2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng
2.2.4. Áp dụng pháp luật về lãi suất nợ quá hạn
Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam có hai căn cứ pháp lí để tính lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ quá hạn. Đó là khỏan 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN và khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Ở đây, chúng tôi đưa ra một số thực tiễn áp dụng lãi suất nợ quá hạn tại một vài ngân hàng thương mại. Trước hết, chúng ta xem xét thực tiễn áp dụng qui định này tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (sau đây viết tắt là ACB).
Theo Điều 2 Hợp đồng tín dụng ngắn hạn qui định: lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Điều 3 Hợp đồng này đề cập đến thời hạn trả nợ, theo đó, thời điểm bên vay bắt đầu trả lãi là 01 tháng kể từ ngày nhận tiền vay lần đầu và khoảng thời gian để trả nợ là 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ. Ngày đầu tiên là ngày đến hạn trả nợ theo Hợp đồng tín dụng, ngày cuối cùng là ngày thứ 10 kể từ ngày đầu tiên. Đồng thời, Điều 12 qui định về việc chuyển nợ quá hạn và tính lãi quá hạn cụ thể như sau: “Khi đến ngày trả lãi theo các kì hạn đã thỏa thuận, nếu bên vay không trả lãi đúng hạn và không được ACB cơ cấu lại thời hạn trả nợ lãi thì tồn bộ dư nợ gốc của khoản vay đó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất vay trong hạn qui định trong hợp đồng này. Bên vay phải chịu phạt chậm trả lãi vay tính trên số tiền lãi vay chậm trả và số ngày chậm trả với lãi suất phạt theo công thức sau:
Số tiền phạt = số tiền lãi chậm trả x lãi suất phạt (150% lãi suất vay trong hạn) x số ngày chậm trả /30
Khoản 3 trong Điều 12 của Hợp đồng tín dụng ghi rõ: “Trong trường hợp ACB thu hồi nợ trước hạn các khoản nợ vay chưa đến hạn thanh toán của bên vay, sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ACB có thơng báo thu hồi nợ trước hạn mà bên vay khơng thanh tốn đủ nợ vay, tồn bộ số dư nợ gốc bị chuyển sang nợ quá hạn và chịu mức lãi suất bằng 150% lãi suất vay trong hạn ”.35
Theo quy định của ACB, hình thức cho vay ngắn hạn áp dụng phương thức trả lãi hàng kì và trả vốn khi đáo hạn. Đối với những khoản nợ này, quá 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ lãi, nếu bên vay khơng thanh tốn nợ thì ACB chuyển tồn bộ dư nợ của khoản vay đó thành nợ quá hạn và áp dụng phạt chậm trả lãi vay trên khoản nợ chậm trả, mức lãi suất phạt là 150% lãi suất trong hạn và được tính trên số ngày chậm trả.
Đồng thời, ACB áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với những khoản nợ thu hồi trước hạn mà quá hạn 30 ngày kể từ ngày ACB có thơng báo thu hồi nợ trước hạn. Lúc này, lãi suất nợ quá hạn sẽ áp dụng trên toàn bộ dư nợ gốc quá hạn. Khơng tính lãi suất nợ quá hạn trên khoản tiền lãi quá hạn.
Đối với phương thức cho vay trả góp, ACB thỏa thuận với khách hàng về lãi suất nợ quá hạn và thời điểm áp dụng lãi suất nợ quá hạn: “Ngay khi đến hạn trả nợ gốc theo các kì hạn/kết thúc thời hạn cho vay, nếu bên vay không trả hết số dư nợ gốc phải trả đúng hạn và khơng được ACB điều chỉnh kì hạn/gia hạn nợ gốc thì tồn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất như sau:
- Đối với phần dư nợ gốc của kì hạn chưa đến hạn trả nợ nhưng đã chuyển sang nợ quá hạn thì áp dụng mức lãi suất vay trong hạn.
- Đối với phần dư nợ gốc của kì hạn mà bên vay khơng trả đúng thì áp dụng mức lãi suất quá hạn như sau:
+ Trường hợp bên vay không trả đúng hạn 01 (một) kì hạn trả nợ: Mức lãi suất quá hạn được tính kể từ khi kết thúc khoảng thời gian 10 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn.
