Tổ chức Hải quan, nhiệm vụ và vai trò của Hải quan:

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hải quan thành phố hà nội trong thời gian tới (Trang 31 - 32)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.1.1.Tổ chức Hải quan, nhiệm vụ và vai trò của Hải quan:

1.1.1.1. Tổ chức và chức năng của Hải quan Việt Nam:

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, ngày 10-9-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt chính phủ lâm thời ký sắc lệnh số 27 lập ra Sở Thuế quan và thuế gián thu, tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. Hải quan được thành lập nhằm quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phục vụ chính sách đối ngoại của đất nước.

Một đặc điểm nổi bật đã trở thành định hướng công tác xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển ngành Hải quan đó là phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của công tác hải quan luôn luôn bám sát và tuyệt đối trung thành với đường lối, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng và kiến thiết xây dựng đất nước của Đảng ta, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước về các lĩnh vực có liên quan đến công tác Hải quan.

Trong quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn cách mạng mới, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn trong thời kỳ Hải quan Việt Nam cũng không ngừng đổi mới về mô hình tổ chức của mình để phù hợp với tình hình mới. Nhưng nói chung mô hình tổ chức hoạt động của Hải quan Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý toàn ngành (bên cạnh đó có các Phó Tổng

cục trưởng tham mưu, giúp việc), điều hành hoạt động của hải quan các cấp, Hải quan cấp dưới phải phục tùng, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Hải quan cấp trên.

Trong tổng cục Hải quan có các cơ quan giúp việc bao gồm: các Cục, vụ, viện, thanh tra, văn phòng. Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc hoạt động theo cơ chế đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Tại các địa phương (các tỉnh, thành phố) có các Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố.

Tổng cục Hải quan Việt Nam có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực hải quan. Như vậy, về mặt tổ chức thì tổ chức hải quan là một đơn vị trực thuộc Bộ tài chính. Do đó, mọi hoạt động, giám sát về Hải quan toàn bộ đều do Bộ tài chính quy định.

Chức năng của ngành Hải quan

Chức năng chính của ngành Hải quan là thực hiện quản lý Nhà nước về hải quan và thực thi pháp luật về hải quan.

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Cục Hải quan) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hải quan thành phố hà nội trong thời gian tới (Trang 31 - 32)