6. Đóng góp mới của đề tài
1.1.1.3. Vai trò của Hải quan đối với phát triển kinh tế-xã hội:
Thứ nhất là, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Như đã phân tích ở phần nhiệm vụ của ngành Hải quan, chúng ta có thể thấy rõ nhiệm vụ chủ yếu của ngành Hải quan là kiểm tra, giám sát và thực hiện các thủ tục Hải quan đối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hải quan thực hiện quản lý Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng các quy định, chính sách của Nhà nước về hải quan. Nhiệm vụ này làm cho mọi hiện tượng tiêu cực liên quan liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá sẽ bị triệt tiêu, làm các chi phí về sản
xuất hàng hoá sẽ được tính đúng, tính đủ, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vì vậy, Hải quan sẽ tạo điều kiện cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ta với nhau ở trong nước cũng như giữa các doanh nghiệp nước ta với các doanh nghiệp ngoài nước có cơ hội cạnh tranh bình đẳng, nhưng có sự hỗ trợ để giảm chi phí thông qua buôn bán qua biên giới giữa các quốc gia. Chính sự cạnh tranh bình đẳng này đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ hiện đại, áp dụng những phương pháp tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành và thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả, tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.
Thứ hai là, góp phần thực hiện tốt chính sách thương mại quốc tế của đất nước.
Trong hoạt động ngành Hải quan, nếu hải quan thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình thì nó sẽ làm cho chính sách thương mại quốc tế thực chất là chính sách xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của đất nước được thực hiện tốt. Bởi lẽ, trong thương mại quốc tế mọi hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải qua các thủ tục hải quan. Thông qua chính sách thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích phát triển những mặt hàng thuộc thế mạnh của đất nước, đảm bảo tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần tăng thu nhập của quốc dân.
Mặt khác, thông qua Hải quan sẽ kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sẽ chống lại sự gian lận thương mại, chống buôn lậu hàng hoá bất hợp pháp tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời thông qua xuất, nhập khẩu sẽ mở rộng thúc đẩy xuất khẩu những hàng hoá là thế mạnh của nước ta, mở rộng thị trường hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Những vấn đề trên đây chính là mục đích của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba là, Hải quan góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đặc biệt và sự cạnh tranh đang ngày càng gia tăng của các nền kinh tế trên thế giới; Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương(APEC), là thành viên WTO. Cơ
quan Hải quan quản lý thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập đó, phải tuân thủ các chuẩn mực pháp lý và thông lệ quốc tế. Chính sự tương đồng về hoạt động nghiệp vụ, tính hội nhập cao đã nâng cao vai trò của Hải quan Việt Nam lên tầm quốc tế và có tiếng nói trên diễn đàn của tổ chức Hải quan thế giới. Một phần pháp luật hải quan được xây dựng bởi tổ chức Hải quan thế giới WCO dưới dạng Công ước quốc tế.
Trong những năm qua thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành Hải quan đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu để góp phần giúp đất nước đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Để một nền kinh tế phát triển trên cơ sở minh bạch,cơ chế hành chính công khai, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế, thu hút được các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Hải quan hiện nay phải đối mặt và xử lý lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng và đa dạng trong khi nguồn lực lại hạn chế. Thách thức đặt ra đối với cơ quan Hải quan là vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và hành hóa hợp pháp vừa phải đảm bảo kiểm soát, phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm hải quan, do đó góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng.