nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam
Với bản chất là đi vay để cấp tín dụng, nên ngân hàng là chủ nợ lớn nhất và cũng là con nợ lớn nhất trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại luôn thường trực và tiềm ẩn rủi ro rất cao. Ngân hàng thương mại luôn đối mặt với khả năng mất vốn do khách hàng khơng trả nợ. Vì vậy, để đảm bảo quyền của ngân hàng thương mại và lợi ích của khách hàng cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Trong quan hệ tín dụng, pháp luật có vai trị đảm bảo sự phát triển của thị trường tín dụng an tồn, phịng ngừa và giải quyết hiện tượng nợ quá hạn, đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, pháp luật đã đề ra nhiều qui định đảm bảo an tồn tín dụng, những qui định về phòng ngừa và những giải pháp để xử lí các khoản nợ quá hạn. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước trong hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại ở tỉ lệ cho phép. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan như tòa án, thi hành án đã giúp ngân hàng thương mại thu hồi được một lượng lớn nợ quá hạn. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện đầy đủ các qui định pháp luật về đảm bảo an tồn tín dụng, kiểm sốt q trình cho vay, sử dụng vốn vay từ khi giải ngân đến khi kết thúc hợp đồng vay; tăng cường công tác quản lí nợ và xử lí nợ quá hạn. Trong thời gian qua, tình hình nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại đã được kiểm sốt. Thực tiễn, xử lí các khoản nợ quá hạn đạt hiệu quả chưa cao. Qua q trình từ kiểm sốt đến xử lí nợ q hạn cho thấy những bất cập của pháp luật. Vì vậy, địi hỏi có sự điều chỉnh hợp lí của pháp luật, sự sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật về hạn chế và giải quyết nợ quá hạn; sự đổi mới về cơ chế, giải pháp xử lí các khoản nợ quá hạn.
Nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong việc xử lí nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung những qui định hiện hành về phịng ngừa và xử lí nợ quá hạn. Yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật là:
Thứ nhất, pháp luật tạo tiền đề pháp lí vững chắc để phát triển thị trường tín
tiền tệ. Một khi tín dụng ngân hàng đình trệ thì nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, pháp luật cần qui định những điều kiện về đảm bảo an tồn tín dụng, những điều kiện cần thiết để ngân hàng quyết định cho vay, những tỉ lệ phản ánh sự an toàn của hoạt động tín dụng, qui định về giám sát quá trình sử dụng vốn vay.
Thứ hai, pháp luật nâng cao vai trò chủ động của ngân hàng thương mại
trong việc xử lí các khỏan nợ quá hạn. Một hệ thống pháp luật đảm bảo quyền thu hồi nợ của ngân hàng thương mại hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, cho phép giải phóng nguồn lực của xã hội ra khỏi các khu vực sử dụng yếu kém và tái phân bổ đến những khu vực sử dụng hiệu quả hơn. Thực tiễn cũng chứng minh các quốc gia thiết lập khung pháp lí về bảo vệ quyền chủ động trong việc xử lí các khoản nợ quá hạn của ngân hàng thương mại phù hợp và vận hành có hiệu quả cũng đồng thời là những quốc gia có hệ thống tài chính lành mạnh và nền kinh tế phát triển. Vì thế, pháp luật Việt Nam cần đổi mới theo hướng tạo cơ chế thuận lợi để ngân hàng thương mại linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hồi khoản nợ quá hạn: bán khỏan nợ, ngân hàng thương mại chủ động xử lí tài sản đảm bảo, quyền yêu cầu trích lương của khách hàng để trả nợ vay…
Thứ ba, pháp luật đấu tranh và phòng chống một cách có hiệu quả những
hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong q trình cấp tín dụng và giám sát sử dụng vốn vay. Có rất nhiều lí do để phát sinh một khỏan nợ quá hạn, trong đó, có cả sự “lừa đảo” của khách hàng, hoặc có sự “bắt tay” giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng. Hình sự hóa quan hệ dân sự là không tốt. Tuy nhiên, pháp luật cần thiết có những qui định nâng cao tính chịu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và giám sát q trình sử dụng vốn vay.
