Quan niệm về nguồn nhân lực và nhân lực Hải quan:

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hải quan thành phố hà nội trong thời gian tới (Trang 37 - 41)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.1.2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và nhân lực Hải quan:

* Quan niệm về nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là một quan niệm rộng, phong phú và đa dạng được hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ và mục tiêu của người tiếp cận.

Theo Liên Hợp Quốc thì: nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

Theo tổ chức lao động quốc tế: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực, của họ được huy động vào quá trình lao động.

Theo quan niệm của kinh tế phát triển, cho rằng: Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng, đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ.

Về chất lượng, đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức và sự lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động theo quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt; số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học...

Kinh tế chính trị học cho rằng: Con người là trung tâm của nền sản xuất xã hội; trong lý thuyết về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất

hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Ở đây con người được xem từ góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội.

Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa giữa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của dân tộc, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.

- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển của các tổ chức.

Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động toàn cầu hóa đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa; nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng. Quan niệm về nguồn nhân lực như vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự tán đồng của Liên hợp quốc đối với phương thức quản lý mới.

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một "tài nguyên đặc biệt", một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Theo cách tư duy của người xưa là "dụng nhân như dụng mộc" không vì một lỗi nào đó mà thay thế, cần phải có phương pháp tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao khả năng nhận thức cũng như công việc của mỗi con

người từ đó họ có thể tiếp cận được với công việc trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy việc phát triển con người nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát riển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, lâu dài là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước.

* Quan niệm về nhân lực và nhân lực Hải quan:

Nhân lực cũng có những khái niệm khác nhau, có quan niệm cho rằng nhân lực là thể lực và trí lực của con người. “Lực” ở đây có nghĩa là bao gồm cả thể lực và trí lực, nhân ở đây chính là con người.

Theo giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân (năm 2004) do Thạc sỹ Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân chủ biên thì: nhân lực được hiểu là nguồn nhân lực của mỗi con người mà nguồn nhân lực này bao gồm cả thể lực và trí lực. Thể lực chỉ sức khoẻ, thân thể, còn trí lực chỉ sự suy nghĩ, sự hiểu biết, am hiểu, sự tiếp thu kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử, giá trị đạo đức, tác phong làm việc, lòng tin của mỗi con người.

Chúng ta có thể hiểu: Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, là toàn bộ năng lực về thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người và đưa con người vận dụng khi lao động sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Cũng có thể nói nhân lực cũng chính là sức lao động của con người.

- Như vậy, nguồn nhân lực và nhân lực đều giống nhau về mặt bản chất đó là đều nói về thể lực, trí lực của con người. Nhưng mặt khác, nguồn nhân lực rộng hơn nhân lực. Nói đến nguồn nhân lực là nguồn nhân lực của con người, là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động của xã hội. Còn nói đến nhân lực là chỉ nói đến thể lực, trí lực tồn tại trong mỗi con người.

- Nhân lực của một tổ chức là toàn bộ thể lực và trí lực tức là toàn bộ lực lượng lao động hoạt động trong tổ chức đó, và cũng có thể gọi là nguồn nhân lực của tổ chức đó.

Theo đó, có thể khái niệm nhân lực Hải quan là toàn bộ thể lực, trí lực tức là toàn bộ lực lượng lao động hoạt động trong ngành hải quan, cũng có thể gọi là nguồn nhân lực Hải quan.

Cần hiểu rằng, lực lượng lao động ở đây bao gồm cả lực lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, cả lao động trí óc và lao động chân tay và cả lao động quản lý.

Một phần của tài liệu những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hải quan thành phố hà nội trong thời gian tới (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w