+ Trường hợp bên vay khơng trả đúng hạn 02 (hai) kì hạn trả nợ trở lên: Mức lãi suất quá hạn của kì hạn thứ hai trở đi được tính từ ngày thứ 02 của khoảng thời gian 10 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn ”36. Như vậy, theo Hợp đồng tín dụng này, một khoản nợ trả góp sẽ được chuyển sang nợ quá hạn khi tiền vốn bị trễ hạn 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ
35 Mẫu QF - A5.3/PC - 03.09, tài liệu nghiệp vụ tín dụng của ACB – Tài liệu lưu hành nội bộ. 36 Mẫu QF - A5.3/PC - 03.09, tài liệu nghiệp vụ tín dụng của ACB – Tài liệu lưu hành nội bộ.
và ACB bắt đầu tính lãi nợ quá hạn đối với khoản vay này. Theo đó, đối với phần dư nợ gốc q hạn thì áp dụng mức lãi suất quá hạn. Đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn chưa đến hạn nhưng đã chuyển nợ quá hạn thì áp dụng mức lãi suất vay trong hạn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn.
Theo chúng tôi, qui định về lãi suất nợ quá hạn, thời điểm tính lãi suất nợ quá hạn theo các hợp đồng tín dụng của ACB đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ thông qua việc qui định khoảng thời gian để khách hàng trả nợ là 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ. Hợp đồng tín dụng của ACB qui định này cũng rất cụ thể, trong khi đó, những qui định pháp luật về áp dụng lãi suất nợ quá hạn không hướng dẫn cụ thể trường hợp khách hàng trễ hạn từ hai kỳ hạn trả nợ trở lên.
Một thực tiễn nữa về chuyển nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn được qui định trong Hợp đồng tín dụng (cho vay cá nhân) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (sau đây viết tắt là Eximbank). Theo Điều 3 của Hợp đồng tín dụng này: nợ gốc và nợ lãi được trả vào ngày … của tháng (ngân hàng thỏa thuận với bên vay lựa chọn một trong những ngày sau đây trong tháng để trả nợ gốc: từ ngày 01 đến ngày 20). Trường hợp bên vay khơng thanh tốn nợ đúng hạn khoản vay được chuyển sang nợ quá hạn và chịu lãi suất quá hạn trên vốn gốc và phạt chậm trả trên lãi vay. Cụ thể như sau:
- “Đối với phần dư nợ gốc của kì hạn mà bên vay khơng trả đúng hạn thì áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Đối với phần dư nợ gốc của kì hạn chưa đến hạn trả nợ nhưng đã chuyển nợ quá hạn thì áp dụng mức lãi suất trong hạn.”37
- Đối với lãi chậm trả, khách hàng phải chịu phạt lãi chậm trả như sau: “Số tiền phạt lãi chậm trả = số tiền lãi chậm trả x lãi suất phạt (150% lãi suất trong hạn) x số ngày chậm trả /30 (360 nếu lãi suất vay là lãi suất năm).”
Theo qui định trên, tại Eximbank, một khoản vay sẽ chuyển sang nợ quá hạn ngay sau ngày đến hạn trả nợ mà bên vay không trả được nợ. Khi đó, Eximbank sẽ áp dụng lãi suất nợ quá hạn trên số tiền chậm trả. Theo qui định của pháp luật về thời điểm áp dụng lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng tín dụng của Eximbank là đúng. Tuy nhiên, qui định này không tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán nợ vay.
Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (sau đây viết tắt là Agribank) qui định: “ ngày trả nợ là ngày … hàng
tháng” và lãi suất nợ quá hạn, thời điểm áp dụng lãi suất nợ quá hạn: “Khi đến kì hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu bên B khơng có khả năng trả nợ đúng hạn gốc, lãi và khơng được điều chỉnh kì hạn trả nợ hoặc không được gia hạn nợ gốc, lãi thì bên A sẽ chuyển tồn bộ số dư nợ thực tế sang nợ quá hạn và bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi ban đầu”38. Theo quy định của Hợp đồng tín dụng này, Agribank sẽ chuyển nợ quá hạn khoản vay ngay khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, quy định về áp dụng lãi suất nợ q hạn của Agribank cịn phải bàn thêm. Đó là, “bên A sẽ chuyển tồn bộ số dư nợ thực tế sang nợ quá hạn và bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi ban đầu”39.
Chúng tôi cho rằng, việc diễn đạt qui định về tính lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng tín dụng chưa chính xác. Thuật ngữ “lãi ban đầu” gây nên sự khó hiểu vì trên thực tế, trong quan hệ tín dụng chúng ta biết đến lãi suất và tiền lãi. Theo chúng tôi, thuật ngữ này nên được diễn đạt là “lãi suất trong hạn” hoặc “lãi suất vay ban đầu”. Đọc qui định này, chúng tơi hiểu rằng, Agribank sẽ tính lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay ban đầu trên toàn bộ dư nợ thực tế được chuyển sang nợ quá hạn. Dư nợ thực tế được chuyển sang nợ quá hạn = dư nợ gốc đã đến hạn nhưng khách hàng chưa trả cộng dư nợ gốc chưa đến hạn. Theo khoản 2 Điều 11 của Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN, lãi suất nợ quá hạn được áp dụng trên dư nợ gốc quá hạn và đối với phần dư nợ chưa đến hạn nhưng phải chuyển sang nợ quá hạn do vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc thì áp dụng lãi suất trong hạn. Do đó, chúng tơi cho rằng thỏa thuận tại Điều 2 Hợp đồng tín dụng của Agribank không phù hợp với qui định của pháp luật, cụ thể là Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN.