Thứ tư, pháp luật ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực trong q trình xử lí
các khỏan nợ quá hạn. Để thu hồi một khoản nợ q hạn địi hỏi có sự phối hợp giữa ngân hàng thương mại với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: cơng an, tòa án, thi hành án, cơ quan bảo hiểm xã hội, các cá nhân, tổ chức nơi khách hàng làm việc … Trong quá trình này, ngân hàng thương mại nhận được sự giúp đỡ nhưng cũng khơng ít trường hợp, ngân hàng thương mại bị nhũng nhiễu, bị từ chối những yêu cầu hợp pháp để phục vụ công tác thu hồi nợ như: xác minh địa chỉ, xác minh thu nhập hay thơng tin về tài sản của con nợ… Vì thế, pháp luật qui định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi cán bộ làm việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy nhà nước. Nhờ đó, các hiện tượng lạm quyền, tham nhũng, vô trách nhiệm … của đội ngũ cơng chức, viên chức nhà nước có liên quan đến q trình thu hồi nợ dễ dàng được phát hiện và loại trừ.
Thứ năm, pháp luật tạo khung pháp lí để phát triển thị trường mua bán nợ
theo hướng khuyến khích các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động mua bán nợ, pháp luật qui định những quyền hạn đặc biệt để công ty quản lí nợ và khai thác tài sản xử lí những khoản nợ quá hạn trong thời hạn sớm nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò pháp luật trong xử lí nợ quá hạn tại các
ngân hàng thương mại của Việt Nam
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các qui định về phân loại nhóm nợ đối với các khoản
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Theo qui định pháp luật, một khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào nhóm hai đến nhóm năm. Trong q trình trả nợ theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại thì khoản nợ này sẽ được phân vào nhóm một - nợ đủ tiêu chuẩn theo điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Theo đó, khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại thì ngân hàng thương mại có thể phân loại vào nhóm một. Như đã phân tích, thực tế cho thấy qui định này không rõ ràng và hiện có nhiều cách nghĩ khác nhau và qui định này chỉ đúng khi ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại nợ đi kèm với phân thành các kì trả nợ vốn. Qui định này khơng cịn chính xác đối với khoản vay ngắn hạn, trong đó, gốc và lãi trả khi đáo hạn, khơng có phân kì trả nợ. Vì thế, nhằm áp dụng thống nhất theo qui định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, chúng tôi đề nghị cần có những hướng dẫn cụ thể và chi tiết về qui định này.
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các qui định về lãi suất nợ quá hạn
Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam tồn tại hai qui định khác nhau về lãi suất nợ quá hạn. Đó là khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 11 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
Theo chúng tôi, cả hai qui định trên đều thống nhất đưa ra chế tài lãi suất nợ quá hạn để tính lãi đối với khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, thực tế khơng có căn cứ để thực hiện theo khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005.
Hiện nay, Chính phủ đã có Tờ trình số 23/TTr- CP ngày 25/03/2008 về việc sửa đổi một số điều của Bộ luật dân sự năm 2005 liên quan đến lãi suất huy động vốn, cho vay của tổ chức tín dụng và một số qui định khác liên quan đến việc áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đã đề nghị sửa đổi khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với
nợ quá hạn theo lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất tại hợp đồng, trường hợp các bên khơng thỏa thuận thì lãi đối với nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tại hợp đồng ”.
Chúng tôi cho rằng đề xuất của Chính phủ là phù hợp với thực tế. Vì, qui định này vừa có tính răn đe vừa chế tài hợp lý để tính lãi suất nợ quá hạn. Căn cứ để tính lãi suất nợ quá hạn là lãi suất tại hợp đồng.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng
Từ thực tiễn xử lí nợ tại các ngân hàng thương mại, chúng tôi nhận thấy khả năng thu hồi nợ của khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo là khá cao, nhưng đối với những khoản nợ quá hạn tín chấp thật khó xử lý, đặc biệt khó khăn khi khách hàng cố tình lẩn trốn ngân hàng thương mại: thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, điện thoại … Đồng thời, theo qui định của pháp luật: thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cơng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm50. Vì thế, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, ngân hàng thương mại chọn giải pháp cuối cùng là khởi kiện. Đối với những trường hợp này, ngân hàng thương mại chỉ có thể lựa chọn nơi khởi kiện theo điểm a khoản 1 Điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể yêu cầu tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Và tiểu mục 8.6 của Nghị quyết 02/2006/NQ- HĐTP đã hướng dẫn tòa án các cấp giải quyết vấn đề bị đơn cố tình lẩn tránh thì tịa án các cấp thụ lí và giải quyết theo thủ tục chung. Đây là những qui định tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thương mại khởi kiện khách hàng khi khách hàng cố tình dấu địa chỉ. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng thương mại đã bị từ chối thụ lí vụ án. Vì thế, chúng tơi kiến nghị tịa án các cấp thực hiện thụ lí vụ án theo đúng qui định pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng thương mại.
