2.1. Tình hình và nguyên nhân nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại của
2.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan gây nên nợ quá hạn xuất phát từ phía khách hàng vay vốn và ngân hàng thương mại.
Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay vốn là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên nợ quá hạn cho ngân hàng. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay; khả năng quản lí kinh doanh kém, tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, khách hàng cố tình lừa đảo… là những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có phương án kinh doanh cụ thể khả thi, nhưng gần đây, những vụ việc sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng vẫn xảy ra và để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Khả năng quản lí kinh doanh kém, qui mơ kinh doanh mở rộng quá lớn so với năng lực quản lí là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành cơng thực tế. Sự phá sản của phương án kinh doanh khiến doanh nghiệp, người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng.
Qui mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỉ lệ nợ trên vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế tốn vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn ln xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để hạn chế nợ quá hạn.
Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng thương mại xuất phát đầu tiên từ công tác kiểm tra nội bộ tại các ngân hàng thương mại hiện còn lỏng lẻo. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thương mại hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “phanh” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả.
Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ có khả năng dẫn đến những khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Thực tế, một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng thương mại, có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm hồ sơ giả, nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để nâng hạn mức vay.
Đạo đức của cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại.
Hiện nay việc giám sát và quản lí sử dụng vốn vay khơng được ngân hàng thương mại chú trọng. Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lí một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra cơ hội kinh doanh mới và mở rộng qui mô kinh doanh. Tuy nhiên thời gian qua các ngân hàng thương mại chưa thực hiện tốt công tác này. Kết quả của hiện tượng khơng giám sát quản lí sau khi cho vay dẫn đến
việc khơng nắm sát tình hình tài chính của khách hàng, khơng tư vấn cho khách hàng khi họ gặp khó khăn về tài chính… dẫn đến việc phát sinh nợ quá hạn và thậm chí là nợ khó địi.
Nợ quá hạn có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phịng chống, xử lí nợ q hạn có thể nằm trong khả năng của các ngân hàng thương mại nhưng cũng có những biện pháp vượt ngồi khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế Việt Nam. Trong phạm vi khả năng của ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, từ lúc xem xét cho vay cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay đúng mục đích từ khi giải ngân đến khi thanh lí khoản vay.