Trên đây là một số thực tiễn áp dụng qui định pháp luật về thời điểm chuyển nợ quá hạn; mức lãi suất nợ quá hạn và thời điểm áp dụng lãi suất nợ quá hạn tại một số ngân hàng thương mại. Chúng tôi nhận thấy hầu hết các ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng về mức lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn. Như vậy, các ngân hàng thương mại đã áp dụng theo khoản 2 Điều 11 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN để làm căn cứ pháp lí áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khỏan nợ gốc quá hạn. Theo qui định pháp luật hiện nay, khơng tính lãi quá hạn trên khoản nợ lãi quá hạn, tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại vẫn thỏa thuận với khách hàng và qui định về việc phạt chậm trả đối với nợ lãi quá hạn. Mức phạt
38 Điều 2 - Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 39 Điều 2 - Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
này được tính như sau: nợ lãi quá hạn x lãi suất phạt (150% lãi suất trong hạn x số ngày chậm trả). Đây là một cách “lách luật” của các ngân hàng thương mại. Thay vì qui định là lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ lãi quá hạn, các ngân hàng thương mại qui định chế tài “phạt chậm trả”. Trên thực tế, theo cách tính phạt chậm trả lãi vay như trên khơng khác gì áp dụng chế tài “lãi suất nợ quá hạn” đối với khỏan nợ lãi trễ hạn.
Áp dụng pháp luật về lãi suất nợ quá hạn trong xét xử. Hiện nay, thực tiễn xét xử tại các tòa án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thường có những phán quyết khác nhau về lãi suất nợ quá hạn trong tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Nhiều tòa án áp dụng khoản 2 Điều 11 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN để làm căn cứ pháp lí áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khỏan nợ gốc quá hạn. Nghĩa là, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Tuy nhiên, một số tòa án đã đưa ra những quyết định khác.
Ví dụ, Bản án số 162/2009/DS-ST ngày 16/07/2009 của Tòa án nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh về việc “tranh chấp về Hợp đồng dân sự vay tài sản” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Á Châu và bị đơn là ông Nguyễn Tuyển Quang. Theo đó, Hội đồng xét xử đã căn cứ vào điều 4, 5, 7, 9, 11, 13, 121, 122, 124, 283, 286, 290, 292, 302, 305, 388, 389, 401, 404, 405, 412, 422, 424, 426 Bộ luật dân sự năm 2005; Qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tuyên xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn và “kể từ ngày nguyên đơn có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chưa giao trả đủ số tiền trên, thì hàng tháng bị đơn cịn phải trả thêm cho nguyên đơn số tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán”. Như vậy, bị đơn chỉ phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ và thời gian phát sinh nghĩa vụ này là kể từ ngày nguyên đơn nộp đơn yêu cầu thi hành án.
Từ thực tiễn xét xử trên, chúng tôi thấy rằng quyết định của Hội đồng xét xử không phù hợp với qui định pháp luật.
Thứ nhất, về căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn. Đây là vụ án về tranh chấp
hợp đồng vay tài sản, theo đó, Tịa án nhân dân Quận 12, TP. Hồ Chí Minh phải áp dụng khỏan 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005 để làm căn cứ quyết định về mức lãi suất nợ quá hạn. Ở đây, Tòa án nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 305 của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ
chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán”.
Thứ hai, về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả lãi nợ quá hạn. Theo bản án “kể từ ngày nguyên đơn có có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bị đơn chưa giao trả đủ số tiền trên” là không phù hợp với thực tiễn vay vốn và qui định của pháp luật. Vì, trong vay vốn lãi suất được tính từng ngày và từ ngày tuyên án đến ngày nguyên đơn nộp đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền ít nhất mất 15 ngày - thời hạn để bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trong khoản thời gian này bị đơn không phải trả lãi vay là không phù hợp với thực tiễn vay vốn.
Thông tư liên tịch số 01/TT-LT ngày 19/06/1997 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính hướng dẫn xét xử và thi hành án về tài sản qui định: “Đối với các khoản tiền vay, gửi tài sản ở ngân hàng, tổ chức tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước qui định… Bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh tốn số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi kể từ ngày giao dịch cho đến khi thi hành án xong theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định”40. Vậy, thời điểm bắt đầu tính tiền lãi trong giao dịch vay tài