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án
Quá trình thu hồi những khoản nợ quá hạn là quá trình lâu dài từ giai đoạn đôn đốc nợ, khởi kiện đến thi hành án. Mặc dù, đã có bản án quyết định có hiệu lực của tịa án nhưng hầu hết các khách hàng không tự nguyện thực hiện bản án, quyết định có hiệu lực của tịa án. Vì thế, ngân hàng thương mại buộc phải thực hiện biện pháp yêu cầu thi hành án.
Trong q trình này, ngân hàng thương mại gặp khơng ít khó khăn như:
Thứ nhất, cơ quan thi hành án yêu cầu ngân hàng thương mại phải chứng
minh thông tin về tài sản và điều kiện của người phải thi hành án ngay từ lúc nộp đơn yêu cầu. Nếu trong hồ sơ, yêu cầu thi hành án khơng có chứng cứ, chứng minh thông tin về tài sản và điều kiện thi hành án của người khách hàng thì thi hành án từ chối nhận đơn. Trong khi đó, điểm d khoản 1 Điều 31 Luật thi hành án qui định về nội dung chính của đơn thi hành án, chỉ quy định đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Yêu cầu này sẽ thực hiện dễ dàng đối với những khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo nhưng sẽ là yêu cầu khó thực hiện đối với những khoản nợ quá hạn là tín chấp. Vấn đề này đã được giải quyết tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự nhưng vẫn không được thực hiện trên thực tế. Từ thực tiễn trên, chúng tôi kiến nghị Tổng Cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn cụ thể việc nộp và nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự.
Thứ hai, nhằm nâng cao hiệu quả biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của
người phải thi hành án theo Điều 78 của Luật thi hành án dân sự địi hỏi có sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức nơi khách hàng làm việc và đặc biệt là sự hỗ trợ từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Điều 177 của Luật thi hành án dân sự đã qui định trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc cung cấp các thông tin đúng và đủ về các khoản thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện nghiêm chỉnh quyết định khấu trừ thu nhập của Chấp hành viên. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản nào từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp về vấn đề này. Từ thực tiễn trên, chúng tơi thiết nghĩ, cần có văn bản hướng dẫn về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc hỗ trợ công tác thi hành án.
3.2.5. Giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một định chế đặc biệt và là cơng cụ hữu ích để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế do bị ảnh hưởng của nợ quá hạn, thực hiện chức năng lành mạnh hóa tài chính của hệ thống ngân hàng. Những cơng ty này thực hiện chức năng quản lí và xử lí các khoản nợ khó địi của ngân hàng thương mại và của các doanh nghiệp thông qua nghiệp vụ mua bán nợ, tái cơ cấu khoản vay, chuyển khoản nợ thành giá trị vốn góp vào doanh nghiệp …
Những điều kiện để phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam là mơi trường pháp lí thuận lợi, đội ngũ nhân lực thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ. Về mơi trường pháp lí, cần có cơ chế, chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lí nợ của ngân hàng thương mại. Theo đó,
pháp luật qui định những thẩm quyền đặc biệt cho cơng ty quản lí nợ và khai thác sản và cơ chế đảm bảo thực hiện những thẩm quyền đặc biệt sau:
- Quyền được yêu cầu cung cấp các thông tin và hồ sơ của con nợ từ các cơ quan quản lí nhà nước như: cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, phòng (sở) tài nguyên và môi trường …
- Quyền tuyên bố phong tỏa đối với những khoản nợ và tài sản thu được để ngăn cản các bên cho vay khác thực hiện thanh lí đối với tài sản.