Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thành phố hạ long, quảng ninh (Trang 89 - 107)

5. Kết cấu đề tài

3.7. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động thành phố Hạ Long

3.7.1. Những mặt đạt được

Qua 3 năm (2010-2012) thực hiện chƣơng trình đào tạo nghề - giải quyết việc làm, Thành phố Hạ Long đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ:

Về giải quyết việc làm: Mỗi năm Thành phố giải quyết cho trên 5000 lao động có việc làm ổn định. Trong đó chủ yếu là lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Cùng với sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế của Thành phố, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn có xu hƣớng tăng nhanh, đa dạng về hình thức và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, các loại hình kinh doanh dịch vụ cũng ngày càng phát triển, mở rộng góp phần giải quyết việc làm cho số lƣợng lớn lao động trên địa bàn Thành phố.

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, tập trung phát triển những ngành kinh tế có thế mạnh nhƣ: kinh tế cảng biển, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm, ổn định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuộc sống do vậy tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm đáng kể, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2015 xuống còn 2%. Cơ cấu lao động đƣợc chuyển dịch từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp sang các ngành: du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng để phù hợp với việc đất đai bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hoá.

Về công tác đào tạo nghề: Thành phố đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nông dân mất đất do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật. Từ 2010 - 2012, Thành phố đã mở 125 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn, hoa chất lƣợng cao, chăn nuôi, phòng bệnh ở gia súc, gia cầm cho 8068 lao động. Phối hợp với Công ty may và in 27/7 mở lớp đào tạo nghề may cho 356 đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn ở các phƣờng xa trung tâm Thành phố nhƣ: Đại Yên, Việt Hƣng, Hùng Thắng. Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, đa dạng hoá các hình thức đào tạo góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề từ 59-62%.

Tóm lại, trên cơ sở thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và các chính sách của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế Thành phố Hạ Long đã có bƣớc đổi mới và phát triển theo hƣớng tích cực, hiệu quả, đó là xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, sức lao động đƣợc giải phóng, đƣợc khuyến khích tự do làm giàu chính đáng. Do vậy đã tích cực góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

3.7.2. Những tồn tại, khó khăn

Về công tác chỉ đạo, quản lý, phối hợp tổ chức các chƣơng trình còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa các ban ngành, Hội, đoàn thể trong công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo nghề - giải quyết việc làm chƣa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Việc hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng cho lao động nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Việc phối kết hợp giữa Thành phố và các cơ sở đào tạo nghề đóng trên địa bàn trong công tác hoạch định ngành nghề, nâng cao chất lƣợng đào tạo còn thiếu chặt chẽ, chƣa đáp ứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.

Thành phố Hạ Long có lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng chất lƣợng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật không đồng đều. Trong khi xu thế chung của đất nƣớc đang phát triển mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất.

Kinh phí đầu tƣ phục vụ cho chƣơng trình giải quyết việc làm nhìn chung còn ít, nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm rất lớn nhƣng nguồn vốn tăng trƣởng hàng năm đầu thấp.

Nhận thức của ngƣời dân nói chung về chƣơng trình đào tạo nghề - giải quyết việc làm còn thấp, chƣa thực sự quan tâm.

3.7.3. Nguyên nhân hạn chế

Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các hội, đoàn thể và nhận thức của ngƣời dân trong công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm chƣa thật sự đầy đủ, đúng đắn dẫn tới các bƣớc thực hiện còn chậm, kết quả không cao.

Công tác chỉ đạo từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở chƣa triệt để, công tác hƣớng dẫn, kiểm tra thực hiện, sự phối kết hợp của các cấp, ngành trong công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chƣa chặt chẽ.

Cơ chế chính sách chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế.

Lực lƣợng lao động tuy dồi dào nhƣng trình độ chuyên môn đa số còn thấp, chƣa đáp ứng kịp thời với yêu cầu của các doanh nghiệp.

Thành phố Hạ Long là một thành phố đông dân, lao động và việc làm luôn là áp lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG

ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

4.1. Định hƣớng chung

4.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

- Xây dựng Hạ Long thành một trung tâm công nghiệp lớn trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố. Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo mọi điều kiện để các ngành, các thành phần kinh tế phát triển với tốc độ cao và vững chắc, nhất là phát triển các ngành dịch vụ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Hoàn thành một bƣớc xây dựng kết cấu hạ tầng của Thành phố du lịch hiện đại văn minh, phấn đấu đƣa Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và là trung tâm du lịch có tầm vóc quốc tế trong khu vực, là địa bàn động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phƣơng khác trong toàn Tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hoá và nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, đầu tƣ tập trung để phát triển các ngành có lợi thế làm nền tảng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự chênh lệch giữa các vùng.

Trong những chính sách, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội Thành phố luôn chủ trƣơng lấy việc phát huy nguồn nhân lực con ngƣời làm yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Để đẩy nhanh, mạnh quá trình công nghiệp hoá Thành phố phải có một nguồn lực lao động có đầy đủ sức mạnh cả về thể lực lẫn trí lực vì nguồn lao động là yếu tố, điều kiện đầu vào quyết định phƣơng hƣớng, nội dung và biện pháp phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Do đó, vấn đề tạo việc làm trong điều kiện hiện nay của Thành phố với dân số khoảng 21 vạn ngƣời với lực lƣợng trên 11 vạn lao động, và đến năm 2020 dân số của Thành phố Hạ Long xấp xỉ 37 vạn ngƣời, 17 vạn lao động sẽ là những thử thách gay gắt để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra.

4.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

* Về kinh tế:

- Đƣa tỷ trọng GDP của Thành phố trong tổng GDP của toàn Tỉnh lên 42% năm 2015 và 48% vào năm 2020.

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2015 -202 là 15% / năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - du lịch - dịch vụ: Đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 55%, các ngành dịch vụ 44 % ; nông, lâm thuỷ sản 1%.

* Về xã hội:

- Đến năm 2015 giải quyết việc làm cho 5 vạn lao động (bình quân tạo việc làm 5.000 lao động/năm), Đến năm 2020 bình quân tạo việc làm 7.000/năm

- Đảm bảo tốt các nhu cầu về giao thông, điện nƣớc, nhà ở, học tập, chữa bệnh, vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân.

- Đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 1%.

- Phát triển giáo dục đào tạo của Thành phố, hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài cho phát triển Thành phố và của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỉnh. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 59% hiện nay lên 80 % vào năm 2015 và 85 - 90% vào năm 2020.

* Hướng mở rộng đô thị và phát triển không gian Thành phố Hạ Long:

Quy hoạch và phát triển Thành phố Hạ Long tƣơng xứng với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tê, chính trị, kinh tế - kỹ thuật, văn hoá của Tỉnh. Phát triển Thành phố theo hƣớng mở rộng về phía Tây (Việt Hƣng, Đại Yên), về phía Bắc (Thống Nhất, Lê Lợi) và về phía Nam (lấn biển). Trƣớc mắt cần hoàn thiện quy hoạch phát triển không gian đô thị. Kết hợp cải tạo khu đô thị cũ và mở rộng đô thị mới theo quy hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu về quy hoạch kỹ thuật đô thị, kiến trúc và các chỉ tiêu khác của một đô thị hiện đại văn minh.

Quy hoạch không gian Thành phố theo hƣớng hình thành 5 khu vực chính: Khu trung tâm Thành phố gồm các phƣờng: Hồng Gai, Bạch Đằng, Trần Hƣng Đạo, Hồng Hải, Hồng Hà là hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá thể thao, thƣơng mại du lịch.

Khu công nghiệp và than, bao gồm các phƣờng: Hà Phong, Hà Tu, Hà Trung, Hà Lầm, Hà Khánh và Cao Thắng.

Khu công nghiệp và cảng biển, bao gồm các phƣờng: Cao Xanh, Yết Kiêu, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Hà Khẩu.

Khu du lịch gồm các phƣờng: Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Khu phụ cận gồm các phƣờng: Việt Hƣng, Đại Yên.

Quản lý chặt chẽ đất đai nội, ngoại thị, kể cả khu vực lấn biển và đất đồi núi. Sử dụng quỹ đất có hiệu quả đúng quy hoạch. Tăng cƣờng quản lý quy hoạch và sử dụng đất theo quy hoạch của Tỉnh và Thành phố.

4.1.2. Dự báo về lao động việc làm trong giai đoạn mới

Cùng với tiến trình đổi mới của Tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung, kinh tế Thành phố Hạ Long đã có thêm nhiều thuận lợi để ngày càng thực hiện tốt hơn một trong những quan điểm chỉ đạo cơ bản về phát triển bền vững của Đảng là: “Tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tốt các vấn đề xã hội”. Trong đó, vấn đề xã hội quan trọng hơn cả là giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Đến năm 2015 dân số Thành phố Hạ Long khoảng 450.000 ngƣời, trong đó nội thành khoảng 340.600 ngƣời, tăng 0.15 lần so với năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số vào khoảng 0.85%/năm và mức giảm tỷ suất sinh là 0,2%.

Theo tính toán của Phòng LĐTBXH Thành phố, đến năm 2015 có khoảng trên 6.000 ngƣời lao động không có việc làm. Thành phố đã đề ra mục tiêu giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 5000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động bình quân mỗi năm đạt từ 80 đến 100 ngƣời. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dƣới 2% và tăng tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2015. Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp sang các ngành kinh tế khác, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Nâng tỷ lệ lao động qua tào tạo từ 59% (năm 2010) lên 70% vào năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55% - 60%.

4.2. Một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động thành phố Hạ Long trong giai đoạn tới trong giai đoạn tới

Kinh nghiệm trong những năm gần đây cho thấy, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động muốn đạt hiệu quả cao và bền vững nhất thiết phải gắn liền với các chƣơng trình phát triển kinh tế của Thành phố, của Tỉnh mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH là trục xuyên suốt, vì qua đó tạo nguồn cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tƣ mới, các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển dịch vụ.

4.2.1. Nhóm giải pháp chung về cơ chế chính sách

Xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế để sử dụng có hiệu quả năng lực nguồn lao động, xây dựng chính sách hƣớng vào sử dụng toàn bộ lao động trên cơ sở số lƣợng và chất lƣợng nguồn lao động ngày càng đƣợc nâng cao. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuất để tạo việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động, tránh nguy cơ đẩy họ vào chỗ thất nghiệp.

- Trên cơ sở pháp luật của Nhà nƣớc, tăng cƣờng vai trò quản lý của các cấp, các ngành trong lĩnh vực giải quyết việc làm. Khuyến khích và tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi giúp ngƣời lao động mở rộng sản xuất tạo việc làm cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Giải quyết việc làm tại chỗ cho ngƣời lao động, sử dụng triệt để sức lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động và tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.

- Thành phố cần có chính sách thu hút và đãi ngộ thích hợp tạo điều kiện tiếp nhận các nhà quản lý giỏi, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, lao động có kinh nghiệm... đến sinh sống và làm việc tại Thành phố. Ban hành các chính sách ƣu đãi để khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt, triệt để Luật đầu tƣ trong nƣớc, luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt có ý nghĩa thiết thực với đặc điểm của Thành phố có Vịnh Hạ Long là di dản thiên nhiên thế giới, ngành du lịch đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế của Thành phố. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động trong lĩnh vực du lịch là hết sức cần thiết.

- Cơ chế chính sách đối với quản lý trong ngành du lịch:

+ Tạo đƣợc hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động du lịch phát triển song song với các hoạt động thƣơng mại trên địa bàn.

+ Phòng Thƣơng mại du lịch Thành phố kết hợp với Sở du lịch Quảng Ninh và Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch tƣ vấn cho UBND Thành phố.

+ Tạo các cơ chế chính sách phối hợp liên ngành, xây dựng các văn bản cam kết, quy định liên nghành để phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thành phố hạ long, quảng ninh (Trang 89 - 107)