Áp dụng pháp luật về cung cấp địa chỉ của bị đơn trong quá trình khở

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 53 - 56)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng

2.2.5.1. Áp dụng pháp luật về cung cấp địa chỉ của bị đơn trong quá trình khở

kiện

Về mặt lý thuyết, khởi kiện tại tòa án là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất cho ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc khởi kiện tại tòa án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi bởi rất nhiều lý do, trong đó, có việc áp dụng pháp luật chưa chính xác của tịa án khiến việc giải quyết vụ kiện kéo dài. Ở đây,

chúng tôi đưa ra một vài thực tế áp dụng qui định pháp luật về nghĩa vụ của nguyên đơn trong việc cung cấp địa chỉ của bị đơn trong quá trình khởi kiện.

Ngày 19/07/2008, Ngân hàng TMCP Á Châu nộp đơn khởi kiện số 32/KN- PC.08 tại Tịa án nhân dân quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh về việc Ngân hàng TMCP Á Châu yêu cầu ông Lâm Đa Rạ trả nợ vay hợp đồng tín dụng số 34677569. Hồ sơ đơn kiện nộp kèm Hợp đồng tín dụng ký ngày 21/01/2008, phiếu giải ngân, sao kê giao dịch, bảng tính lãi và đơn xin xác nhận địa chỉ của ông Lâm Đa Rạ do Cơng an phường 5, quận Tân Bình ký ngày 21/07/2008. Theo đơn xin xác nhận này, “ông Lâm Đa Rạ thường trú tại số 318/261 Phạm Văn Hai, Phường 5, quận Tân Bình. Hiện tại, đương sự khơng có ở tại địa chỉ trên từ tháng 2/2008 cho đến nay (hiện tại không biết địa chỉ tạm trú của Lâm Đa Rạ ở đâu)”. Ngày 08/08/2008, Tòa án nhân dân quận Tân Bình ra thơng báo yêu cầu Ngân hàng TMCP Á Châu cung cấp địa chỉ của ông Lâm Đa Rạ để Tịa án có cơ sở thụ lý vụ án. Vì căn cứ vào đơn xác nhận của Công an phường 5, quận Tân Bình thì ơng Lâm Đa Rạ khơng cịn ở tại địa chỉ như Ngân hàng TMCP Á Châu cung cấp trong đơn khởi kiện. Ngày 03/09/2008, Ngân hàng TMCP Á Châu có Cơng văn số 3030/CV-PC.08 có ý kiến về thông báo bổ sung đơn khởi kiện. Theo đó, Ngân hàng TMCP Á Châu viện dẫn điểm 8.6 của Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 về việc hướng dẫn thi hành các qui định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự, qui định: “Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ khơng có cư trú ổn định, thường xun thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tịa án, nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình dấu địa chỉ. Tịa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung”. Tuy nhiên, ngày 18/11/2008, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 168 và khoản 2 Điều 169 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân quận Tân Bình ra thơng báo trả lại đơn khởi kiện. Ngày 26/11/2008, Ngân hàng TMCP Á Châu làm đơn khiếu nại số 86/KN-PC.08 gởi Chánh án Tòa án nhân dân quận Tân Bình khiếu nại về thông báo trả đơn khởi kiện. Ngày 01/12/2008, Tịa án nhân dân quận Tân Bình ra quyết định số 12/2008/QĐ-GQKN bác đơn khiếu nại của Ngân hàng TMCP Á Châu và giữ nguyên thông báo trả lại đơn khởi kiện ngày 18/11/2008 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình. Ngày 20/12/2008, Ngân hàng TMCP Á Châu gởi công văn số 105/KN-PC.08 đến Chánh án Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Trưởng phịng giám đốc và kiểm

tra Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại về việc trả đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân quận Tân Bình. Ngày 03/08/2009, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ tiểu mục 8.6 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và công văn số 109/KHXX ngày 30/06/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, kết luận trường hợp ơng Lâm Đa Rạ là trường hợp cố tình dấu địa chỉ nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện và ra Quyết định số 89/TATP- GĐKT yêu cầu Tòa án nhân dân quận Tân Bình thụ lý hồ sơ vụ án.

Qua vụ việc trên, chúng tôi xin đề cập một số vấn đề sau:

Thứ nhất, căn cứ pháp lí mà Ngân hàng TMCP Á Châu đưa ra trong quá

trình giải quyết vụ việc trên:

Điểm đ khoản 1 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, yêu cầu người khởi kiện ghi rõ địa chỉ của người bị kiện chứ không qui định ghi rõ nơi cư trú của người bị kiện.

Khoản 1 điều 12 của Luật cư trú qui định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó sinh sống. Nơi cư trú của cơng dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thì hồ sơ khởi kiện của ACB thuộc thẩm quyền thụ lí của Tịa án nhân dân quận Tân Bình. Tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Điểm 8.6 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao về việc hướng dẫn thi hành các quy định tại phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo những căn cứ trên, thì việc nộp đơn khởi kiện của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Tịa án nhân quận Tân Bình là hồn tồn phù hợp với pháp luật và đã được Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh chấp nhận.

Thứ hai, vấn đề áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân quận Tân Bình. Theo

chúng tơi, trường hợp này đã được Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể bằng văn bản pháp luật bởi Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và công văn số 109/KHXX ngày 30/06/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng vẫn không được áp dụng thống nhất tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình.

Thứ ba, hậu quả pháp lí của việc áp dụng pháp luật không thống nhất này là

vụ việc đã kéo dài hơn một năm (từ ngày 19/07/2008 đến ngày 03/08/2009) và đến nay vẫn chưa được giải quyết xong. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Á Châu đang nộp lại đơn khởi kiện.

Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ kiện đòi nợ q hạn tại tịa án hiện khơng thống nhất khiến vụ việc bị kéo dài thời gian xử lý.

Một phần của tài liệu Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)