2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng
2.2.5.4. Biện pháp bán khoản nợ để thu hồi nợ
Mặc dù, đã có hành lang pháp luật về việc bán khoản nợ của các tổ chức tín dụng nhưng việc mua bán khoản nợ này ở Việt Nam không phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng trực thuộc Bộ Tài chính (sau đây viết tắt là DATC) thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ. Từ khi thành lập vào năm 2003 đến nay, DATC thực hiện việc mua bán nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Trả lời phỏng vấn của báo Đầu tư chứng khoản, ông Phạm Thanh Quang - Tổng giám đốc DATC cho biết: “Từ cuối năm 2007, DATC đã kết hợp chặt chẽ với khối ngân hàng thương mại nhà nước như VCB, BIDV, Agribank, Vietinbank để giúp xử lí dứt điểm một số khoản nợ xấu khá lớn của các ngân hàng này. DATC đã giúp các ngân hàng này cắt giảm được tỉ lệ nợ xấu, lành mạnh lại một phần tín dụng để củng cố tốt cho q trình hội nhập và chuyển đổi cổ phần hóa của các ngân hàng này”47. Tuy nhiên, hoạt động của DATC mới chỉ tập trung xử lí nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
45
“Nợ tồn đọng - Nguyên nhân gây cản trở cổ phần hóa doanh nghiệp” ,
http://www.visalco.com.vn/webplus/viewer.asp?pgid=3&aid=260
46
Đỗ Hồng, Xử lý nợ tồn đọng trong hệ thống Ngân hàng thương mại: Những vướng mắc cần được tháo
gỡ , http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=11513
47
Ngọc Trâm, “Kinh doanh nợ là chiến lược đầu tư dài hạn”,
Trong năm 2001 các cơng ty quản lí nợ và khai thác tài sản ra đời trực thuộc ngân hàng thương mại, lần lược ra đời, nhằm xử lí, mua bán nợ quá hạn của ngân hàng. Tại các công ty này đã tiến hành nhiều biện pháp để xử lí nợ, như: bán tài sản đảm bảo, tái cơ cấu cơng ty, chứng khốn hóa cơng ty, phá sản… Nhưng hiện nay, phần lớn cơng ty quản lý nợ vẫn chỉ có cách làm truyền thống là xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nếu không thu hồi nợ được thì khởi kiện. Nói chung, ngân hàng khơng thể chủ động xử lí tài sản đảm bảo mà khơng có sự can thiệp của tịa án. Thực tiễn, từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế một vụ ít nhất mất 2 năm, trung bình là từ 8 đến 9 năm. Theo Ông Nguyễn Duy Hưng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA): “số vụ khởi kiện để thu hồi nợ của ACBA chiếm khoản 40% trong tổng số hồ sơ nợ quá hạn mà công ty này tiếp nhận. Biết kiện mất chi phí nhưng vẫn phải kiện, phải lấy tun bố của tịa án, ngân hàng mới hạch tốn được”48.
Nhận xét về thị trường mua bán nợ của Việt Nam, ông Alexander Nguyễn - Phó Tổng giám đốc thường trực Ngân hàng Liên Việt cho biết: “Ở Việt Nam việc mua bán nợ chỉ mới bắt đầu hình thành, chưa phát triển mạnh thành một thị trường sôi động với nhiều thành phần kinh tế tham gia”49. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thị trường mua bán nợ của Việt Nam không phát triển. Mua bán nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro, những chủ thể tham gia vào thị trường này phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ khi con nợ mất khả năng thanh toán, phá sản. Đội ngũ nhân lực thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ chưa đáp ứng nhu cầu cơng việc về kỹ năng phân tích tài chính, quản lý doanh nghiệp trong quá trình cơ cấu lại khoản nợ.
48
Hồng Sương (2009), “Đành ôm nợ xấu”,
http://www.sgtt.com.vn/detail44.aspx?newsid=14394&fld=HTMG/2006/1122/14394
49
Thảo Trang (2009), “Mua bán nợ xấu ngân hàng, tại sao không?”,
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA
VIỆT NAM