Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thành phố hạ long, quảng ninh (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu đề tài

3.6.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Thành phố thƣờng xuyên phối hợp với các phƣờng; các cơ sở dạy nghề của Tỉnh và Tỉnh ngoài nhằm tuyên truyền, thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm đến ngƣời dân địa phƣơng. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền. Thông qua các sàn giao dịch việc làm hàng tháng, các chợ phiên việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời có nhu cầu học nghề tiếp xúc trực tiếp với các cơ sở đào tạo nghề, trao đổi thông tin, đãng ký học nghề…

Thông qua chƣơng trình điều tra thực trạng lao động - việc làm - thất nghiệp hàng năm, Thành phố thống kê nắm nguồn lao động có nhu cầu tìm việc làm, học nghề, sự chuyển dịch cơ cấu lao động của các khu vực, trong đó có vùng nông thôn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa, từ đó có kế hoạch đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề: sơ cấp, trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cấp, cao đẳng nghề, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, dạy kèm nghề, truyền nghề… Đặc biệt chú trọng hình thức đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật.

Hiện tại trên địa bàn Thành phố có 17 trƣờng, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề, bao gồm: 01 trƣờng cao đẳng nghề, 03 trƣờng Trung cấp nghề, 02 trƣờng cao đẳng chuyên nghiệp có dạy nghề, 02 trung tâm dạy nghề và 9 cơ sở dạy nghề khác.

Các trƣờng nghề, cơ sở đào tạo nghề đều chủ động khai thác thông tin, giới thiệu việc làm, ký kết hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp, tạo việc làm cho học viên sau khi ra trƣờng. Tỷ lệ học sinh sau khi ra trƣờng có việc làm trung bình chiếm hơn 60%. Nhiều cơ sở đào tạo nghề có tỷ lệ học sinh ra trƣờng có việc làm cao nhƣ: Trƣờng trung cấp nghề xây dựng và công nghiệp Quảng Ninh (90%); trƣờng cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm (75%).

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thành phố hạ long, quảng ninh (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)