6. Đóng góp mới của đề tài
1.1.1.2. Nhiệm vụ của Hải quan:
Nói chung, Hải quan Việt nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Địa bàn hoạt động của hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài của khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động của hải quan khác theo quy định của pháp luật. Trong địa bàn hoạt động của hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Hoạt động của Hải quan Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan với các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Một là, tổ chức thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất, nhiệm vụ này bao trùm hầu như toàn bộ về các hoạt động, nghiệp vụ của ngành Hải quan. Nhiệm vụ này cũng thể hiện tính đặc thù của ngành hải quan so với các ngành khác, các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác. Thông qua nhiệm vụ này, các chính sách, các quy định của pháp luật của Nhà nước, của Bộ tài chính về hải quan được Hải quan vừa triển khai thực hiện, vừa kiểm tra giám sát theo đúng luật của Hải quan. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thì nhiệm vụ này ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong ngành Hải quan.
Hai là, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện các biện pháp ngoài địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của mỗi quốc gia khác nhau. Do đó, trong nền kinh tế thị trường vì mục đích lợi ích cá nhân, trước mắt dù ở quốc gia nào cũng đều có bọn buôn bán trái phép (buôn lậu) nhằm trốn lậu thuế, hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới. Nếu không thực hiện được nhiệm vụ này thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất hàng hoá trong nước làm mất ổn định nền kinh tế dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.
Ba là, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của Hải quan, nhiệm vụ này được quy định tài chương V của luật Hải quan hiện hành. Nhiệm vụ này làm cho các sắc thuế, luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được thực hiện một cách nghiêm minh. Đây không chỉ là luật thuế riêng của Việt Nam mà là luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của mọi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là một khoản góp phần đáng kể vào thu ngân sách của Nhà nước.
Bốn là, thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Qua tờ khai hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được kê khai đầy đủ chính xác. Điều này đóng góp phòng chống được các hiện tượng tiêu cực về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu. Các thông tin này được báo cáo đầy đủ cho các cơ quan quản lý hữu quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Năm là, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.
Đây là nhiệm vụ không thể thiếu được không chỉ đối với cơ quan Hải quan mà còn đối với nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác. Nhiệm vụ này rất quan trọng là bởi vì việc thanh tra, kiểm tra sẽ giúp cho cơ quan Hải quan phát hiện, ngăn ngừa
và tránh được những hiện tượng tiêu cực xảy ra không những đối với các đối tượng, các chủ thể xuất, nhập khẩu hàng hoá mà còn đối với cả chính đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan. Điều này góp phần thực hiện đúng pháp luật về Hải quan.
Sáu là, xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ này góp phần làm cho các chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà kể cả các cán bộ, công chức ngành Hải quan phải thực hiện tốt pháp luật, chính sách của Nhà nước về Hải quan, làm lành mạnh cơ quan Hải quan và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân.
Bảy là, kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các quy định, các chính sách (kể cả luật về Hải quan) luôn cần có sự đổi mới, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện mới, và chỉ có như vậy thì các quy định, chính sách về Hải quan mới phù hợp, mới có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thúc tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Chính nhiệm vụ này đã thực hiện mục tiêu đó.