Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hải quan thành phố hà nội trong thời gian tới (Trang 63 - 118)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lượng

nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế:

Qua kinh nghiệm các nước trong việc phát triển nguồn nhân lực, chúng ta thấy rõ ràng rằng nguồn nhân lực đóng một vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của chính ngành đó. Nhất là ngành Hải quan, bởi vì hiệu quả của việc quản lý và nâng cao nguồn nhân lực chính là chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Hải quan mang tính chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bài học kinh nghiệm rút ra là:

- Nhà nước phải ban hành đầy đủ và thống nhất các văn bản pháp quy trong vấn đề tuyển chọn, sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Các nước đều có chung nhận thức là hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong bộ máy quản lý thuộc Chính phủ đều do năng lực và tư chất của công chức nhà nước quyết định. Năng lực và tư chất con người là do giáo dục đào tạo quyết định. Do vậy, phải luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức.

- Phải thực hiện thi tuyển công khai, minh bạch mang tính cạnh tranh cao giữa các ứng cử viên. Đồng thời xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức ngay từ khi mới tuyển dụng. Việc bố trí công tác sau tuyển dụng phải hợp lý, phù hợp với trình độ năng lực của từng công chức theo chuyên môn được đào tạo, nhằm giúp họ phát huy khả năng, năng lực của mối bản thân. Quy định các tiêu chuẩn đối với từng loại công chức, từ đó xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo theo chức danh công chức.

- Cần đặc biệt lưu ý đến nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu. Được bảo đảm việc làm với những ưu đãi cũng như thu nhập tương xứng,để công chức yên tâm công tác. Giáo dục cho mọi công chức nêu cao ý thức

tự giác học tập suốt đời, các nước coi việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung là công việc bắt buộc, là phần thưởng đối với công chức khi được đề bạt chức vụ cao hơn.

- Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy hợp lý, gọn nhẹ, hiệu quả theo từng giai đoạn phát triển với chiến lược cụ thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức phải luôn được quan tâm thường xuyên và thực hiện đều đặn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC HẢI QUAN HÀ NỘI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Tổng quan về Hải quan Hà Nội

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Hải quan Hà Nội.

Hải quan thành phố Hà Nội được thành lập ngày 02/04/1955 theo quyết định số 34/BCT-ND-KB của Bộ Công thương. Ngày 22/06/1955, Bộ Công thương lại có Nghi định số 154/ BCT-ND- KB sát nhập Hải quan Hà Nội vào Sở Hải quan Trung Ương. Tới ngày 03/08/1985, Hải quan Hà Nội được thành lập lại theo quyết định số 101/ TCHQ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Tổ chức ban đầu có 170 người, chia làm bốn phòng chức năng và bốn đơn vị Hải quan, với nhiệm vụ chính là quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quy định tại điều I, Nghị định 139/ HDBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, tổ chức bộ máy của Hải quan đã không ngừng được kiện toàn, củng cố. Theo Nghị định số 16/ CP ngày 17/03/1994 của Chính phủ, Quyết định số 91/ TCHQ- TCCB ngày 01/06/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Hải quan thành phố Hà Nội được đổi tên là: Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.

Ngay từ những ngày đầu đổi mới, Hà Nội đã lập tức triển khai các hoạt động thu hút đầu tư, liên kết thương mại. Với lợi thế là trung tâm chính trị của cả nước, Hà Nội nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của quốc tế. Kể từ khi mở cửa đất nước cho tới giai đoạn 1997- thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á, Hà Nội luôn đạt mức tăng trưởng khá. Tới đầu những năm 2000 cho tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Hà Nội luôn là một trong hai trung tâm của cả nước về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay số lượng và quy mô các dự án đầu tư vào Hà Nội đang có

dầu hiệu chậm lại, và do vậy vai trò của Hải quan trong việc cải cách hành chính, tạo thông thoáng cho các thu tục hải quan lại càng được đặt ra cấp thiết.

