tương đương 7,36% dư nợ và 3,47 % GDP. Nhưng theo ý kiến của bà Susan Adams - đại diện thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và ông Klaus Rohlanh - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại Việt