Để có thể hoàn thành được trọng trách này, một trong những việc mà ngành Hải quan cần làm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực sẽ là một trong những đòn bẩy quan trọng để Hải quan thành phố đạt được những mục tiêu của mình.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP Hà Nội

2.1.2.1. Vị trí và chức năng

Cục Hải quan TP Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý Nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Cục Hải quan TPHà Nội có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động gồm:

+ Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển của khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật;

+ Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng tổng cục Hải quan;

+ Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phòng, chống ma tuý trong địa bàn phậm vị hoạt động;

+ Tổ chức thực hiện phápluật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

+ Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quả lý của Cục Hải quan TP Hà Nội theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao

- Thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sưng các quy định của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục.

- Tổ chức triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại và hoạt động của Cục hải quan TP Hà Nội.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hướng dẫn giải thích các vấn đề thuộc phạm vị quản lý của Cục hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hớp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết đánh giái tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bối dưỡng cán bộ công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý sử dụng phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và kinh phái hoạt động của Cục theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan TP Hà Nội

Hiện nay, Cục Hải quan thành phố Hà Nội bao gồm tổng số là 909 các bộ, công chức; Có 12 phòng ban khối tham mưu và 13 chi cục thành viên.

Phó cục trưởng Cục trưởng Văn phòng Phòng TCCB Phòng TVQT Phòng Thanh tra Phòng GSQL về HQ Phòng Thuế XNK Phòng QLRR Phòng CBN& XLVP Trung tâm DL & CNTT Đội KSHC Đội KS PCMT Chi cục KTSTQ Chi cục NB Chi cục ĐTGC Chi cục GL Chi cục BTL Chi cục BĐ Chi cục GT Chi cục ĐS Chi cục HT Chi cục VP Chi cục PT Chi cục TS Chi cục BN

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Các đơn vị tham mưu giáu Cục trưởng cục Hải quan TP Hà Nội 1. Văn phòng

2. Phòng Tổ chức Cán bộ ;

3. Phòng Giám sát quản lý về hải quan; 4. Phòng Thuế xuất nhập khẩu;

5. Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm; 6. Phòng Quản lý rủi ro;

7. Phòng Thanh tra; 8. Phòng Tài vụ quản trị

9. Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin; 10. Đội kiểm soát hải quan.

11. Đội kiểm soát phòng chống ma tuý

12. Chi cục Hải quan Kiểm tra sau thông quan

Khối các đơn vị chi cục hải quan Cửa khẩu và tương đương Tổng số 13 chi cục

1. Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội bài (gồm 8 đội và 2 tổ kiểm soát hải quan);

2. Chi cục Hải quan Bưu điện TP Hà Nội (gồm 4 đội); 3. Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (gồm 5 đội);

4. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công (gồm 4 đội); 5. Chi cục Hải quan Gia Lâm (gồm 3 đội)

6. Chi cục Hải quan Gia Thuỵ (gồm 3 đội)

8. Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (gồm 5 đội) 9. Chi cục Hải quan Phú Thọ (gồm 2 đội);

10. Chi cục Hải quan Bắc Ninh (gồm 4 đội); 11. Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc (gồm 4 đội); 12. Chi cục Hải quan Hà Tây (gồm 4 đội); 13. Chi cục Hải quan ICD Tiên Sơn (gồm 2 đội)

2.2. Hiện trạng chất lượng nhân lực của Cục Hải quan TP Hà Nội

2.2.1. Hiện trạng về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ

Theo yêu cầu của đổi mới, hiện đại hóa ngành Hải quan thì lực lượng công chức, nguồn nhân lực của ngành phải đáp ứng được số lượng, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng. Cụ thể, nguồn nhân lực phải có đủ trình độ, hiểu biết sâu rộng, có đủ trình độ ngoại ngữ, tin học và làm chủ được các trang thiết bị ngày càng hiện đại. Trình độ hiện tại của cán bộ công chức ngành Hải quan Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Thực trạng trình độ văn hóa cán bộ công chức Hải quan thành phố Hà Nội

Trình độ Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

Số lượng 27 695 39 44 97

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Hà Nội, 2011.

Nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, Cục Hải quan TP Hà Nội trong thời gian qua đã thường xuyên phối hợp với các trường đại học: Đại học Ngoại Thương; Học viện Tài chính kế toán... để tổ chức các lớp đào tạo hoàn chỉnh kiến thức cho cán bộ, công chức và hơn nữa thường xuyên động viên, khuyến khích cán bô, công chức chủ động tự đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

Biểu đồ 2.1: Thực trạng trình độ văn hóa cán bộ công chức Hải quan thành phố Hà Nội.

Nếu so sánh với trình độ nhân lực của Cục Hải quan Hà Nội năm 2006, chúng ta sẽ thấy có một sự khác biệt lớn, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: So sánh trình độ văn hóa CBCC Cục Hải quan Hà Nội năm 2006 và 2011.

Trình độ Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

Năm 2006 16 518 100 82 33

Năm 2011 27 695 39 44 97

Nhìn trên biểu đồ, ta thấy có sự phân hóa rõ rệt của nguồn nhân lực ở Cục Hải quan Hà Nội.

Biểu đồ 2.2: So sánh trình độ nguồn nhân lực của Cục Hải quan Hà Nội năm 2006 và 2011.

Biểu đồ cho thấy có sự dịch chuyển lớn về trình độ nguồn nhân lực của Cục Hải quan Hà Nội trong giai đoạn 2006 -2011, số lượng cán bộ có bằng Đại học đã tăng rất mạnh, và số lượng trên Đại học cũng tăng lên đáng kể. Số lượng người có bằng Cao đẳng, Trung cấp ít dần đi, tuy nhiên số lượng chưa có bằng cấp lại tăng lên, chủ yếu là trong lĩnh vực hợp đồng ngắn hạn. Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.

2.2.2. Hiện trạng cán bộ quản lý

Tính tới thời điểm 6/2011, Cục Hải quan Hà Nội có tổng số cán bộ lãnh đạo là 261 người. Cơ cấu cụ thể được trình bày trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Hiện trạng cán bộ quản lý. Cấp cán bộ Lãnh đạo Cục Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Trưởng phòng Phó trưởng phòng Đội trưởng Đội phó Số lượng 5 14 47 12 22 54 108

Nguồn: Cục Hải quan Hà Nội, 2011.

Biểu đồ 2.3: Hiện trạng cán bộ quản lý.

So với năm 2006, thực trạng cán bộ của Cục Hải quan Hà Nội đã có một số thay đổi. Bảng so sánh dưới đây cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.4: So sánh quy mô cán bộ năm 2006 và 2011.

Cấp quản lý Lãnh đạo Cục Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Trưởng phòng Phó trưởng phòng Đội trưởng Đội phó Năm 2006 6 13 42 10 20 51 102 Năm 2011 5 14 47 11 22 54 108

Biểu đồ 2.4: So sánh quy mô cán bộ năm 2006 và 2011.

Từ các bảng biểu và biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ quản lý tại Cục Hải quan TP Hà Nội từ năm 2006 đến nay, nhìn chung là có tăng nhưng tăng không đáng kế, chủ yếu tăng do thành lập thêm các Chi cục và Phòng ban.

2.2.3. Cơ cấu cán bộ theo ngạch công chức

Hiện tại, nếu phân theo ngạch bậc công chức thì cán bộ nhân viên Cục Hải quan Hà Nội có tổng cộng 9 bậc, cụ thể như sau.

Bảng 2.5. Cơ cấu cán bộ theo mã ngạch công chức.

Mã ngạch Ngạch 01001 Ngạch 08050 Ngạch 08051 Ngạch 08052 Ngạch 08053 Ngạch 13.095 Ngạch 13.096 Ngạch 01.008 Ngạch 01.010 Số lượng 1 137 530 54 18 23 14 07 01

Nguồn: Cục Hải quan Hà Nội, 2011.

Ghi chú: Mã ngạch công chức Hải quan: Kiểm tra viên cao cấp hải quan (08049) Kiểm tra viên chính hải quan (08050) Kiểm tra viên hải quan (08051) KTV trung cấp hải quan (08052)

Nhân viên hải quan (08053)

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu cán bộ Cục Hải quan Hà Nội theo mã ngạch công chức

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hải quan thành phố hà nội trong thời gian tới (Trang 63 - 118)